Ếch cô đơn nhất TG vui mừng thoát "kiếp FA" trước Valentine

(Kiến Thức) -  Suốt 10 năm sống trong cô đơn tại trung tâm bảo tồn Bolivia, cuối cùng chàng ếch cô đơn có tên Romeo cũng thoát được kiếp FA khi các nhà nghiên cứu tìm thấy ếch cái Juliet ngoài tự nhiên hoang dã.

Chú ếch cô đơn Romeo là một chú ếch Sehuencas họ Leptpdactylidae, được các nhà khoa học phát hiện ra vào năm 2008 và đưa đến bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Alcide ở Cochabamba, Bolivia.
Romeo cũng được cho là con đực đại diện cuối cùng của loài. Chính vì thế, các nhà khoa học luôn nỗ lực giúp Romeo duy trì nòi giống.
Đáng tiếc, suốt 10 năm qua, Romeo càng nỗ lực sinh sản thì lại càng tuyệt vọng, không có bất cứ hậu thế nào của Romeo được sinh ra.
Ech co don nhat TG vui mung thoat
 
Các nhà khoa học cho rằng, vì không có con ếch Sehuencas nào khác được phát hiện. Chú ếch Romeo đã phải sống kiếp sống cô đơn, vắng vẻ suốt hàng chục năm.

Mời quý vị xem video: Những loài động vật nhỏ vô cùng đáng yêu

Thế nhưng, mới đây, khi các nhà khoa học ở Bolivia thực hiện chuyến thám hiểm trong một khu rừng nhiệt đới, họ bất ngờ phát hiện con ếch Sehuencas thứ hai, tuyệt vời hơn, con ếch này là ếch cái. Họ đặt tên cho con ếch cái này là Juliet và quyết định sẽ đưa Juliet về với Romeo.
Ech co don nhat TG vui mung thoat
 
Khi được giới thiệu với nhau, Romeo rất bình tĩnh, thoải mái và không di chuyển nhiều thế nhưng chú ta có chút nhút nhát và chậm chạp. Ngược lại, con ếch cái Juliet rất năng động, nhiều lần muốn trốn thoát khỏi nơi nuôi nhốt.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng ếch Romeo và Juliet sẽ có một cái kết hạnh phúc, sinh con đẻ cái và duy trì dòng dõi ếch Sehuencas đời sau thật lâu.
Được biết, cùng với ếch cái Juliet, các nhà khoa học còn phát hiện thêm 4 con ếch Sehuencas khác, gồm 3 đực và 1 cái. Tất cả đều được đưa về bảo tàng. 

Ảnh nghi sư tử cái “ăn thịt” con và sự thật "té ngửa"

(Kiến Thức) - Thoạt nhìn, hình ảnh sư tử ăn thịt con khiến nhiều người không khỏi rợn tóc gáy, cho rằng cạnh tranh sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã thực sự đáng sợ và khốc liệt, ngay cả tình mẫu tử cũng không còn, nhưng thực ra...

Mới đây, trong chuyến du lịch, khám phá thiên nhiên hoang dã ở khu bảo tồn Maasai, Kenya, nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Andreas Hemb ghi được những hình ảnh đáng kinh ngạc về cuộc sống của những con sư tử, khiến người xem vô cùng thích thú.
Có một hình ảnh thoạt nhìn như sư tử ăn thịt con khiến nhiều người không khỏi rợn tóc gáy.

Kỳ thú loài ếch “đại gia”, đặc sản tiến vua xưa ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Loài ếch hương là loài ếch đặc biệt trên núi Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), vốn là loại đặc sản xưa kia chỉ dùng để tiến vua ở nước ta và chỉ sống được ở những nơi có địa hình cao.
 

Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam
 Loài ếch hương có thân hình màu nâu đen, kích thước nhỏ, chỉ nặng trung bình khoảng 200g - 300g/con. Loài ếch này sống nhiều ở những con suối nhỏ có nhiều hang đá. Ảnh chiecthiavang.
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-2
 Tại miền Bắc, Lạng Sơn là tỉnh duy nhất tìm thấy ếch hương. Ảnh blogspot.
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-3
 Dưới ngực ếch hương có một lớp gai mầu tím. Ếch hương sẽ khoanh tay lại khi ta đụng tay vào vị trí này của chúng. Ảnh blogspot.
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-4
 Đặc biệt, ếch hương chỉ sống được ở những nơi có địa hình cao, khí hậu lạnh. Nếu đưa ếch hương ra ngoài môi trường có nhiệt độ 30 độ C là ếch sẽ chết. Ảnh cungphuot.
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-5
Ếch hương rất hiền. Chúng thường ra ngoài săn mồi vào ban đêm. Chúng có thể thay đổi màu sắc tùy môi trường sống. Ảnh youtube. 
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-6
 Ếch hương còn được gọi là ếch "đại gia", ếch vương, ếch công nương và người Dao địa phương vẫn thường gọi là “Tồng Keng” - theo tiếng dân tộc có nghĩa là ếch lớn. Ảnh blogspot.
Ky thu loai ech “dai gia”, dac san tien vua xua o Viet Nam-Hinh-7
Điểm thu hút độc đáo của ếch vương đó chính là tiếng kêu vang dội và mùi hương “quyến rũ”. Nguời dân tộc Dao đỏ thường tự hào mà nói rằng, thực khách khi ăn một miếng thịt ếch này sẽ có cảm giác giống như da thịt của một công nương cổ xưa, nồng nàn và dịu, hương vị ngây ngất, rất dễ khiến con người ta say đắm. Xưa, ếch hương là đặc sản dùng cống nạp lên vua chúa, chỉ những phần thừa sau đợt cống nạp người dân mới được phép ăn nên người ta còn gọi là ếch tiến vua.