![]() |
Nhân viên Y tế đang lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
![]() |
Nhân viên Y tế đang lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
F0 cách ly tại nhà có nguy hiểm với hàng xóm?
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Ngành y tế đã có các bệnh nhân F0, F1 đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà.
Ngày 20/8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết thành phố có 40.451 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà.
Theo đó, trong số 40.451 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, có 19.243 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 21.208 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.
Thời gian này, một số người dân thắc mắc liệu F0 cách ly tại nhà có thể lây nhiễm cho hàng xóm không? Hàng xóm của F0 nên làm những gì?
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), khi đội ngũ y tế, bác sĩ cho người F0 trở về sớm, sẽ lưu ý không cho lây trong gia đình và đặc biệt là không cho lây ra cộng đồng.
Thông thường, virus SARS-CoV-2 lây bệnh cho người, đến ngày thứ 8 hoặc ngày thứ 10, lượng virus sẽ giảm rất thấp và chuẩn bị hết bệnh. Người nào bị nặng quá thời gian thì do bội nhiễm, nhiễm thêm vi khuẩn khác.
“Chính vì vậy ở nước ngoài họ tính toán, đến 10 ngày xét nghiệm âm tính sẽ cho bệnh nhân về hoặc ngày thứ 7 xét nghiệm RT-PCR, khi kết quả xét nghiệm cho âm tính hoặc ở mức dương tính nhưng không đủ nồng độ lây được”, bác sĩ Khanh cho biết.
Theo bác sĩ Khanh, hiện nay trên thế giới, người ta đã chứng minh, xét nghiệm RT-PCR là phương pháp đo được nồng độ của virus trong vòm họng, nếu nồng độ thấp sẽ không lây được. Giá trị CT giúp phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh Covid-19.