Điều gì đang diễn ra trong Hội đồng quản trị Eximbank rối như canh hẹ?

Điều gì đang diễn ra trong Hội đồng quản trị của Eximbank, ai mới thực sự là người chèo lái con thuyền Eximbank trước thềm ĐHCĐ lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 26/5 tới đây?

Dieu gi dang dien ra trong Hoi dong quan tri Eximbank roi nhu canh he?
 
Theo nguồn tin riêng của PLO, ngày 14/5/2019, bà Đinh Thị Huyền Khanh, đại diện theo ủy quyền của ông Lê Minh Quốc, đã rút yêu cầu khởi kiện đối với 7 thành viên trong Hội đồng quản trị Eximbank là ông Đặng Anh Mai, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Yasuhiro Saitoh và ông Yotaka Moriwaki.
Trên cơ sở đó, ngày 14/5/2019, Thẩm phán TAND TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thùy Dung đã ký quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc tranh chấp giữa các thành viên HĐQT của Eximbank.
Thế nhưng, vào chiều nay, ngày 15-5, phóng viên PLO lại bất ngờ nhận được Nghị quyết số 231/2019/NQ-HĐQT do Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc ký. Tại quyết định này, HĐQT Eximbank đồng ý thông qua việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/3/2019 của HĐQT. Thời điểm chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112 kể từ ngày ban hành Nghị quyết số 231. Điều này có nghĩa bà Lương Thị Cẩm Tú không còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nữa.
Đồng thời tại Nghị quyết số 231, giao HĐQT và Ban Tổng giám đốc Eximbank tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định hiện hành.
Trong khi đó, đối chiếu với Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT, bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập kể từ ngày 14/5.
Cũng theo Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án TP.HCM ban hành thì kể từ ngày hôm qua ông Lê Minh Quốc đã không còn ngồi trên “ghế nóng” – Chủ tịch HĐQT của Eximbank nữa.
Như vậy thực hư quyền hạn của ông Lê Minh Quốc tại Eximbank hiện giờ đang ra sao? Điều gì đang diễn ra trong Hội đồng quản trị của Eximbank, ai mới thực sự là người chèo lái con thuyền Eximbank trước thềm ĐHCĐ lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 26/5 tới đây.
Chỉ vài ngày trước đại hội cổ đông lần 2, nhưng Hội đồng quản trị của Ngân hàng Eximbank vẫn rối như canh hẹ.
Dieu gi dang dien ra trong Hoi dong quan tri Eximbank roi nhu canh he?-Hinh-2
 

Dieu gi dang dien ra trong Hoi dong quan tri Eximbank roi nhu canh he?-Hinh-3
 

Hotgirl chiếm đoạt hơn 50 tỷ: Lộ kẽ hở "khủng" của Eximbank

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư, Giám đốc PGD Eximbank Đô Lương thừa nhận kẽ hở trong ngân hàng Eximbank khi ban hành quyết định 147, cho phép giao dịch với khách hàng VIP tại nhà mà không hướng dẫn, quy trình cụ thể.

Ngày 28/6, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Lam và 15 cán bộ nhân viên Phòng giao dịch Eximbank Đô Lương trong vụ án chiếm đoạt hơn 50 tỷ của khách hàng.
Theo Vietnamnet, khi được mời lên xét hỏi, bị cáo Đặng Đình Hồng - nguyên Giám đốc Phòng Giao dịch Eximbank Đô Lương trình bày, đối với các giao dịch khống của Nguyễn Thị Lam, theo quy định, các giao dịch viên, kiểm soát viên có thể gọi điện hoặc đến nhà khách hàng kiểm tra. Nhiệm vụ này bị cáo đã giao lại cho nhân viên.

Hai nhân viên Eximbank bị bắt: Cái giá phải trả cho sự sơ suất?

(Kiến Thức) -Trong trường hợp hai nhân viên Eximbank vừa bị bắt không cố ý nhưng bị yêu cầu nhận chứng từ và chỉ thị rút tiền 245 tỉ đồng của khách thì rõ ràng, đó là cái giá phải trả quá đắt cho sự…sơ suất.

Vụ việc hai nhân viên ngân hàng Eximbank chi nhánh TP HCM (đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM) bị bắt do liên quan đến vụ việc Lê Nguyễn Hưng - nguyên giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM - đã bị khởi tố, truy nã về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 245 tỷ đồng tiết kiệm của bà Chu Thị Bình đang thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc nữ cán bộ Hồ Thị Thủy và Nguyễn Thị Thi, nhân viên phòng khách hàng của Eximbank chi nhánh TP HCM bị bắt và bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là xứng đáng. Bởi hành vi của hai nữ cán bộ này đã giúp sức cho Lê Nguyễn Hưng trong việc chiếm đoạt tiền ngân hàng Eximbank của khách hàng. Cụ thể, hai nữ nhân viên đã thực hiện không đúng các quy định của Eximbank về trình tự, thủ tục lập ủy quyền, lập chứng từ cho khách hàng rút tiền gây thiệt hại cho Eximbank.

Nhật Cường Mobile, ngân hàng MBBank và siêu xe Bentley, Lexus

(VietnamDaily) - MBBank là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường. Các giao dịch chủ yếu ở Chi nhánh Ba Đình, tài sản đảm bảo là nhiều xe sang như Bentley, LandRover, Lexus hay căn nhà rộng 694 m2 tại 151 Thuỵ Khê, Tây Hồ.

Dư luận gần đây đặc biệt quan tâm đến sự kiện hệ thống Nhật Cường mobile bị cơ quan công an khám xét và đóng cửa loạt showroom vào sáng 9/5/2019. Đến thời điểm này, nhiều cửa hàng Nhật Cường mobile vẫn chưa mở cửa trở lại, khiến nhiều khách hàng không khỏi lo lắng. 
Nhat Cuong Mobile, ngan hang MBBank va sieu xe Bentley, Lexus
Lực lượng chức năng khám xét cửa hàng Nhật Cường mobile hôm 9/5. Ảnh: VietQ. 
Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, có trụ sở chính tại số 39 - 41 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974). Ông Huy giữ chức danh là Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile. Ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Năm 2001, vốn điều lệ của Nhật Cường là 5 tỷ đồng, sau 8 lần tăng vốn điều lệ, con số đã lên đến 38 tỷ đồng. Trong số đó, ông Bùi Quang Huy nắm đến 90% vốn. 
Bên cạnh chức vụ tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường, ông Huy còn là chủ sở hữu, đồng thời là đại diện pháp luật của Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software). Đây cũng được coi là "gà đẻ trứng vàng" của Nhật Cường khi "ôm trọn" nhiều dự án lớn về công nghệ ở Hà Nội như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm Lưu trú trực tuyến, phần mềm Hộ chiếu Online, giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp...
Để có thể trúng thầu những gói dịch vụ "khủng" này, Nhật Cường không thể không có vốn. Vì thế, câu hỏi ai đã "rót' vốn cho công ty này và có quan hệ mật thiết thế nào sau khi Nhật Cường mobile bị khám xét đã được rất nhiều người đặt ra.
 Thông tin trên Nhà đầu tư cho biết, quá trình hoạt động của Nhật Cường luôn có "bóng hình" của MBBank, đặc biệt là dòng vốn tín dụng của nhà băng này. Đồng thời, MBBank cũng là ngân hàng duy nhất luôn đồng hành cùng Nhật Cường.
Nhat Cuong Mobile, ngan hang MBBank va sieu xe Bentley, Lexus-Hinh-2
 MBBank đã 8 năm đồng hành với Nhật Cường Mobile. Ảnh minh họa.