Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội

Khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia phát hiện di tích tế lễ Trời - Đất đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới.

Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.
Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.
 Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ.
Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này.
Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên. Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”.
Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông.
Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn. Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường.
Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm.
 Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm.
Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn. Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án.
Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này.
Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý.
Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”.
Xem xét bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt
Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m). Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm.
Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m.
 Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m.
Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan hữu quan, mời các chuyên gia đánh giá giá trị và lập phương án bảo tồn. Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên tạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học.
Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông". Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này.
Vào đầu tháng 10, chỉ ít ngày trước khi công trình Nhà Quốc hội được đưa vào phục vụ kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa 13), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thị sát. Là người theo sát dự án từ nhiều năm, Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới di tích tế lễ thời nhà Lý. "Nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp.

9 bức ảnh ghi dấu thời khắc đắt giá trong lịch sử

(Kiến Thức) - Đó là những bức ảnh đen trắng chụp những khoảnh khắc đắt giá trong lịch sử. Chúng được "tô màu" lại và trở nên chân thật, sống động hơn.

Ảnh chụp Tổng thống Abraham Lincoln gặp Tướng McClellan tại Antietam, Maryland hồi tháng 9/1862.
Ảnh chụp Tổng thống Abraham Lincoln gặp Tướng McClellan tại Antietam, Maryland hồi tháng 9/1862.

Hé lộ 9 tuyệt sắc giai nhân của gian thần Hòa Thân

(Kiến Thức) - Hòa Thân không chỉ tham lam tiền bạc mà ông ta luôn khát khao có được mọi giai nhân trong thiên hạ để hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian.

Tính cách quyết định số phận, địa vị quyết định hôn nhân. Một quan tham đệ nhất như Hòa Thân, ông ta hận rằng không thể vơ hết tiền bạc trong thiên hạ. Là một Hòa Thân quyền thế ngút trời, muốn gì được nấy vì thế ông ta luôn khao khát có mọi giai nhân trong thiên hạ để được hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian, thậm chí còn dám nhòm ngó cả giai nhân của hoàng thượng. Theo sử sách ghi lại thì có đến 9 trang tuyệt sắc giai nhân luôn kề cận bên đại gian thần này. Thực sự quan tham như Hòa Thân từ cổ chí kim chắc chỉ có một.
Tính cách quyết định số phận, địa vị quyết định hôn nhân. Một quan tham đệ nhất như Hòa Thân, ông ta hận rằng không thể vơ hết tiền bạc trong thiên hạ. Là một Hòa Thân quyền thế ngút trời, muốn gì được nấy vì thế ông ta luôn khao khát có mọi giai nhân trong thiên hạ để được hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian, thậm chí còn dám nhòm ngó cả giai nhân của hoàng thượng. Theo sử sách ghi lại thì có đến 9 trang tuyệt sắc giai nhân luôn kề cận bên đại gian thần này. Thực sự quan tham như Hòa Thân từ cổ chí kim chắc chỉ có một. 

