Điều kỳ diệu: Cứu thai phụ mắc COVID-19, phổi hư hỏng nặng

Thai phụ này mắc hội chứng ARDS, phổi hư hỏng nặng, phải đặt ống nội khí quản. Các thiết bị y tế không có tác dụng với thai phụ khiến điều dưỡng phải liên tục bóp bóng.

Đây là trường hợp được điều trị tại Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (đóng ở Bệnh viện Quốc tế City). Cơ sở này mới đi vào hoạt động được 3 tuần gần đây.

Theo PGS.TS Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, thai phụ này mắc hội chứng ARDS, phổi hư hỏng nặng, phải đặt ống nội khí quản. Các thiết bị y tế không có tác dụng với thai phụ khiến điều dưỡng phải liên tục bóp bóng.

"Chúng tôi đã bàn với các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương về phương án tối ưu để cứu trường hợp này. Khi đó, chúng tôi cũng không dám nói ra sự vô vọng của bệnh nhân", PGS Khôi chia sẻ.

Dieu ky dieu: Cuu thai phu mac COVID-19, phoi hu hong nang

Các y bác sĩ làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực đặt ở Bệnh viện Quốc tế City. Ảnh: Nam Thái.

May mắn, thai phụ - cũng là bệnh nhân diễn biến nặng đầu tiên tại trung tâm này - đã được cứu trong gang tấc. Giữa đêm, các bác sĩ hội chẩn liên tục, hối hả giữ lại hy vọng cứu bệnh nhân. Cuối cùng, các chức năng sống của thai phụ cũng dần hồi phục.

Theo PGS Khôi, đây là kỳ tích đầu tiên các bác sĩ tại trung tâm hồi sức này lập được. Dẫu vậy, thai nhi khi đó được 29 tuần tuổi đã vĩnh viễn không thể chào đời.

Thai phụ trên là một chủ nhà trọ tại TP.HCM. Khi thành phố giãn cách, người này quyết định không thu phí trọ, cung cấp bữa ăn miễn phí cho sinh viên. Không may, thai phụ này bị lây nhiễm nCoV từ một sinh viên ở trọ và diễn biến nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo thống kê của Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong tuần qua, 21/101 người bệnh tại đây đã được điều trị và đưa về tuyến dưới. Cơ sở này còn 50 bệnh nhân thở máy và 49 người phải thở oxy dòng cao (HFNC).

PGS Khôi chia sẻ khó khăn: "Lúc này, chúng tôi rất cần các bác sĩ hồi sức tích cực. Thông thường, ngành y tế phải mất 5-7 năm để đào tạo một bác sĩ hồi sức tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian này, chúng tôi phải chọn nhân lực, đào tạo trên mô hình và đưa vào làm thực tế ngay, cầm tay chỉ việc họ".

Bên cạnh những khó khăn ở thời điểm hiện tại, PGS Khôi cho hay nhiều người đã gửi thư riêng cho ông và xin vào trung tâm làm việc. Một số nhân viên y tế ở những nơi xa xôi cũng sẵn sàng nghỉ không lương để lên đường.

"Tinh thần ấy giống những liều "doping" với người làm việc ở tuyến đầu chống dịch như chúng tôi", PGS Khôi nói. 

Dieu ky dieu: Cuu thai phu mac COVID-19, phoi hu hong nang-Hinh-2
 

Dieu ky dieu: Cuu thai phu mac COVID-19, phoi hu hong nang-Hinh-3
 

Cách rã đông thịt an toàn, vi khuẩn không dám "bén mảng"

(Kiến Thức) - Giãn cách xã hội khiến nhiều gia đình phải tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Vậy nhưng, không biết cách rã đông thịt an toàn có thể uy hiếp sức khỏe các thành viên trong gia đình, khiến thịt mất chất. 

Cach ra dong thit an toan, vi khuan khong dam
Giãn cách xã hội khiến việc đi chợ hàng ngày bị hạn chế. Để đảm bảo thực phẩm, nhiều gia đình phải tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh, khi cần rã đông để chế biến. Do vậy, nắm được cách rã đông thịt an toàn rất quan trọng. Nếu không, thịt có thể hao hụt dưỡng chất, gây hại cho sức khỏe. 

