Đề nghị đưa quy định từ chức vào luật

Thảo luận về  Luật Tổ chức Chính phủ, ĐB Trương Thị Huệ đề nghị thảo luận kỹ xem có nên đưa quy định từ chức vào dự thảo luật hay không.

Ngày 7/11, thảo luận tại tổ về Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu đề nghị phải quy định rõ trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền phát biểu ý kiến.
 Đại biểu Nguyễn Đình Quyền phát biểu ý kiến.
Khó quy trách nhiệm
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nêu rõ, luật phải có một chủ thuyết và Luật Tổ chức Chính phủ cần tăng cường chế độ trách nhiệm, nhưng điều này trong luật còn vắng bóng, vẫn thấy tư duy cũ. Ông Quyền đề nghị, nếu không quy định rõ chế độ trách nhiệm của từng vị trí công tác, thì phải có luật công vụ.
“Ở các nước, khi có vụ việc xảy ra như tai nạn, bệnh viện làm chết người, chỉ vài tiếng sau sẽ truy ra trách nhiệm cụ thể ngay. Trong khi đó, chúng ta rất khó truy trách nhiệm, như vụ Cát Tường, rất khó làm rõ trách nhiệm giữa Bộ Y tế, Sở Y tế hay là thành phố Hà Nội”, ông Quyền dẫn chứng.
Theo đại biểu (ĐB) Quyền, Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) phải làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng, phó Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng. Đồng thời phải có thiết chế kiểm soát tính tự giác của cán bộ, công chức bởi ngay cả thế giới người ta cũng không bao giờ hy vọng vào tính tự giác của công chức.
Ông Quyền và một số ĐB khác nói rằng, cần làm rõ vai trò của Thủ tướng với tư cách người lãnh đạo, chứ không phải người quản lý. Ông Quyền nói rằng, có những vụ việc rất nhỏ nhưng phải lên đến tận Thủ tướng xử lý như vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng).
“Vậy chính quyền địa phương đâu? Bộ, ngành chủ quản đâu? Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất mà Thủ tướng phải đi điều hành những vấn đề như vậy. Ngay cả đến mua bán tài sản tại các tập đoàn kinh tế nhà nước như Vinalines, Vinashin cũng phải xin ý kiến Thủ tướng”, ông Quyền nói.
Về tình trạng dồn việc lên Thủ tướng, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) nói rằng có những việc như thành lập trường đại học cũng phải trình Thủ tướng ký. “Tôi cũng xem danh sách những việc Thủ tướng phải làm thì quả là có rất nhiều việc, lẽ ra có thể để các bộ làm”, ĐB Thạch nói.
ĐB Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, nói rằng, những việc rất nhỏ, thuộc thẩm quyền của bộ trưởng nhưng vẫn trình xin ý kiến của Thủ tướng. “Việc này là sự đùn đẩy trách nhiệm từ các bộ lên. Vì vậy, cần phải quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể Chính phủ, bộ trưởng trong luật”, ông Cường nói.
Lạm phát cấp phó - cần quy định cứng
Đề cập tình trạng lạm phát cấp phó, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) đề nghị quy định mỗi bộ chỉ nên giới hạn từ 4 - 5 thứ trưởng, chứ không nên để tới 9 - 10 thứ trưởng. ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng đề nghị ấn định con số cụ thể với thứ trưởng, phó thủ tướng, nếu không sẽ phát sinh nhiều quá “không biết bao nhiêu cho vừa”.
“Lần nào đi tiếp xúc cử tri cũng thấy họ phàn nàn về việc các bộ, ngành giờ quá nhiều cấp phó. Cần phải quy định cứng mỗi bộ có bao nhiêu cấp phó vào ngay trong dự thảo luật lần này. Quy định cứng như vậy thì sẽ ngăn được tình trạng “lạm phát” cấp phó”, ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) kiến nghị.
Cho rằng nguyên nhân dẫn đến nhiều cấp phó là vì không mạnh dạn giao quyền cho các sở, vụ, cục, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị, phải quy định rõ số cấp phó. Cụ thể, mỗi UBND tỉnh chỉ có hai cấp phó, còn cấp sở chỉ một cấp phó.
“Trong sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, phải dứt khoát một nguyên tắc: Mỗi công vụ chỉ một cấp chính quyền làm. Xã làm thì huyện không làm, huyện làm thì tỉnh không làm nữa… Đừng biến cơ sở thành cái máng xối, mọi thứ dồn xuống, biên chế tăng lên vùn vụt vì công vụ trùng lắp”, ĐB Lịch nêu.
Cơ quan siêu bộ?
Ông Quyền và một số ĐB khác đặt vấn đề có nên giữ mô hình Văn phòng Chính phủ như hiện nay nữa hay không, bởi các bộ đều đã có văn phòng của bộ, Thủ tướng cũng có văn phòng, có bộ phận giúp việc rồi. “Chẳng ai nói ra, nhưng người ta cứ lầm rầm rằng Văn phòng Chính phủ là cơ quan siêu bộ”, ông Quyền nói và đề nghị tổng kết về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mô hình này.
ĐB Trịnh Ngọc Thạch nêu ý kiến, Văn phòng Chính phủ nên gọi là Văn phòng Thủ tướng. Để như bây giờ chẳng khác nào một siêu bộ, thêm một tầng nấc hành chính. Theo ông Thạch, người phụ trách Văn phòng Chính phủ nên để ngang hàng thứ trưởng.
Để quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty, ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Hà Nội) và một số ĐB khác đề nghị thành lập bộ, hoặc một cơ quan ngang bộ để quản lý phần vốn nhà nước này tốt hơn, tránh tình trạng thất thoát vốn như vừa qua.
Đề nghị đưa quy định từ chức vào luật
ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải làm rõ trách nhiệm cá nhân của các thành viên Chính phủ, có như thế đại biểu mới phân biệt thẩm quyền nào của bộ trưởng, của Thủ tướng để khi chất vấn làm rõ trách nhiệm. ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) đề nghị thảo luận kỹ xem có nên đưa quy định từ chức vào trong dự thảo luật hay không. Nếu quy định, phải làm rõ mức độ vi phạm nào là phải từ chức.

