Điều trị COVID-19 bằng huyết tương có hiệu quả và an toàn?

(Kiến Thức) - Theo FDA, điều trị COVID-19 bằng huyết tương có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân khi được sử dụng trong ba ngày đầu nhập viện.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt việc sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã bình phục làm phương pháp điều trị trong trường hợp khẩn cấp.
FDA cũng xác định việc điều trị COVID-19 bằng huyết tương là một cách tiếp cận an toàn sau khi phân tích 20.000 bệnh nhân đã được điều trị. Cho đến nay, 70.000 bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị bằng huyết tương, FDA cho biết.
“Đây dường như là một sản phẩm an toàn, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng", Peter Marks, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA cho hay. Tuy nhiên, FDA cho biết cần phải nghiên cứu kỹ hơn để chứng minh liệu phương pháp điều trị COVID-19 bằng huyết tương có hiệu quả hay không.
Dieu tri COVID-19 bang huyet tuong co hieu qua va an toan?
FDA xác định việc điều trị bằng huyết tương là một cách tiếp cận an toàn sau khi phân tích 20.000 bệnh nhân đã được điều trị.
Huyết tương là chất lỏng màu vàng nhạt và trong suốt chiếm từ 55%-65% tổng lượng máu trong cơ thể. Khi một người nhiễm COVID-19, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Kháng thể tập trung trong huyết tương.
Dùng huyết tương điều trị cho bệnh nhân COVID-19 chỉ mới có kết quả ban đầu về an toàn. Còn về hiệu quả điều trị, các chuyên gia đánh giá cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng nữa mới có thể đánh giá chính xác.
Phương pháp điều trị bằng huyết tương đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1892 để ngăn chặn bệnh bạch hầu, sau đó ngăn chặn bệnh cúm Tây Ban Nha vào năm 1918.
Đến nay chưa có câu trả lời chính xác điều trị bằng huyết tương an toàn hay không, tuy nhiên kết quả nghiên cứu ban đầu rất đáng khích lệ.
Tháng 6/2020, hệ thống bệnh viện trường đại học Mayo Clinic ở Mỹ đã theo dõi quá trình truyền huyết tương trong 20.000 bệnh nhân và nhận thấy tỉ lệ bị phản ứng phụ rất thấp.
Tiến sĩ Scott Wright, người chủ trì công trình nghiên cứu, chia sẻ: "Chúng tôi kết luận sử dụng huyết tương giai đoạn bình phục là an toàn".

Mời độc giả theo dõi video "Cuba hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19". Nguồn: VTC Now.

Để đánh giá hiệu quả, các chuyên gia nhất trí cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng nữa để so sánh phương pháp điều trị bằng huyết tương với quy trình điều trị chuẩn.
Một nghiên cứu khác của hệ thống bệnh viện Mayo Clinic cho thấy tỉ lệ tử vong có giảm ở các bệnh nhân được tiêm huyết tương sớm với liều kháng thể cao.
Tuy nhiên, đây không phải là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, chưa qua giai đoạn bình duyệt đồng nghiệp (các chuyên gia cùng lĩnh vực đánh giá khoa học) và không sử dụng giả dược (placebo).
Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đang tiến hành một nghiên cứu song song nhằm sử dụng huyết tương tạo miễn dịch đối với virus SARS-CoV-2 trước khi bệnh nhân mắc bệnh.
Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp truyền huyết tương chưa nhiều nên các quốc gia vẫn đang mở rộng phạm vi nghiên cứu.

Ghi nhận thêm 4 bệnh nhân COVID-19, chủ yếu “nhập khẩu”, VN tổng 249 ca

(Kiến Thức) - 18h chiều ngày 7/4, Bộ Y tế thông báo có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến nay lên 249 ca. Trong đó, 3/4 ca bệnh mới là người từ nước ngoài về được cách ly tập trung ngay.

Thông tin cụ thể 4 bệnh nhân COVID-19 mới Bộ Y tế công bố ngày 7/4 gồm:

Ca bệnh số 246 là nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (LB Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 06/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân COVID-19 số 247 quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là nam quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Bệnh nhân hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 124 dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần.

Ngày 26/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Tại khu cách ly tập trung, bệnh nhân ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.

Ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca
Ảnh minh họa. 
Ca bệnh số 248 quốc tịch Việt Nam, làn nam 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.
Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.
Ca bệnh 249 là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.
Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, tới thời điểm này, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 249 trường hợp, trong đó 122 người đã được điều trị khỏi.

Đáng chú ý, trong số 249 bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam, có 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 93 người lây nhiễm thứ phát trong đó 63 người thuộc ổ dịch nội địa.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca-Hinh-2

Bệnh nhân COVID-19 nặng có bệnh nền vì sao dễ tử vong?

(Kiến Thức) - Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, nhiều bệnh nhân COVID-19 giai đoạn này diễn biến xấu, tăng nặng, nguy kịch rất nhanh. Phần lớn là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.

Tính đến sáng 31/7, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, đã có những bệnh nhân nặng, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao: BN 416, BN 418, BN 431, BN 436, BN 437, BN 438… Ngoài ra, một số bệnh nhân có tiến triển nặng lên như BN 429, BN 426, BN 427, BN 430, BN 422, BN 433... Phần lớn bệnh nhân nặng trong số này đề là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, khi mắc COVID-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…

Ăn ngay những loại trái cây này để đánh bay độc tố khỏi cơ thể

(Kiến Thức) - Bưởi, dứa, táo, đu đủ, dưa hấu là những loại trái cây phổ biến, có giá thành rẻ tại Việt Nam nhưng lại có khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể rất hiệu quả.
 

An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the
 Bưởi là một loại trái cây rất giàu chất xơ và vitamin. Trong bưởi có chứa pectin - một loại chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu và hỗ trợ bài tiết cơ thể hiệu quả. Ảnh: caycanhhanoi.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-2
 Pectin còn có khả năng ngăn ngừa các kim loại nặng gây hại cho cơ thể. Ảnh: tienphong.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-3
 Dứa cũng là loại trái cây có tác dụng đánh bay độc tố khỏi cơ thể rất hiệu quả. Ảnh: thuocdantoc.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-4
 Dứa chứa một loại enzyme kích thích sự hoạt động của axit clohydric trong dạ dày, nhờ đó giúp điều trị chứng viêm đường tiết niệu và hỗ trợ hệ nội tiết làm việc tốt hơn. Ảnh: tieudungvne.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-5
 Nếu muốn cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố, bạn hãy ăn táo mỗi ngày. Ảnh: thuocdantoc.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-6
 Trong mỗi quả táo đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ảnh: foods.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-7
 Bạn cũng có thể ăn đu đủ để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Ảnh: vgcloud.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-8
 Đu đủ giúp hệ tiêu hóa của bạn làm việc trơn tru hơn, làm dịu cảm giác căng thẳng, đẹp dáng, đẹp da và chống trầm cảm hiệu quả. Ảnh: znews.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-9
 Dưa hấu cũng là loại trái cây không thể vắng mặt khỏi danh sách trái cây giúp thải độc cho cơ thể được. Ảnh: vinmec.
An ngay nhung loai trai cay nay de danh bay doc to khoi co the-Hinh-10
 Dưa hấu có khả năng thanh lọc cơ thể, lợi tiểu và hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày cùng huyết áp thấp. Ảnh: thanhnien.