Điểm danh 10 thực phẩm giúp phòng tránh nguy cơ đau tim

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, cân đối có thể giúp bạn phòng tránh nguy cơ đau tim hiệu quả. Dưới đây là 10 thực phẩm có lợi đối với sức khỏe tim mạch của bạn.

1. Cá hồi
Loại cá này chứa axit béo omega-3 giúp cải thiện các chỉ dấu chuyển hóa cho bệnh tim. Cá hồi có chứa selenium, chất chống oxy hoá giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch và ngăn ngừa cơn đau tim.

2. Gan
Gan có chứa chất béo được coi là tốt cho tim và giúp ngăn ngừa cơn đau tim. Đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất có thể giúp tránh đau tim.

3. Quả óc chó
Óc chó chứa nhiều axit béo omega-3, chất xơ, vitamin E và folate tăng cường sức khỏe cho tim. Nó cũng chứa chất béo không bão hòa đa giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.
Diem danh 10 thuc pham giup phong tranh nguy co dau tim
 
4. Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa nhiều axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.

5. Hạt chia
Chỉ một vài muỗng hạt chia cũng giúp giảm mức cholesterol xấu cũng như sự tích tụ mảng xơ vữa và do đó ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn đau tim.

6. Bột yến mạch
Bột yến mạch là thực phẩm kỳ diệu giúp giảm mức cholesterol xấu. Nó cũng có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa các cơn đau tim.

7. Quả việt quất
Quả việt quất được chứa nhiều resveratrol và flavonoids giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh mạch vành và làm giảm tỷ lệ xuất hiện của các cơn đau tim.

8. Táo
Táo chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ đau tim và giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.

9. Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều các catechins, flavonoid và các chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ tim mạch, vì thế thực phẩn này có thể giảm nguy cơ huyết khối và nhồi máu cơ tim.

10. Sữa đậu nành
Chúng chứa chất isoflavone, một hợp chất hữu cơ làm giảm cholesterol. Loại sữa này tăng cường lưu thông máu vì chứa niacin và giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim.

8 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ai cũng nên biết

(Kiến Thức) - Ước tính có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Dưới đây là cách nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet

Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu sốt và đổ mồ hôi thì bạn cần nhớ lại xem liệu mình đã ăn món gì lạ trong ngày.

8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-2
Đau bụng và đầy hơi là một dấu hiệu cảnh báo dạ dày của bạn đang bị rối loạn thức ăn. Nếu cơn đau bụng ngày càng tăng và muốn đi vệ sinh thì đó chính là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-3
Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm. Nó thường kèm theo nôn hoặc muốn nôn.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-4
Tiêu chảy: Nếu bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể bị tiêu chảy do chất độc trong hệ tiêu hóa. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.   
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-5
Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc, bạn có thể bị sốt nhẹ. Thông thường, sốt do ngộ độc thực phẩm là sốt nhẹ. Đo nhiệt độ thường xuyên và nếu nó vượt quá 38 độ C, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-6
Chán ăn: Thông thường, bạn sẽ cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu không thể ăn hoặc uống được gì trong quá 12 tiếng đồng hồ, kèm theo đó là các triệu chứng mất nước như đi tiểu ít, miệng khô, khát nhiều, lơ mơ và chóng mặt thì hãy đi khám ngay. 
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-7
Mất nước: Nôn và tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và các muối khoáng quan trọng. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm, cần đến viện kiểm tra ngay.
8 dau hieu ngo doc thuc pham ai cung nen biet-Hinh-8
Choáng váng: Mất nước cũng là thủ phạm gây cảm giác choáng váng chóng mặt khi bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng bổ sung thêm nhiều nước cho cơ thể. Ảnh: RD. 

Video "Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà". Nguồn: VTC16.

Cải thiện trí nhớ nhờ ăn thực phẩm ít chất béo

Dưới đây là các nghiên cứu về chế độ ăn ít chất béo giúp cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ.