ĐV thi công đường sắt trên cao "phớt" lệnh Bộ GTVT?

(Kiến Thức) - Theo ghi nhận của Kiến Thức, sáng nay, công nhân vẫn làm việc trên tuyến đường sắt trên cao đoạn cạnh ngã ba Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân.

Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn đường sắt trên cao sáng 6/11, Bộ GTVT đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm minh, đồng thời yêu cầu tạm dừng thi công trên toàn bộ dự án để rà soát, thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, an toàn thi công và hướng dẫn giao thông.
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn đường sắt trên cao sáng 6/11, Bộ GTVT đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm minh, đồng thời yêu cầu tạm dừng thi công trên toàn bộ dự án để rà soát, thực hiện các biện pháp bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, an toàn thi công và hướng dẫn giao thông.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào khoảng 8h -9h30 ngày 7/11, vẫn thấy các công nhân làm việc trên tuyến đường sắt trên cao đoạn cạnh ngã ba Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Kiến Thức vào khoảng 8h -9h30 ngày 7/11, vẫn thấy các công nhân làm việc trên tuyến đường sắt trên cao đoạn cạnh ngã ba Nguyễn Trãi - Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Các công nhân vẫn tiếp tục công việc trên tuyến đường sắt này.
Các công nhân vẫn tiếp tục công việc trên tuyến đường sắt này.
Một người đang chỉ đạo nhóm công nhân thi công công trình.
Một người đang chỉ đạo nhóm công nhân thi công công trình.
Nhóm công nhân đang khẩn trương làm việc như chưa có lệnh tạm đình chỉ.
Nhóm công nhân đang khẩn trương làm việc như chưa có lệnh tạm đình chỉ.
Đây là đoạn đường sắt trên cao nơi có nhóm công nhân làm việc.
Đây là đoạn đường sắt trên cao nơi có nhóm công nhân làm việc.
Còn đây là khu vực ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, Hà Nội với các loại máy móc cùng công nhân đang hoạt động dưới đường sắt.
Còn đây là khu vực ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, quận Thanh Xuân, Hà Nội với các loại máy móc cùng công nhân đang hoạt động dưới đường sắt.
Công nhân đang điều chỉnh đèn tín hiệu công trường ở cạnh ngã ba Khương Đình - Nguyễn Trãi, cạnh trụ sở Công an phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Công nhân đang điều chỉnh đèn tín hiệu công trường ở cạnh ngã ba Khương Đình - Nguyễn Trãi, cạnh trụ sở Công an phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Chủ nhiệm UB các vấn đề XH Quốc hội nói về lương hưu

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với PV về vấn đề lương hưu bên lề Quốc hội.

Quốc hội đang thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, đặc biệt là vấn đề lương hưu.

“Bẫy chết người” từ công trình đường sắt trên cao Hà Nội

(Kiến Thức) - Sau vụ tai nạn chết người, dư luận càng thêm ái ngại trước những hiểm họa luôn rình rập dưới công trường dự án đường sắt trên cao

Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Dư luận hiện vẫn chưa hết bàng hoàng và bức xúc trước vụ tai nạn lao động rơi sắt tại khu vực thi công xây dựng Nhà ga Thanh Xuân III đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội, khiến học viên Học viện An ninh Nguyễn Như Ngọc tử vong trên đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội - đối diện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) vào khoảng 9h30 ngày 6/11.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, ngay sau khi xảy ra tai nạn, nhiều người dân tỏ ra rất lo sợ, thậm chí có người không dám đi lại, tham gia giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn, mặc dù công trình đã tạm đình chỉ thi công.
Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Thậm chí, trước khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra, không ít người dân đi qua tuyến đường đang thi công, đặc biệt là ở những điểm thi công nhà ga cũng đã bày tỏ sự lo lắng bởi những nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Không phải ai cũng "cứng" tâm lý để đi qua khu vực công trường ngay trước số nhà 153 đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Còn đây là công trình nằm "chình ình" giữa lòng đường, cạnh Học Viện An ninh, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Những mối nguy hiểm đang rình rập người đi đường ở cạnh ngã ba Nguyễn Trãi, Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Sắt thép, vật liệu xây dựng phía trên công trình thuộc khu vực thi công ngã tư Hoàng Cầu - Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngay phía dưới là người dân và đủ loại phương tiện giao thông đang di chuyển.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giàn giáo phủ kín mặt đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội với sự che chắn sơ sài.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Giữa đường Hoàng Cầu đoạn cạnh hồ Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội, không chỉ có sắt thép mà còn xuất hiện những khối bê tông khổng lồ.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Còn đây là cảnh công trường ở ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi.
Những bó sắt tua tủa ở trên đầu người đoạn cạnh ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi.