Đấu thầu viết sách giáo khoa để phá bỏ độc quyền

Có nhiều dự toán kinh phí khác nhau, nhưng số tiền để thực hiện đổi mới SGK thấp hơn nhiều so với con số 34.000 tỉ đồng của Bộ Giáo dục.

Các quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo không giải thích được số tiền 34.000 tỉ đồng chi vào những khoản gì trong đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa. Không biết chi cho các khoản nào, chi bao nhiêu, nhưng lại cho ra số tiền gần 1,5 tỉ USD. Đổi mới chương trình sách giáo khoa là việc hệ trọng của quốc gia, sao lại có chuyện lôi thôi như vậy được.
Những chuyên gia giáo dục có uy tín đều thốt lên những lời cay đắng trước con số khổng lồ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ''tưởng tượng'' ra. Phó Giáo sư Văn Như Cương quả quyết, chỉ cần 1/1.000 số tiền đó là đủ để biên soạn bộ sách giáo khoa phổ thông. Tức là khoảng từ 34-36 tỉ đồng.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Có nhiều ý kiến và dự toán kinh phí khác nhau, nhưng số tiền để thực hiện đổi mới sách giáo khoa thấp hơn rất xa so với con số 34.000 tỉ đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông Đỗ Ngọc Thống – thường trực Ban soạn thảo chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 - cho rằng, kinh phí chi trực tiếp cho việc biên soạn chương trình – sách giáo khoa chỉ có 5.000 tỉ đồng. Số tiền còn lại chi cho các khoản khác, nhưng khoản gì thì ông không nhớ chính xác.
Chưa biết số tiền bao nhiêu là đủ để thực hiện việc biên soạn sách giáo khoa, vậy tại sao không tổ chức đấu thầu?
Từ năm 2000 đã có nhiều ý kiến đề xuất đa dạng hóa sách giáo khoa, Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra khung chương trình chuẩn, sau đó thông báo để các tác giả, nhóm tác giả tham gia viết sách. Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ trương này vẫn chưa thực hiện được. Với đề án đổi mới lần này, có thể tổ chức đấu thầu biên soạn sách giáo khoa từng lớp học từ 1 đến 12, hoặc từng bộ môn.
Đấu thầu công khai, minh bạch, có các quy định và tiêu chí liên quan về địa vị pháp lý, chức danh khoa học của người chủ biên và các tác giả biên soạn, tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành. Làm được như vậy chắc chắn sẽ huy động được trí tuệ của toàn xã hội, ''túi khôn'' trong thiên hạ và giảm chi phí rất nhiều. Đã từng có những nhà trí thức nổi tiếng trong và ngoài nước tình nguyện tham gia biên soạn không công nếu như có điều kiện.
Lâu nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo giao việc biên soạn sách giáo khoa cho một nhóm người theo kiểu độc quyền chân lý và chia nhau quyền lợi. Hãy xem lại có sự tồn tại “nhóm lợi ích” trong việc biên soạn sách giáo khoa hay không?
Còn nữa, sau khi cho đấu thầu biên soạn sách giáo khoa, phải làm ngay đấu thầu in sách. Tất cả các doanh nghiệp in đều tham gia đấu thầu in từng bộ sách, lúc đó giá in sẽ xuống thấp nhất, có lợi cho toàn xã hội. Phá bỏ độc quyền in sách giáo khoa quá dễ, nhưng bao nhiêu năm vẫn không làm. Chỉ có cách giải thích duy nhất cho sự tồn tại vô lý đó là lợi ích nhóm.

TNGT thảm khốc đường cao tốc: Xe tưới cây sai phạm?

(Kiến Thức) - Dù các bác sĩ đã cố cứu chữa nhưng do chấn thương quá nặng nên thêm 2 nạn nhân tử vong sau vụ TNGT trên đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Trong số 7 nạn nhân tử vong, ngoài 3 người chết tại chỗ là tài xế Trần Thanh Phong (35 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), một bé trai hơn 10 tuổi và ông Loreal Jean-Jacques (64 tuổi), 4 nạn nhân khác tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy là bà Boussiron Loreal Nicole (60 tuổi, vợ ông Jacques, cùng quốc tịch Pháp), ông Trần Văn Hải (71 tuổi) và 2 nạn nhân chưa xác định danh tính (nam, cùng độ tuổi trên 30).

Dù các bác sĩ BV Chợ Rẫy tích cực cứu chữa, thêm 2 nạn nhân bị thương nặng sau vụ tai nạn đã không qua khỏi; nâng số nạn nhân tử vong lên 7 người.
Dù các bác sĩ BV Chợ Rẫy tích cực cứu chữa, thêm 2 nạn nhân bị thương nặng sau vụ tai nạn đã không qua khỏi; nâng số nạn nhân tử vong lên 7 người. 
Bà Thắm, chủ khách sạn ở huyện Chân Thành, tỉnh Bến Tre bùi ngùi kể lại: "Hai vợ chồng người Pháp đến Việt Nam du lịch và khi về thăm miền Tây đã nghỉ lại khách sạn của tôi nhiều ngày. Lúc về lại Sài Gòn để thứ sáu về nước, họ nhờ tôi đặt vé xe khách Thảo Châu đi chuyến 9h. Họ hứa sẽ trở lại thăm Việt Nam vì yêu đất nước này. Giờ thì vĩnh viễn họ sẽ không bao giờ đến nữa!'

Theo tường trình với CQĐT, ông Võ Văn Bá, Giám đốc hãng xe Thảo Châu, lúc sáng khi tài xế Trần Thanh Phong đến nhận xe để chạy, ông thấy tài xế có tâm trạng buồn, nét mặt thẫn thờ nhưng không ngờ khi xe chỉ chạy hơn nửa giờ thì xảy ra tai nạn thảm khốc.
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc.
Hiện trường vụ TNGT thảm khốc. 

Xe công dự đám cưới tiệm vàng, “biển xanh” vào quán nhậu

(Kiến Thức) - Ngay trong giờ làm việc, trong 2 xe mang biển số xanh, chiếc thì tham gia đám rước dâu người thân chủ tiệm vàng, chiếc “chễm chệ” trong quán nhậu.

Khoảng 10h ngày 16/4, người dân sống tại khu vực chợ Linh Xuân (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM) chứng kiến dàn xe ô tô du lịch đắt tiền xếp hàng dài trên QL1K để chờ làm lễ đón dâu người thân của chủ tiệm vàng lớn nhất chợ Linh Xuân. 

Trong số dàn xe “khủng” (mỗi chiếc có giá hàng trăm ngàn USD) nói trên, nhiều người khá bất ngờ khi thấy “lộn” vào một ô tô 7 chỗ mang biển số xanh.

Xe biển xanh nằm trong đoàn rước dâu người thân chủ tiệm vàng trên QL1K.
Xe biển xanh nằm trong đoàn rước dâu người thân chủ tiệm vàng trên QL1K.
Khi đoàn nhà trai ra xe đi rước dâu thì “xế hộp nhà nước” này cũng tháp tùng theo đoàn.