21 chuyên gia khẳng định: COVID-19 bắt nguồn từ động vật, không phải phòng thí nghiệm

(Kiến Thức) - Qua nghiên cứu liên tục một lượng lớn các bằng chứng, các nhà khoa học nhận thấy dịch COVID-19 có khả năng rất cao là "dịch lây truyền từ động vật sang người" chứ không phải tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm.

Mới đây, tổng cộng 21 nhà khoa học đến từ 7 quốc gia trên thế giới đã đăng tải một nghiên cứu trên tạp chí Cell - tạp chí khoa học đánh giá liên kết, xuất bản công trình nghiên cứu trên một phạm vi rộng của các ngành trong khoa học sự sống. Nghiên cứu này cho rằng, một lượng lớn bằng chứng đã chứng minh, dịch COVID-19 nhiều khả năng là dịch lây truyền từ động vật sang người, chứ không phải tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm.

Cha đẻ mỳ tôm bày cách ăn kiểu này, thọ 96 tuổi

(Kiến Thức) - Mặc dù “cha đẻ” của mì ăn liền đã qua đời ở 96 tuổi nhưng ít ai biết được rằng ông ngày nào cũng ăn mì tôm mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi

“Cha đẻ” của món mì ăn liền (mì tôm) là Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan. Ông Ando phát minh ra mì ăn liền trong những năm nước Nhật rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn do chiến tranh.

Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-2
Sau nhiều lần thử đi thử lại, cuối cùng ông đã tạo ra một loại mì có hương vị đặc biệt và có thể để được lâu, chỉ cần đổ nước sôi vào là có ngay một bát mì tươi nóng hổi.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-3
Mì ăn liền ra đời từ đó và ngày nay nó phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia. Tùy theo từng vùng mà mỗi nơi có những loại mì tương ứng với nhiều loại hương vị khác nhau.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-4
Mặc dù “cha đẻ” của mì ăn liền đã qua đời ở 96 tuổi nhưng ít ai biết được rằng ông ngày nào cũng ăn mì tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-5
Những người thân của ông đã chia sẻ rằng, cách ăn mì tôm lành mạnh của ông Ando rất khác biệt. Đầu tiên, ông sẽ nhúng mì qua nước sôi, loại bỏ hoàn toàn phần dầu nổi bên trên, tiếp theo đó ông sẽ thêm các loại nguyên liệu khác như rau củ, thịt ăn kèm.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-6
Việc thêm rau củ và thịt không chỉ khiến cho mì có hương vị ngon hơn hẳn mà nó còn có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, ông Ando chỉ ăn 1 bữa mì mỗi ngày mà thôi.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-7
Mì ăn liền chứa hàm lượng carbohydrates và chất béo cao. Tuy nhiên nếu chỉ ăn nguyên mì, bạn sẽ thiếu các chất như protein, chất xơ, hơn nữa, vitamin và khoáng chất trong mì cũng vô cùng ít.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-8
Vì vậy, nếu muốn ăn mì tôm tốt cho sức khỏe, mọi người có thể ăn kết hợp nó với các loại thực phẩm khác như dưa chuột, cà chua, trứng, thịt bò...
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-9
Lý do mì ăn liền được gọi là thực phẩm nhiều muối, thủ phạm cầm đầu chính là gói gia vị. Ví dụ mì ăn liền thông thường có tổng lượng muối 6,6g, đã vượt quá lượng muối ăn hàng ngày theo tiêu chuẩn là mỗi ngày ăn tối đa 6g muối.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-10
Do đó, khi ăn mì, mọi người nên ăn ít gia vị hoặc không cho thêm gói gia vị vào mì. Nếu cho thêm gói gia vị thì tốt nhất không cho quá 1/4 gói.
Cha de my tom bay cach an kieu nay, tho 96 tuoi-Hinh-11
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), mì gói được sử dụng rộng rãi trên 50 quốc gia. Năm 2008, tổng số gói mì tiêu thụ trên toàn thế giới là 9,4 tỷ và đến năm 2017, con số này đã đạt gần 100 tỷ gói mì. Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ mì gói lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Ảnh: IT. 

Mời độc giả theo dõi video "MUKBANG thoái trào và chiêu trò ăn uống phản cảm câu view". Nguồn: VTV24.