Dự thảo 3 Nghị định về Kinh doanh xăng dầu tác động sao đến Petrolimex và PV Oil?

(Vietnamdaily) - Dự thảo 3 Nghị định về Kinh doanh xăng dầu 2024 nhìn chung tạo điều kiện tốt hơn cho các thương nhân đầu mối xăng dầu trong việc quyết định giá bán.

Bộ Công Thương công bố bản dự thảo Nghị định lần 3 về kinh doanh xăng dầu, dự kiến sẽ thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023.
Nhìn chung, dự thảo lần 3 vẫn duy trì mục tiêu của dự thảo lần 2 là: (1) Cho phép các thương nhân phân phối xăng dầu tự định giá bán lẻ xăng dầu trong phạm vi giá trần do Chính phủ quy định và (2) Giảm số khâu trung gian.
Những thay đổi đáng kể so với dự thảo lần 2 là: Theo dự thảo lần 3, chi phí kinh doanh định mức sẽ được điều chỉnh hàng năm dựa trên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bởi BCT và Bộ Tài chính (Hình 1). Các thương nhân đầu mối/phân phối xăng dầu sẽ ấn định giá bán lẻ dựa trên chi phí tạo nguồn (chi phí đầu vào) và các khoản liên quan cộng với chi phí kinh doanh định mức và lợi nhuận định mức, miễn là thấp hơn giá trần. Điều này khác với dự thảo lần 2, vốn cho phép các thương nhân đầu mối/phân phối xăng dầu xác định tổng chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức (dao động từ 1.800 đồng-2.500 đồng) để tính giá bán lẻ.
Đồng thời, dự thảo này ấn định số ngày tồn kho là 20 ngày, so với 30 ngày trong dự thảo lần 2.
Ngoài ra, dự thảo này cũng ấn định chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu là 7 ngày, so với 7 hoặc 15 ngày trong dự thảo lần 2.
Theo quan điểm của Chứng khoán Vietcap (VCSC), dự thảo lần 3 sẽ có tác động tương tự hoặc tích cực hơn một chút đối với các thương nhân phân phối xăng dầu so với dự thảo lần 2, vì dự thảo này phản ánh chi phí kinh doanh thực tế của các nhà phân phối xăng dầu tốt hơn. Tác động tích cực của việc giảm số ngày tồn kho từ 30 xuống 20 ngày và giảm chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ 7 - 15 ngày xuống 7 ngày sẽ bù đắp cho tác động tiêu cực nhẹ từ việc thay đổi cách tính giá bán lẻ.
Ngoài ra, một trọng điểm khác tại dự thảo lần 3 là cho phép thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không đàm phán giá nhiên liệu máy bay với khách hàng dựa trên cơ chế thị trường, điều mà VCSC tin rằng sẽ hỗ trợ cho mảng kinh doanh nhiên liệu máy bay của Petrolimex (PLX) trong dài hạn.
VCSC nhận thấy không có rủi ro đáng kể trong dự báo lợi nhuận của PLX. VCSC hiện thận trọng giả định mức tăng về lợi nhuận gộp trên mỗi lít lần lượt là 15/13 đồng (1% YoY/1% YoY) trong năm 2025 và 2026.
Du thao 3 Nghi dinh ve Kinh doanh xang dau tac dong sao den Petrolimex va PV Oil?
 
