Nhà đất Hà Nội, TP HCM: Giàu thêm nhà, nghèo thêm lo

“Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo” – TS Lê Xuân Nghĩa nói về thị trường bất động sản, nơi giá nhà bị đẩy lên phi lý vì khan hiếm kéo dài.

Giá nhà ngày càng tăng vì đâu?

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, tại Hà Nội, giá chung cư tăng khoảng 5% so với cuối quý IV/2024. Các dự án mở bán trong quý I tại Hà Nội đều trên 50 triệu đồng/m2, cá biệt có dự án có giá 110 triệu đồng/m2.

Tại TP HCM, mức tăng khoảng 3 - 4% so với quý trước, mức giá dao động trong khoảng 30 – 60 triệu đồng/m2. Đặc biệt có dự án tại Thủ Thiêm có giá mở bán tương đối “rẻ” so với mặt bằng thị trường hiện nay, từ 27- 31 triệu đồng/m2.

Đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội vẫn tăng khoảng 5% - 10% so với quý trước đó, mức giá phổ biến trong khoảng 100 - 200 triệu đồng/m2. Tại TP HCM, phân khúc này có mức tăng nhẹ hơn, khoảng 3% - 5%, mức giá rao bán phổ biến từ 90 - 250 triệu đồng/m2.

Ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng lý giải, sự hạn chế về nguồn cung bất động sản và giá nhà tăng cao so với khả năng chi trả của đa số người dân có nguyên nhân là do các dự án gặp khó khăn trong thủ tục đầu tư; thủ tục chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án chậm; doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn tín dụng, phát hành và thanh toán trái phiếu, bán hàng...

Theo ông Hưng, nhìn chung, mức tăng thu nhập của người dân chưa theo kịp đà tăng của giá nhà ở, dẫn đến khả năng sở hữu thực tế của đa số người trẻ vẫn rất hạn chế.

Ông Hưng tính toán để mua được một căn nhà trung bình 70m2, giá bán 3-4 tỷ đồng tại các đô thị lớn, người trẻ phải cần tới 20-25 năm thu nhập. Con số này cho thấy tỷ lệ giá nhà/thu nhập ở Việt Nam thuộc nhóm rất cao, rất khó tiếp cận.

Ông Hưng cũng cho rằng, tỷ lệ sở hữu cao phần lớn do các thế hệ trước đã có đất và tự xây nhà từ khi giá đất còn thấp, với chi phí rất thấp so với giá thị trường hiện tại. Nhiều người trẻ ngày nay khi tách hộ hoặc nhập cư ra thành phố không còn cơ hội mua đất tự xây như trước, mà buộc phải tiếp cận nhà ở thương mại với giá cao gấp hàng chục lần thu nhập. Tạo ra nhiều nghịch lý, khi những người trẻ độc lập tách hộ, lập nghiệp lại rất khó mua được nhà ở thời điểm hiện tại.

nhadat-1.png
Giá nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM vượt quá khả năng chi trả của nhiều người.

“Thực tế cho thấy phần lớn cặp vợ chồng trẻ ở đô thị có thu nhập trung bình 20-30 triệu đồng/tháng đều phải thuê nhà hoặc sống cùng gia đình, rất ít người đủ tích lũy mua nhà thương mại khi chạm ngưỡng 30 tuổi nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình hoặc các chương trình tín dụng ưu đãi”, ông Hưng cho hay.

Giá nhà vượt khả năng chi trả của phần lớn người dân

TS Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện giá bất động sản vẫn “neo” ở mức quá cao, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân.

“Chúng ta thường nghe những lời quảng cáo về các thành phố hoa lệ, nhưng thực chất, hoa là cho người giàu, còn lệ là của người nghèo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu nguồn cung nghiêm trọng suốt thời gian dài, khiến giá nhà bị đẩy lên phi lý”, ông Nghĩa nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam phân tích thêm một trong những lý do khiến giá nhà tại TP HCM luôn cao hơn Hà Nội, vì số lượng dự án được phê duyệt mới quá ít.

“Khi nguồn cung hạn chế và chỉ nằm trong tay một vài doanh nghiệp lớn, thị trường sẽ mất tính cạnh tranh và giá bị đẩy lên cao”, ông Thanh nói.

Không chỉ vậy, ông Thanh cho rằng các quy định pháp lý hiện hành khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có cơ hội tiếp cận thị trường do phải tự thỏa thuận giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, những bất cập trong công tác quy hoạch, phê duyệt dự án cũng khiến nhóm doanh nghiệp yếu thế trong cuộc đua.

Giai đoạn thị trường bị siết nguồn cung đã để lại hậu quả nặng nề, không chỉ cho người mua mà cả nhà phát triển dự án. Do đó, ông Thanh kiến nghị các cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Xây dựng, cần cải cách thủ tục hành chính hơn nữa và có thêm giải pháp để điều chỉnh những bất hợp lý hiện nay.

“Chỉ khi thị trường được khơi thông, pháp lý minh bạch và nguồn cung đa dạng, giá nhà mới có thể quay về mức hợp lý, đáp ứng được nhu cầu ở thực của người dân”, ông Thanh nhấn mạnh.

*Tiêu đề và Sapo đã được Vietnamdaily thay đổi.

Bình Thuận: Nhà thầu nào trúng gói xây trường Thuận Minh 1?

Vượt 2 đối thủ, Liên danh Thanh Trúc – NAA trúng gói thầu 7,5 tỷ đồng xây Trường Tiểu học Thuận Minh 1 (xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc).

3 nhà thầu cạnh tranh

Dự án xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo một số hạng mục công trình tại Trường Tiểu học Thuận Minh 1 (xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc) được Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 400/QĐ-SKHĐT ngày 26/11/2024, với tổng mức đầu tư 11,662 tỷ đồng. Dự án nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.

Hà Nội: Gói sửa chữa trường ĐH KHXH&NV về tay Công ty 911

Công ty 911 tiếp tục “một mình một ngựa” giành gói cải tạo gần 7,7 tỷ tại Trường ĐH KHXH&NV, điều gì khiến nhà thầu này luôn chiếm trọn niềm tin của ĐHQGHN?

Không đối thủ cạnh tranh

Ngày 16/5/2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ban hành Quyết định số 2461/QĐ-ĐHQGHN, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đợt 2 cho công trình “Cải tạo, sửa chữa nhà G, sân trường - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, gồm 5 gói thầu, với tổng giá trị 8,097 tỷ đồng. Sau đó, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường ĐHKHXH&NV) được giao làm đại diện chủ đầu tư.

TP Thủ Dầu Một đã chọn được nhà thầu thi công trường học Chánh Nghĩa

Sau hơn 1 tháng từ khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, TP Thủ Dầu Một đã “chốt” được đơn vị thi công công trình cải tạo Trường Tiểu học Nghĩa Chánh.

Gói thầu có 5 nhà thầu cạnh tranh

Trước đó, ngày 4/4/2025, UBND TP Thủ Dầu Một có Quyết định số 1346/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa Trường Tiểu học Chánh Nghĩa, với tổng mức đầu tư xây dựng 4,004 tỷ đồng.