Đến thăm nhà trai, bố tôi quyết định không thách cưới nữa

Ngay khi biết được hoàn cảnh của gia đình Duy, bố tôi đã bỏ tiền thách cưới. Bởi bố không muốn làm khổ con cái.

Mỗi lần tôi về quê chơi, mấy bác hàng xóm thường tặng tôi rất nhiều lời khen. Họ bảo tôi xinh đẹp, ngoan ngoãn và được học hành tử tế, lấy đâu chẳng được chồng giàu. Sau này, bố mẹ tôi phải thách cưới chàng rể thật cao mới được rước tôi. Những lời nói của mọi người làm tôi đỏ mặt ngượng ngùng và chưa dám nghĩ tới, chỉ muốn tập trung việc học cho tốt.

Hiện tại, tôi gần 30 tuổi và có bạn trai tên Duy, chúng tôi đang chuẩn bị cho đám cưới vào cuối tháng này. Hôm nói chuyện người lớn, nhà trai có vài người đến nhà gái.

Den tham nha trai, bo toi quyet dinh khong thach cuoi nua

Ảnh minh họa.

Bác trưởng tộc đề xuất với bố tôi sẽ yêu cầu nhà trai đưa tiền thách cưới 100 triệu nhưng bố thấy nhiều quá nên bớt xuống còn 1 nửa. Thật may nhà trai không phản đối về số tiền đó mà đồng ý sẽ đưa vào lễ ăn hỏi.

Trước khi ra về, mẹ của Duy mời gia đình tôi qua nhà trai chơi 1 chuyến và bố tôi đồng ý.

Đầu tuần vừa rồi, bố mẹ tôi cùng vài người trong họ qua nhà trai chơi. Nhà anh ấy khang trang rộng rãi nên bố mẹ tôi cũng thấy mát mặt. Bố của Duy mất sớm, 1 mình mẹ nuôi 3 người con ăn học đại học. Toàn bộ tiền xây nhà là do Duy bỏ ra.

Khi biết được hoàn cảnh éo le và nghị lực phi thường của mẹ Duy, bố tôi quyết định bỏ tiền thách cưới. Lúc đó, bác trưởng tộc phản đối, làm như thế là trái với lệ làng và dòng họ. Bác trưởng tộc bảo rằng thách cưới càng cao thì nhà gái càng mát mặt, dòng họ cũng thơm lây, sau này các em, các cháu gái khác cưới cũng có giá hơn.

Dù bác trưởng nói thế nào đi nữa, bố tôi vẫn không thay đổi lập trường. Mẹ Duy rất cảm ơn trước quyết định của bố tôi và hứa sau này sẽ đối xử thật tốt với con dâu.

Trên đường về, bố tôi và bác trưởng có cuộc tranh cãi rất gay gắt. Bố tôi giải thích là mẹ Duy làm ruộng, không thể có số tiền lớn đó được. Chắc chắn sẽ do Duy bỏ ra để cưới vợ. Tiền của con rể cũng là của con gái, bố không thể lấy số tiền đó của các con được. Thế nên bỏ tiền thách cưới để 2 gia đình vui vẻ, con rể sẽ cảm kích tấm lòng của bố mẹ vợ.

Dù bố tôi nói thế nào đi nữa, bác trưởng vẫn không chịu nghe theo. Nếu gia đình tôi mà làm khác tục lệ của họ, bác ấy sẽ không tham dự lễ cưới nữa. Thấy bác trưởng quá cứng nhắc, bố tôi không biết phải làm sao cho ổn thỏa nữa?

Giải cứu thiếu nữ 16 tuổi bị bố mẹ bán làm cô dâu nhí

Cảnh sát Trung Quốc đã giải cứu thiếu nữ 16 tuổi bị bố mẹ bán làm cô dâu nhí để lấy số tiền trị giá hơn 37.000 USD.

Theo đoạn video, khi đi vào bên trong nhà vệ sinh công cộng, sĩ quan cảnh sát dừng lại trước một cửa phòng. Khi cánh cửa mở ra, bên trong có một phụ nữ và một thiếu nữ. Với vẻ mặt hoảng sợ, thiếu nữ miễn cưỡng bước ra ngoài và không quên nhìn ngó xung quanh. Tới lúc viên cảnh sát cất lời "không có ai khác" ở đây, cô gái mới thốt lên rằng cha mẹ đã bán cô.

Đây là đoạn video ghi lại cuộc hội thoại cầu cứu của thiếu nữ (16 tuổi) với sĩ quan cảnh sát ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

Thiếu nữ sinh sống ở tỉnh Tứ Xuyên đã may mắn được giải cứu, và được đưa tới một trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, sau đó cảnh sát lại hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận Trung Quốc, khi họ thông báo cô gái sẽ được gửi trả về cho gia đình. Cảnh sát cho hay trước đó, họ đã cùng với các cơ quan chức năng và liên đoàn phụ nữ địa phương làm trung gian đàm phán giữa thiếu nữ và gia đình. Vụ việc trên một lần nữa làm dấy lên mối lo ngại ở Trung Quốc về việc nhiều cha mẹ ép con gái chưa đủ tuổi phải kết hôn để đổi lấy số tiền trị giá hàng nghìn Nhân dân tệ.