Còn theo Chứng khoán MBS, tinh thần chung của Nghị định là tạo điều kiện cho các thương nhân đầu mối xăng dầu tự quyết định giá bán, giảm các quy trình tính toán giá cơ sở liên quan, phản ánh tốt hơn biến động chi phí kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Theo đó, MBS cho rằng các doanh nghiệp với thị phần lớn như Petrolimex (PLX) và PV Oil (OIL) có thể được hưởng lợi nhiều nhất.
MBS cho rằng bản Dự thảo 3 Nghị định về Kinh doanh xăng dầu đã hướng tới việc phản ánh sát sao hơn chi phí kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thông qua việc giảm thời gian điều hành của một số khoản mục trong công thức giá bán tối đa, từ đó theo sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và các chi phí vận tải, bốc dỡ, hao hụt liên quan.
Ngoài ra, Dự thảo cũng đơn giản hóa quá trình tính toán giá xăng dầu bán lẻ khi không còn quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Trên thực tế, việc duy trì và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã gặp nhiều bất cập trong thời gian vừa qua khi: (1) Một số thời điểm, quỹ bị âm khi giá xăng dầu thế giới tăng cao đột biến với biên độ lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các thương nhân, (2) Một số doanh nghiệp đã lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích Quỹ Bình ổn giá.
MBS cho rằng biến động giá thực tế giữa kỳ điều hành giá xăng dầu bán lẻ hiện tại (7 ngày/lần) không phải quá lớn, ngoài ra vẫn có nhiều công cụ bình ổn giá khác ngoài sử dụng Quỹ, do đó việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là không quá cần thiết.
MBS cho rằng các thay đổi chính nói trên sẽ hỗ trợ nhiều nhất cho các thương nhân đầu mối xăng dầu có thị phần lớn với khả năng kiểm soát tốt các chi phí đầu vào như Petrolimex và PV Oil (OIL). Mặc dù vậy, Dự thảo cũng có yêu cầu khắt khe hơn với các điều kiện để trở thành thương nhân đầu mối này.

VCSC: Dự báo lợi nhuận 2024 của PLX sẽ tăng 28% lên 3,6 nghìn tỷ

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có điều chỉnh giảm 2% giá mục tiêu xuống còn 37.000 đồng/cổ phiếu nhưng giữ nguyên khuyến nghị Khả quan cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX).

VCSC giảm giá mục tiêu của PLX chủ yếu do (1) điều chỉnh giảm 5,7% dự báo tổng lãi ròng giai đoạn 2024-2028 (tương ứng -8,8%/-6,8%/-5,0%/-4,4%/-4,7% cho các năm 2024/25/26/27/28), một phần được bù đắp bởi (2) lượng tiền mặt và đầu tư ngắn hạn cao hơn 8,4% so với dự kiến vào cuối quý 4/2023.

Lợi nhuận sau thuế giảm là do VCSC nâng dự phóng tổng chi phí bán hàng & quản lý (SG&A) của PLX giai đoạn 2024-2028, ảnh hưởng nhiều hơn so với mức tăng nhẹ trong giả định lợi nhuận gộp/lít.

Petrolimex: Lợi nhuận ròng quý 1 bùng nổ 73%, cổ phiếu được định giá 43.800 đồng

(Vietnamdaily) - Petrolimex (PLX) ghi nhận lợi nhuận ròng quý 1/2024 đạt 1.073 tỷ đồng, tăng 73,2% so với cùng kỳ, tương đương 38% lợi nhuận ròng cả năm 2023. Với tiềm năng tăng trưởng, cổ phiếu PLX được MBS ra khuyến nghị KHẢ QUAN.

Petrolimex: Loi nhuan rong quy 1 bung no 73%, co phieu duoc dinh gia 43.800 dong
 

Lũy kế cả năm 2023, lợi nhuận ròng của Petrolimex (PLX) đạt mức 2,812 tỷ VNĐ, tăng 94% so với mức nền thấp năm 2022, chủ yếu nhờ thương vụ thoái vốn khỏi PGBank.

Kinh doanh thua lỗ, NSH Petro của ông Mai Văn Huy muốn vay nước ngoài 343 triệu USD

(Vietnamdaily) - CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HoSE: PSH) vừa quyết định lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án khoản vay nước ngoài 343 triệu USD.

Theo đó, NSH Petro sẽ vay Global Wise Investments và BIDV là các bên cho vay ban đầu. Còn Berhero Pty Limited Trading as Acuity Funding (AF) với tư cách là bên thu xếp, quản lý khoản vay, đại lý của các bên tài trợ và đại lý bảo đảm.

Các khoản tín dụng bằng USD tới 343 triệu USD, trong đó ngắn hạn không quá 103,15 triệu USD, dài hạn không quá 190 triệu USD và tín dụng dài hạn không qua 50 triệu USD. Đối với khoản vay dài hạn bằng VNĐ thì số tiền tối đa là 400 triệu đồng.