Phùng Tễ Văn - người vợ kết tóc se tơ với Hòa Thân. Nàng vốn là cháu gái của tể tướng Anh Liêm đương triều. Khi kết hôn, Hòa Thân còn chưa đăng quan đọc sách. Phùng Tễ Văn xuất thân danh giá, là con gái độc nhất của một gia thế Mãn Thanh. Tổ phụ nàng quản lý tài chính quốc gia và phụ trách các sự vụ trong cung đình và rất được Càn Long tín nhiệm. Nàng tính tình hiền dịu đoan trang, sau khi xuất giá an phận một lòng vì chồng, giáo dưỡng con cái. Nàng luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho Hòa Thân. Điều này khiến cho Hòa Thân chưa bao giờ dám làm điều gì ngông cuồng trước mặt nàng. Họ có hai người con, con cả lấy công chúa Hòa Hiếu cháu đời thứ 12 của Càn Long, con thứ không may chết yểu vào năm Gia Khánh nguyên niên. Đau đớn tột cùng nên cơ thể lâm trọng bệnh, đến năm thứ 3 Gia Khánh tức 1798 thì nàng qua đời, thọ 47 tuổi. Đám tang được tổ chức vô cùng long trọng, các vương công đại thần trong triều đều có mặt.
Phùng Tễ Văn - người vợ kết tóc se tơ với Hòa Thân. Nàng vốn là cháu gái của tể tướng Anh Liêm đương triều. Khi kết hôn, Hòa Thân còn chưa đăng quan đọc sách. Phùng Tễ Văn xuất thân danh giá, là con gái độc nhất của một gia thế Mãn Thanh. Tổ phụ nàng quản lý tài chính quốc gia và phụ trách các sự vụ trong cung đình và rất được Càn Long tín nhiệm. Nàng tính tình hiền dịu đoan trang, sau khi xuất giá an phận một lòng vì chồng, giáo dưỡng con cái. Nàng luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho Hòa Thân. Điều này khiến cho Hòa Thân chưa bao giờ dám làm điều gì ngông cuồng trước mặt nàng. Họ có hai người con, con cả lấy công chúa Hòa Hiếu cháu đời thứ 12 của Càn Long, con thứ không may chết yểu vào năm Gia Khánh nguyên niên. Đau đớn tột cùng nên cơ thể lâm trọng bệnh, đến năm thứ 3 Gia Khánh tức 1798 thì nàng qua đời, thọ 47 tuổi. Đám tang được tổ chức vô cùng long trọng, các vương công đại thần trong triều đều có mặt. 
Trường nhị cô là tiểu thiếp trong phủ của Hòa Thân, khi vào phủ được ở cùng khu với Phùng Tễ Văn nên trong phủ được gọi là Mợ Hai. Đây có thể nói là người được Hòa Thân vô cùng tín nhiệm bởi nàng rất giỏi quản lý tài chính và chuyên phụ trách tài chính của Hòa gia. Nàng là người rất thông minh và có chủ kiến, mỗi khi Hòa Thân gặp phải chuyện đau đầu đều tìm nàng bàn bạc vì thế nàng là người có quyền lực nhất trong Hòa phủ. Nàng vốn xuất thân nghèo khổ thấp hèn, năm 11 tuổi đã bị đến phủ của Tào Tư Viên ở Hình bộ làm nô tì. Ở đây nàng không những học được quản lý tài chính mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Nàng càng lớn càng xinh đẹp lại đa tài nên được Tào Tư Viên lập làm thiếp. Vì cứu thân nên ông ta đã dâng nàng cho Hòa Thân. Hòa Thân gặp nàng thì mê mệt vì sắc đẹp và ngưỡng mộ về tài năng nên sau này nàng đã trở thành cánh tay đắc lực của Hòa Thân.
