Để bố mẹ ở nhà không chăm còn bất hiếu hơn đưa vào trại dưỡng lão

So với những cụ được chăm sóc tốt, chuyện trò vui vẻ trong viện dưỡng lão thì những cụ sống với con cháu nhưng thực chất thui thủi một mình còn đáng thương hơn.

Có nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão không, con cái đưa cha mẹ vào đó có phải bất hiếu... là một vấn đề thú vị. Thuộc thế hệ 7X đời đầu, tôi cũng từng nghĩ sẽ là bất hiếu nếu không ở bên song thân khi các cụ đã già, khi sức khỏe đã kém và cần tình yêu thương của những người ruột thịt. Tôi cũng từng thầm chê trách những gia đình đông anh chị em nhưng lại để bố mẹ sống thui thủi trong căn nhà rộng.
Nhưng theo thời gian, những gì mắt thấy tai nghe, những thay đổi của cuộc sống và cả trải nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân khiến quan điểm của tôi dần thay đổi. Đúng là, người già cần chăm sóc sức khỏe, cần được quan tâm về mặt tinh thần, tình cảm để không cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Thế nhưng có thật các cụ ở viện dưỡng lão cô đơn, buồn bã và không được chăm sóc tốt bằng sống cùng con cái không? Chưa chắc. Ở đây, tôi chỉ bàn đến những cụ đã mất bạn đời, không còn được "ông bà chăm nhau".
De bo me o nha khong cham con bat hieu hon dua vao trai duong lao
 
Giờ đây, cảnh tam tứ đại đồng đường lúc nào cũng ríu rít vui vẻ dường như chỉ còn trong phim kể chuyện thời xưa. Tuy ở chung nhà nhưng nay các thế hệ đều ai bận việc người nấy từ sáng sớm đến đêm khuya. Suốt cả ngày dài, người già ở nhà một mình, ăn trưa một mình. Tối, họ cũng chưa chắc có được bữa cơm đoàn viên đúng nghĩa khi lũ trẻ phải đi học thêm (nếu ở nhà thì vật lộn với đống bài tập có khi đến 23h chưa xong), còn bố mẹ chúng nào đưa đón con, nào đi xã giao, mở rộng quan hệ, hoặc cắm mặt vào máy tính giải quyết nốt công việc... Ai cũng căng thẳng, chịu nhiều áp lực nên khi có chút thời gian rảnh lại muốn giải trí theo ý thích riêng, không lao ra đường cà phê cà pháo để đổi gió thì cũng cắm mặt vào điện thoại. Trong nhiều gia đình, các cụ chỉ trao đổi được vài câu với con cháu trong ngày.
Có người sẽ nói, dù không có nhiều thời gian hỏi han nhưng người già được nhìn thấy con cháu bên mình mỗi ngày cũng đủ ấm áp, hơn là sống trong nhà dưỡng lão toàn người lạ, con cái cuối tuần mới đến thăm. Điều này đúng, nhưng không phải với tất cả mọi người. Rất nhiều cụ cần hơn thế. Họ không muốn mọi niềm vui, ý nghĩa cuộc sống của mình chỉ gói gọn trong việc được nhìn thấy con cháu hay chờ đợi để được trò chuyện với chúng vài phút mỗi ngày. Họ không muốn một mình trong phần lớn thời gian mà cần người hàn huyên, trao đổi, thậm chí là cãi cọ... Với họ, cuộc sống trong nhà dưỡng lão không có gì đáng thương mà còn phong phú, vui vẻ hơn.
Vì thế, hiếu thảo hay bất hiếu không phải là chuyện sống cùng bố mẹ trong một mái nhà hay đưa vào viện dưỡng lão. Bất hiếu chính là không quan tâm đến bố mẹ, không cố gắng để họ trải qua ngày tháng cuối đời một cách vui vẻ nhất. Còn chuyện người già sống chung với con cái hay vào nhà dưỡng lão là lựa chọn của mỗi gia đình, dựa trên nguyện vọng và hoàn cảnh riêng. Đối với tôi, bố hay mẹ ở cùng nhà mà con cái thờ ơ, quên lãng, không quan tâm, để cụ thui thủi một mình thì còn bất hiếu hơn là chọn cho cụ một nhà dưỡng lão tốt, miễn điều đó phù hợp với mong muốn của cụ.
(*) Ý kiến độc giả không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của VTC News

Chồng bỏ đi ngay đêm tân hôn vì vùng cấm của vợ quá lạ

Theo bác sĩ, tình trạng của người vợ không hiếm gặp nhưng đôi khi nó ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống của chị em.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - khoa Sản (Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Bệnh viện Nông Nghiệp) chia sẻ về trường hợp của một cô gái 25 tuổi ở Hà Nội. Người này mới kết hôn đã vội tìm đến bác sĩ để tư vấn. Theo chia sẻ của người vợ trẻ, trong đêm tân hôn, cô háo hức chờ đợi phút giây hạnh phúc bên chồng. Tuy nhiên, khi chuẩn bị "lâm trận", người chồng bị giật mình và dừng mọi chuyện lại. Nguyên nhân là do "vùng kín" của vợ không có lông mao.

Người chồng cho rằng phụ nữ không có lông ở vùng đó là không đúng đắn. Sau đó, người vợ có giải thích nhưng anh chồng vẫn không chấp nhận và rời khỏi phòng.

F0 tại các tỉnh, thành tăng cao chủ yếu do người về từ vùng dịch

Trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 5.656 ca/ngày.

Tính từ 16h ngày 4/11 đến 16h ngày 5/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.504 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 7.487 ca ghi nhận trong nước (tăng 911 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 3.207 ca trong cộng đồng).