Giai cuu thieu nu 16 tuoi bi bo me ban lam co dau nhi

Đáng nói, đây là lần thứ hai thiếu nữ chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân cưỡng ép. Theo truyền thông địa phương, thiếu nữ nói rằng cô bị ép cưới một người đàn ông để bố mẹ nhận về số quà trị giá 260.000 Nhân dân tệ (37.830 USD).

Để thoát nghịch cảnh, thiếu nữ đã bỏ trốn tới tỉnh Quảng Đông để làm lao động di cư cho tới khi bị gia đình nhà trai tìm thấy. Hồi tuần trước, những người họ hàng bên nhà trai đã tìm được thiếu nữ tại khu nhà trọ, và ép cô phải trở về nhà chồng.

Trên đường đi, vào ngày 14/2, thiếu nữ đã giả vờ cần dùng nhà vệ sinh khi đang có mặt ở nhà ga Điền Đông của thành phố Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây. Tại đây, cô đã cầu cứu sự giúp đỡ của một nhân viên nhà ga, và người này đã gọi điện báo cảnh sát.

Nhiều người cho rằng hành động trao trả thiếu nữ cho bố mẹ đẻ không khác gì “đưa nạn nhân trở lại địa ngục”.

“Cô bé còn có cơ hội để bỏ trốn hay không?”, hay “đây đúng là hành vi buôn người”, hai bình luận trên Weibo viết.

Để trấn an dư luận, đại diện liên đoàn phụ nữ huyện Điền Đông cho biết họ đã liên lạc với tổ chức ở tỉnh Tứ Xuyên để các nhân viên xã hội tới nhà thiếu nữ và kiểm tra hàng tháng.

Tại Trung Quốc, độ tuổi kết hôn trung bình với nữ giới là 20 và nam giới là 22. Tuy nhiên, nạn tảo hôn vẫn xảy ra ở một số khu vực.

Luật sư Song Chunlei tại Công ty Luật Ganus Thượng Hải, cho hay “Tảo hôn và hôn nhân cưỡng ép đều là hành vi phạm pháp ở Trung Quốc. Những đám cưới như vậy không được pháp luật công nhận, và bố mẹ thiếu nữ phải trả lại số quà trị giá 260.000 Nhân dân tệ”.

Cũng theo ông Song, với hành vi ép thiếu nữ quay trở về nhà chồng, gia đình nhà trai có thể đối mặt với cáo buộc giữ người trái phép và hôn nhân cưỡng ép cùng mức án tù lần lượt là 3 và 2 năm.

“Bố mẹ đẻ của thiếu nữ rõ ràng vi phạm pháp luật khi ép con gái cưới người đàn ông mà không có sự đồng thuận, nhưng cơ quan chức năng lại không có bằng chứng cho thấy phụ huynh đã dùng vũ lực để ép con”, ông Song nói thêm.

Ngoài ra, theo ông Song, bố mẹ của thiếu nữ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu như họ tiếp tay để gia đình nhà trai tìm thấy con gái ở Quảng Tây.

Dính bầu trước khi cưới, tôi bị chính mẹ đẻ xử ép

Hai tháng sau, tôi phát hiện mình có thai. Khi thông báo với bạn trai, anh hào hứng về nói với mẹ để chuẩn bị tính chuyện cưới xin.

Nhiều lúc tôi không hiểu mình có chỗ đứng thế nào trong lòng mẹ. Từ nhỏ, mẹ đã rất nghiêm khắc nhưng bà chưa bao giờ để tôi phải khổ cực. Tôi được mẹ cho ăn học với cuộc sống đầy đủ hơn nhiều bạn cùng trang lứa. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui. Nhưng từ khi tôi tốt nghiệp cấp 3 và vào đại học, mẹ nhiều lần tâm sự dặn dò tôi không được yêu đương lăng nhăng, nếu yêu người nào cũng phải dẫn về cho mẹ xem rồi mới quyết định. Tôi nghĩ, chắc mẹ lo lắng cho mình nên mới như thế.

Tôi được mọi người khen ngợi là thông minh và có diện mạo ưa nhìn, thuộc tuýp dễ yêu mến. Vì vậy, thời đại học, tôi có nhiều bạn trai theo đuổi, trong đó tôi ưng một anh bạn cùng lớp. Nhớ lời mẹ dặn, tôi đưa về ra mắt ngay khi tình yêu chớm nở nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ chê gia đình họ không cơ bản lại xa xôi. Thế là mối tình đầu của tôi vụt tắt.

Vì tiền thách cưới, tôi không dám giao tiếp với họ hàng nhà chồng

Với mong muốn tôi được thuận lợi khi sống ở nhà chồng nên bố mẹ tôi lấy tiền thách cưới rất ít. Vậy mà, tôi vẫn bị mang tiếng.

Ngày nói chuyện người lớn, bố tôi nói rõ phong tục thách cưới ở quê tôi cho bên đằng trai biết. Những gia đình có con gái ở gần nhà tôi thường thách cưới vài chục triệu, còn bố tôi chỉ lấy của nhà trai 10 triệu. Bố bảo số tiền đó sau này cũng cho các con, bố mẹ không giữ làm gì.

Bố bạn trai có vẻ không thích lắm và tỏ ý muốn bỏ thủ tục này. Nhưng bố tôi không chịu, phải có tiền thách cưới mới cho rước con gái, đó là phong tục và không muốn phá lệ của quê hương. Cuối cùng, nhà trai cũng miễn cưỡng chấp nhận phương án bố tôi đưa ra.