 Trường nhị cô là tiểu thiếp trong phủ của Hòa Thân, khi vào phủ được ở cùng khu với Phùng Tễ Văn nên trong phủ được gọi là Mợ Hai. Đây có thể nói là người được Hòa Thân vô cùng tín nhiệm bởi nàng rất giỏi quản lý tài chính và chuyên phụ trách tài chính của Hòa gia. Nàng là người rất thông minh và có chủ kiến, mỗi khi Hòa Thân gặp phải chuyện đau đầu đều tìm nàng bàn bạc vì thế nàng là người có quyền lực nhất trong Hòa phủ. Nàng vốn xuất thân nghèo khổ thấp hèn, năm 11 tuổi đã bị đến phủ của Tào Tư Viên ở Hình bộ làm nô tì. Ở đây nàng không những học được quản lý tài chính mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Nàng càng lớn càng xinh đẹp lại đa tài nên được Tào Tư Viên lập làm thiếp. Vì cứu thân nên ông ta đã dâng nàng cho Hòa Thân. Hòa Thân gặp nàng thì mê mệt vì sắc đẹp và ngưỡng mộ về tài năng nên sau này nàng đã trở thành cánh tay đắc lực của Hòa Thân.
Ngô Khanh Liên là một tài nữ nổi tiếng Tô Châu Giang Nam, vốn là ái thiếp của Vương Đản Vọng - quan Bố Chính Cam Túc, hậu nhiệm tuần phủ Chiết Giang. Nàng là người nổi tiếng có phong thái uyển chuyển, ăn nói khôn khéo, cầm kì thi họa đều giỏi nên làm say mê biết bao người, rất được các bậc mày râu yêu chiều, nhất là sau khi nàng đến sống tại Bảo Ngọc lâu các xây bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu. Năm thứ 16 Càn Long, Vương Đản Vọng và các quan lại địa phương dính vào vụ án tham ô lớn và bị giết, tài sản bị tịch thu, nàng được Thị lang Tưởng Tích đưa về phủ, sau này vì muốn câu kết với Hòa Thân nên đã dâng nàng cho Hòa Thân. Sau khi về Hòa gia, nàng cùng với Trường Nhị Cô quản lí tài chính cho nội phủ, nàng cũng có tài trong quản lí tài chính và trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu của Hòa Thân.
Ngô Khanh Liên là một tài nữ nổi tiếng Tô Châu Giang Nam, vốn là ái thiếp của Vương Đản Vọng - quan Bố Chính Cam Túc, hậu nhiệm tuần phủ Chiết Giang. Nàng là người nổi tiếng có phong thái uyển chuyển, ăn nói khôn khéo, cầm kì thi họa đều giỏi nên làm say mê biết bao người, rất được các bậc mày râu yêu chiều, nhất là sau khi nàng đến sống tại Bảo Ngọc lâu các xây bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu. Năm thứ 16 Càn Long, Vương Đản Vọng và các quan lại địa phương dính vào vụ án tham ô lớn và bị giết, tài sản bị tịch thu, nàng được Thị lang Tưởng Tích  đưa về phủ, sau này vì muốn câu kết với Hòa Thân nên đã dâng nàng cho Hòa Thân. Sau khi về Hòa gia, nàng cùng với Trường Nhị Cô quản lí tài chính cho nội phủ, nàng cũng có tài trong quản lí tài chính và trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu của Hòa Thân. 
Đậu Khấu mĩ nữ Dương Châu, là một trong những “Tiến hiến mĩ nữ” được Uông Như Long thương gia buôn muối Dương Châu dày công nuôi dạy. Nếu so với các mỹ nữ trong phủ Hòa Thân thì nàng còn đa tài hơn nhiều. Năm đó, Hòa Thân cùng Càn Long đi tuần thú Giang Nam, khi Uông Như Long dâng mĩ nữ cho hoàng đế thì cũng dâng Đậu Khấu cho Hòa Thân làm cống phẩm. Bản tính háo sắc của Hòa Thân trỗi dậy, nên chẳng có gì lạ khi đại giai thần mới gặp đã mê mệt nàng. Ngày 18/01 năm thứ tư Gia Khánh, khi nghe tin Hòa Thân bị chết trong ngục, nàng vô cùng đau đớn, sau khi làm một bài thơ liền nhảy lầu tự vẫn.
