Dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu cao tới mức nguy hiểm

Bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết nếu hay mệt mỏi, uống nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, sụt cân không chủ ý.

Lượng đường trong máu là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Khi chỉ số này mất cân bằng, bạn có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và đột quỵ.

Theo Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế Chăm sóc Khẩn cấp, Bệnh viện Carbon Health and Saint Mary (Mỹ), tăng đường huyết hoặc đường huyết cao xảy ra khi có quá nhiều đường trong máu. Khi đó, cơ thể có quá ít insulin (hormone vận chuyển glucose vào máu) hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Tình trạng này thường liên quan đến bệnh tiểu đường.

Dau hieu canh bao luong duong trong mau cao toi muc nguy hiem
Bạn nên đo chỉ số đường huyết khi có một số biểu hiện như mệt mỏi, uống nước nhiều, sụt cân bất thường. Ảnh minh họa: Mymed

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

Đường huyết lúc đói: dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/l).

Sau bữa ăn: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).

Theo Tiến sĩ Curry-Winchell, đường huyết quá cao trong một thời gian dài sẽ làm hỏng các mạch máu chịu trách nhiệm cung cấp máu đến các cơ quan như tim và thận.

“Không phải ai cũng nhận thấy các dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Một số triệu chứng có thể bị bỏ qua như như mệt mỏi hoặc tăng cảm giác khát".

Dưới đây là một số biểu hiện của đường huyết cao:

Mệt mỏi

Tuyến tụy tiết insulin có chức năng vận chuyển glucose (đường) từ máu đến tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi insulin không hoạt động hiệu quả, glucose không thể tới được tế bào mà tích tụ lại trong máu. Do đó, tế bào sẽ không nhận được năng lượng cần thiết, khiến bạn trở nên uể oải.

Nhanh khát nước, đi tiểu nhiều

Dau hieu canh bao luong duong trong mau cao toi muc nguy hiem-Hinh-2

Người có chỉ số đường huyết cao thường có nhu cầu uống nhiều nước. Ảnh minh họa

Tiến sĩ Curry-Winchell cho biết: “Thận không thể lọc hết lượng đường dư thừa trong máu và phản ứng bằng cách cố gắng loại bỏ. Điều này làm tăng thời gian, tần suất bạn đi tiểu và khiến bạn có nguy cơ bị mất nước”.

Sụt cân

Người bị tăng đường huyết có tình trạng giảm cân không chủ ý dù cảm giác thèm ăn không thay đổi hoặc tăng lên. Điều này xảy ra vì không có đủ insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trong cơ thể. Để cung cấp năng lượng, cơ thể sử dụng cơ và chất béo dự trữ, gây ra hiện tượng giảm cân.

Thị lực suy giảm

Tiến sĩ Curry-Winchell giải thích: "Mức đường huyết tăng cao có thể làm tăng số lượng mạch máu hình thành phía sau mắt (võng mạc). Các mạch máu phụ có hại và có thể dẫn đến nguy cơ bị mù".

Tê và ngứa ran

Lượng đường trong máu cao làm giảm lưu thông máu đến các chi, có thể gây tổn thương dây thần kinh với các biểu hiện như tê hoặc ngứa ran ở ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân.

Những người ‘đại kỵ’ với bánh mì

Ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.

Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên không nên ăn bánh mỳ thường xuyên bởi nó gây nên một số tác động không tốt đến sức khỏe người dùng.

Nhung nguoi ‘dai ky’ voi banh mi

Xuất hiện 3 'tình huống' này khi đại tiện buổi sáng, coi chừng ung thư

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nói đến bệnh ung thư thì hầu hết mọi người sẽ thay đổi sắc mặt, ai cũng thường nghe chuyện có những người bị ung thư xung quanh mình.

Vì vậy, ai cũng hy vọng rằng bạn có thể giành được chiến thắng, vì vậy, nếu muốn kiểm tra hoạt động của tế bào ung thư trong cơ thể trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể sử dụng các phương pháp này để đánh giá.

Buổi sáng thức dậy đi đại tiện, nếu phát hiện 3 "thứ" này thì có thể là "tế bào ung thư" đang muốn di chuyển!