Vì sao ăn ít chất béo giúp cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ
Nghiên cứu đầu do các nhà khoa học tại Đại học California, Mỹ tiến hành đánh giá tác động lâu dài của chế độ ăn kiêng ketogenic trên chuột. Chuột thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: ăn nhiều carb, ít carb/chất béo và chế độ ăn kiêng. TS. Jon Ramsey - tác giả chính cho biết: Ở những con chuột ăn ít carb và chất béo cho thấy chức năng vận động tăng lên và giảm tỉ lệ khối u, tăng 13% vòng đời trung bình của chuột so với 2 nhóm còn lại.
Cai thien tri nho nho an thuc pham it chat beo
 
Nghiên cứu thứ hai do Viện Nghiên cứu người cao tuổi Buck, Anh thực hiện với 3 nhóm chuột tương tự, kết quả cho thấy nhóm chuột theo chế độ ketogenic (ăn ít carb và chất béo) có nguy cơ tử vong giảm. Ở bài kiểm tra nhận thức, chuột ăn theo chế độ ketogenic không có sự suy giảm nhận thức, trí nhớ do tuổi tác. Phát hiện này mở ra con đường mới trong việc sử dụng biện pháp ăn kiêng để giảm ảnh hưởng những tác động của lão hóa đến sức khỏe.

Một số thực phẩm ít chất béo nhưng lại giàu protein
1. Cá hồng
Lướt qua cá hồi, bạn nên xem xét những lợi ích mà cá hồng đem lại cho cơ thể. Đây là loài cá gầy hơn cá hồi, vì thế nó có ít chất béo hơn nhưng giàu chất đạm. Một khẩu phần ăn chứa 22 gram protein cá hồng chỉ chứa 1,5 gram chất béo.
Hơn nữa, cá hồng chứa lượng selen cao - một chất chống oxy hóa chống viêm trong cơ thể, ngăn chặn tế bào gốc tự do, ngừa bệnh ung thư. Đây là loài cá có giá trị kinh tế ở Việt Nam, loài cá này chiếm 10 - 12% sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ.

2. Cá nục heo cờ
Một khẩu phần ăn cá nục heo cờ chứa khoảng 20 gram protein và 0,6 gam chất béo. Hơn nữa, loại cá này cũng chứa hàm lượng selen caoi. Bạn có thể chế biến nó thành món hầm và súp, hoặc bạn có thể nướng hoặc quay để thay đổi khẩu vị.

3. Gà tây
Trong khi các loại thịt khác như thịt bò hoặc thịt xông khói có hàm lượng chất béo cao hơn, thì gà tây chỉ có 6,3 gram chất béo cho mỗi khẩu phần.
Gà tây chứa 20 gram protein cho mỗi khẩu phần ăn. Đó là một nguồn protein động vật linh hoạt, có nghĩa là nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu, và nó mang lại tất cả những lợi ích của nhiều vitamin B (B1, B2, B3, B6, B12).
Đây cũng là một nguồn tuyệt vời cung cấp phốt pho - một chất rất quan trọng giúp xương rắn chắc.

4. Tôm
Động vật có vỏ cũng có thể là một lựa chọn ít chất béo, nhưng có lượng protein cao. Ví dụ, một khẩu phần ăn tôm nấu chín có 20 gram protein nấu chín thì chỉ có 0,3 g chất béo.
Về cơ bản nó là một loại thực phẩm chứa protein nguyên chất và ít calo. Chính vì thế, những người muốn giảm cân nên chú ý thực phẩm này.

5. Ức gà
Một khẩu phần ăn ức gà nấu chín chứa 27 gram protein chỉ chứa 3 gram chất béo. Một điều lưu ý rằng, phần da giòn của ức gà có thể là phần bạn thích ăn nhưng đó là nơi chứa tất cả các chất béo.

6. Đậu lăng
Đậu lăng là một nguồn protein rất ít chất béo có nguồn gốc từ thực vật, vì vậy đây là thực phẩm dành cho những người ăn chay.
Một cốc đậu lăng nấu chín có 18 gram protein và chỉ có 8 gram chất béo. Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều chất sắt, folate (là một loại chất giúp cơ thể sản sinh nhiều tế bào hồng cầu) và chất xơ.

7. Đậu phụ
Thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc thực vật này có hàm lượng chất béo thấp nhưng rất cao protein. Đậu nành là một loại protein hoàn chỉnh, có nghĩa là nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà không thường thấy trong nhiều protein thực vật.
Đậu phụ cũng là một nguồn cung cấp canxi rất tốt, đặc biệt cho những ai không muốn sử dụng bơ sữa hoặc đang rèn luyện để có một hệ xương khỏe mạnh.