Đậu Khấu mĩ nữ Dương Châu, là một trong những “Tiến hiến mĩ nữ” được Uông Như Long thương gia buôn muối Dương Châu dày công nuôi dạy. Nếu so với các mỹ nữ trong phủ Hòa Thân thì nàng còn đa tài hơn nhiều. Năm đó, Hòa Thân cùng Càn Long đi tuần thú Giang Nam, khi Uông Như Long dâng mĩ nữ cho hoàng đế thì cũng dâng Đậu Khấu cho Hòa Thân làm cống phẩm. Bản tính háo sắc của Hòa Thân trỗi dậy, nên chẳng có gì lạ khi đại giai thần mới gặp đã mê mệt nàng.  Ngày 18/01 năm thứ tư Gia Khánh, khi nghe tin Hòa Thân bị chết trong ngục, nàng vô cùng đau đớn, sau khi làm một bài thơ liền nhảy lầu tự vẫn. 
Nạp Lan: Trên danh nghĩa là con nuôi của Hòa Thân nhưng thực tế là nhân tình của ông ta. Bố của Nạp Lan là Tô Lăng Á. Khi nàng lên 13, 14, Tô Lăng Á đang làm đạo đài ở Nhiêu Quảng Giang Nam. Ông ta ngày đêm nuôi mộng đến Bắc Kinh làm quan lớn nên mới câu kết với Hòa Thân và dâng con gái như hoa như ngọc của mình làm con nuôi cho ông ta. Sau một đêm phong tình với Hòa Thân thì đôi bên đều có lợi của mình. Cha nàng được điều đến Kinh thành làm thị lang ở sử bộ, sau này dần dần lên cao. Hòa Thân và Nạp Lan lúc nào cũng quấn quýt, ông ta cũng rất muốn cưới nàng đưa về phủ nhưng không thể đổi được chữ “con nuôi” đã nhận, sợ người đời dị nghị thế là đành đối đãi với nàng dưới cái danh nghĩa mập mờ "cha - con".
Nạp Lan: Trên danh nghĩa là con nuôi của Hòa Thân nhưng thực tế là nhân tình của ông ta. Bố của Nạp Lan là Tô Lăng Á. Khi nàng lên 13, 14, Tô Lăng Á đang làm đạo đài ở Nhiêu Quảng Giang Nam. Ông ta ngày đêm nuôi mộng đến Bắc Kinh làm quan lớn nên mới câu kết với Hòa Thân và dâng con gái như hoa như ngọc của mình làm con nuôi cho ông ta. Sau một đêm phong tình với Hòa Thân thì đôi bên đều có lợi của mình. Cha nàng được điều đến Kinh thành làm thị lang ở sử bộ, sau này dần dần lên cao. Hòa Thân và Nạp Lan lúc nào cũng quấn quýt, ông ta cũng rất muốn cưới nàng đưa về phủ nhưng không thể đổi được chữ “con nuôi” đã nhận,  sợ người đời dị nghị thế là đành đối đãi với nàng dưới cái danh nghĩa mập mờ "cha - con".
Hắc Mai Khôi. Nàng cũng là một mĩ nữ được thương nhân buôn muối Uông Như Long dâng tặng làm cống phẩm khi Hòa Thân cùng Càn Long xuống Dương Châu Giang Nam. Nàng có nước da bánh mật mịn láng như lụa, cơ thể căng tràn sức sống, dáng người uyển chuyển thướt tha. Hắc Mai Khôi đã hớp hồn Hòa Thân trong suốt thời gian dài. Sau này, vào cuối đời Càn Long có luật cứ đến mùa xuân hậu cung sẽ cho một số cung nữ được xuất cung, Hòa Thân bèn lợi dụng cơ hội này, đút lót thái giám tổng quản. Nhờ vậy, nàng hợp tình hợp lẽ được xuất cung và về sống tại biệt thự Thục xuân viện của Hòa Thân. Hai người thoải mái gặp gỡ. Sau này, Hòa Thân đưa nàng về phủ làm thiếp. Đây chính là mĩ nữ được nhắc đến trong 20 tội trạng mà Gia Khánh xử Hòa Thân có tội “nạp xuất cung nữ tử vi thứ thê”.
