Dấu hiệu ớn lạnh dự báo cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất?

Lịch sử phát triển của Trái đất ghi nhận 5 cuộc đại tuyệt chủng, khiến một lượng lớn sinh vật sống vĩnh viễn biến mất trên hành tinh.

Dau hieu on lanh du bao cuoc dai tuyet chung tren Trai dat?

Thảm họa khiến mọi sinh vật tuyệt diệt có thể bắt nguồn từ đại dương.

Theo Daily Star, thảm họa thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm là một trong những sự kiện được biết đến nhiều nhất. Nhưng cuộc đại tuyệt chủng nghiêm trọng nhất diễn ra cách sự kiện trên 185 triệu năm.

Cuộc đại tuyệt chủng Permi đã tiêu diệt 70% sinh vật sống trên mặt đất và 90% sinh vật sống dưới đại dương.

Nguyên nhân thực sự khiến đại tuyệt chủng Permi xảy ra vẫn còn chưa rõ ràng. Nhưng nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng lượng CO2 bùng phát có thể là một trong những yếu tố chính. Và đó là cơ sở để nhân loại lo ngại về một cuộc đại tuyệt chủng mới liên quan đến biến đổi ở đại dương

Giáo sư địa vật lý Daniel Rothman đến từ Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT), công bố các dữ liệu cho thấy lượng CO2 ở đại dương đã đạt đến mức kỷ lục.

Mô hình máy tính cũng phác họa những gì xảy ra khi CO2 tồn tại quá nhiều trong đại dương. Lượng CO2 tiếp tục tăng cao thì hệ quả sẽ rất nguy hiểm và không thể lường trước. Mô hình của Rothman dẫn đến một cuộc đại tuyệt chủng mới do một loạt những phản ứng tiêu cực.

Rothman nói con người đang tạo ra lượng CO2 ở đại dương tăng cao kỷ lục, không thể phục hồi. Trong quá khứ, chỉ có hai lần lượng CO2 tăng cao đến như vậy, đều là những lần xuất hiện đại tuyệt chủng.

Mời quý vị xem video: Thiên thạch va chạm Trái đất kinh khủng thế nào?

“Vượt qua ngưỡng đó thì không còn gì để nói, Trái đất sẽ tự bước vào chu kì thảm họa. Nhưng cách mà chúng ta bước đến thảm họa mới là điều đáng nói”, Rothman nói.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, là cơ sở để các nhà khoa học kêu gọi việc giảm thiểu lượng carbon thải vào đại dương.

Các nhà hoạt động mô trường kêu gọi các quốc gia trên thế giới đặt giới hạn về việc khai thác nhiên liệu hóa thạch. Vì hoạt động này thải ra hàng tỉ m3 carbon trong không khí.

Timothy Lenton, giáo sư về biến đổi khí hậu ở Đại học Exeter, Anh, nói: “Nghiên cứu mới cho thấy những hệ quả khủng khiếp so với những gì chúng ta từng tự đoán trước đây”.

“Nếu chúng ta bóp nghẹt Trái đất, nó sẽ tự kích hoạt cơ chế hủy diệt. Và khi đó, chúng ta không có cách nào khắc phục được”, Lenton cảnh báo.

Khám phá ít ai hay về cây cò ke quen thuộc ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây cò ke là một loài thực vật chỉ gặp ở phía Nam của Việt Nam, mọc hoang trong các rừng thứ sinh hay ven đường. Mặc dù là cây dại nhưng cò ke cũng có tác dụng chữa bệnh khá tốt.
 

Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam
 Cây cò ke có tên khoa học là Grewia Paniculata Roxb. Ex DC. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như đơn sài, chu ca, cây mé, co é. Ảnh: ydhvn.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-2
 Cây cò ke chỉ thấy ở phía Nam, trong các rừng thứ sinh hay ven đường, thông thường ở độ cao dưới 600m. Ảnh: ydvn.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-3
 Cây cò ke là loài thực vật bản địa của Đông Nam Á và Trung Quốc. Trên thế giới, cây cò ke cũng phân bố ở Ấn Độ, Malaysia. Ảnh: flickr.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-4
 Cây cò ke là cây gỗ, lá hình giáo ngược tròn không đến ở gốc, hoa thành chùy hình tháp, quả dạng trứng. Ảnh: ydvn.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-5
 Cây cò ke ra hoa kết quả quanh năm. Ảnh: ydhvn.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-6
 Trong Đông y, cây cò ke được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa cũng như một số bệnh khác. Ảnh: ydvn.
Kham pha it ai hay ve cay co ke quen thuoc o Viet Nam-Hinh-7
 Ngoài ra, cây cò ke đôi khi còn được sử dụng để cho thêm vào trà thảo mộc nhằm tạo vị chua dịu. Ảnh: ydvn.

Chuyện nổi tiếng "dựng tóc gáy" về rắn hổ mang Ai Cập

(Kiến Thức) - Rắn hổ mang Ai Cập là loài rắn nổi tiếng, biểu tượng của quyền lực và sức mạnh của các Pharaoh lừng danh. Không giống như các loài hổ mang châu Phi khác, rắn hổ mang Ai Cập không phun ra nọc độc nhưng khả năng gây tử vong cực đáng sợ.

Chuyen noi tieng
Nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg / kg).