 Hắc Mai Khôi. Nàng cũng là một mĩ nữ được thương nhân buôn muối Uông Như Long dâng tặng làm cống phẩm khi Hòa Thân cùng Càn Long xuống Dương Châu Giang Nam. Nàng có nước da bánh mật mịn láng như lụa, cơ thể căng tràn sức sống, dáng người uyển chuyển thướt tha. Hắc Mai Khôi đã hớp hồn Hòa Thân trong suốt thời gian dài. Sau này, vào cuối đời Càn Long có luật cứ đến mùa xuân hậu cung sẽ cho một số cung nữ được xuất cung, Hòa Thân bèn lợi dụng cơ hội này, đút lót thái giám tổng quản. Nhờ vậy, nàng hợp tình hợp lẽ được xuất cung và về sống tại biệt thự Thục xuân viện của Hòa Thân. Hai người thoải mái gặp gỡ. Sau này, Hòa Thân đưa nàng về phủ làm thiếp. Đây chính là mĩ nữ được nhắc đến trong 20 tội trạng mà Gia Khánh xử Hòa Thân có tội “nạp xuất cung nữ tử vi thứ thê”.
Tiểu Oanh và Tử Yến cũng giống Hắc Mai Khôi đều là cống phẩm của quan lại Giang Nam. Lúc đó Hòa Thân hộ tống Càn Long đi tuần Giang Ninh, khi đến hỏi thăm tình hình ở bên sông Tần Hoài tổng đốc Lưỡng Giang và chủ xưởng dệt Giang Ninh bèn sắp xếp danh kĩ tập trung trên thuyền vô cùng náo nhiệt. Tối hôm đó, bọn họ còn cống cho Càn Long hai nàng giai nhân tuyệt sắc Giang Nam. Nàng Tiểu Oanh đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Tiểu Oanh và Tử Yến cũng giống Hắc Mai Khôi đều là cống phẩm của quan lại Giang Nam. Lúc đó Hòa Thân hộ tống Càn Long đi tuần Giang Ninh, khi đến hỏi thăm tình hình ở bên sông Tần Hoài tổng đốc Lưỡng Giang và chủ xưởng dệt Giang Ninh bèn sắp xếp danh kĩ tập trung trên thuyền vô cùng náo nhiệt. Tối hôm đó, bọn họ còn cống cho Càn Long hai nàng giai nhân tuyệt sắc Giang Nam. Nàng Tiểu Oanh đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Còn nàng Tử Yên cũng là trang quốc sắc thiên hương. Điều này làm Hòa Thân thèm nhỏ dãi, cũng khiến ông ta nổi cơn thịnh nộ, cuối cùng bọn họ phải cống cho Hòa Thân mười mấy vạn lượng bạc mới yên thân. Hòa Thân không thôi tơ tưởng hai nàng bao nhiêu năm, mãi về sau cũng giống như nàng Mai Khôi, đợi hai nàng xuất cung ông ta bèn đón vào phủ làm thiếp.
Còn nàng Tử Yên cũng là trang quốc sắc thiên hương. Điều này làm Hòa Thân thèm nhỏ dãi, cũng khiến ông ta nổi cơn thịnh nộ, cuối cùng bọn họ phải cống cho Hòa Thân mười mấy vạn lượng bạc mới yên thân. Hòa Thân không thôi tơ tưởng hai nàng bao nhiêu năm, mãi về sau cũng giống như nàng Mai Khôi, đợi hai nàng xuất cung ông ta bèn đón vào phủ làm thiếp.
Nàng Mary là người phương tây, tóc vàng mắt xanh, vô cùng lẳng lơ đa tình. Nàng với Đậu Khấu chính là hai giai nhân đẹp nhất trong phủ Hòa Thân, bình thường nàng vẫn sống cùng với Ngô Khanh Liên, Đậu Khấu và Hắc Mai Khôi ở từ đường sân sau. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Nàng Mary là người phương tây, tóc vàng mắt xanh, vô cùng lẳng lơ đa tình. Nàng với Đậu Khấu chính là hai giai nhân đẹp nhất trong phủ Hòa Thân, bình thường nàng vẫn sống cùng với Ngô Khanh Liên, Đậu Khấu và Hắc Mai Khôi ở từ đường sân sau. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).