Đàn ông bỏ ăn sáng dễ bị đau tim

(Kiến Thức) - Một nghiên cứu ở những người đàn ông trưởng thành cho thấy, những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ đau tim tăng 27% so với những người có ăn sáng.

Nghiên cứu được thực hiện bới các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, được công bố trên tạp chí Circulation ngày 22/7. Nghiên cứu phân tích thói quen ăn uống hàng ngày cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe của gần 27.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-82 trong khoảng thời gian từ năm 1992-2008.
Kết quả khảo sát trong 16 năm cho thấy, 1527 người đã bị đau tim, trong đó có 171 người tiết lộ họ thường xuyên bỏ bữa sáng.
Những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ đau tim tăng 27% so với những người có ăn sáng.
 Những người thường xuyên bỏ bữa sáng có nguy cơ đau tim tăng 27% so với những người có ăn sáng.
Kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ mắc các cơn đau tim hoặc tử vong do các bệnh tim mạch ở nam giới bỏ bữa sáng thường xuyên cao hơn tới 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. Ngoài ra, theo thống kê, những người ăn sáng thường ăn nhiều hơn những người bỏ bữa sáng trung bình một bữa trong ngày, điều này cho thấy những người bỏ bữa sáng thường không ăn bù cho lượng thức ăn thiếu.
Dù các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn rằng bỏ ăn sáng có phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau tim hay không, nhưng họ đã đưa ra kết luận và khuyến cáo: những người không ăn sáng khả năng đói lớn hơn, do đó sẽ nạp nhiều thức ăn ở các bữa trưa và tối hơn, điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể phải xử lý một lượng calo lớn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và có thể dẫn đến tắc động mạch.
Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc bỏ ăn sáng và các vấn đề sức khỏe như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường... được coi là tiền thân của bệnh tim mạch.

Công nương nước Anh sinh bé trai

(Kiến Thức) - Cung điện Buckingham đã xác định thông tin nữ công tước xứ Cambridge đã cho ra đời một bé trai, con đầu của cô và Hoàng tử William.

Em bé được mong chờ nhất Vương quốc Anh cuối cùng đã chào đời. Cung điện Buckingham đã xác định thông tin nữ công tước xứ Cambridge - Kate Middleton - đã cho ra đời một bé trai, con đầu của cô và Hoàng tử William.

Tony Appleton - người thông báo của thành phố trang trọng đọc thông cáo về sự chào đời của Hoàng tử nhỏ.
 Tony Appleton - người thông báo của thành phố trang trọng đọc thông cáo về sự chào đời của Hoàng tử nhỏ.

“Ngó” các nước trên thế giới ăn sáng

Bữa sáng ở Alaska gồm món thịt tuần lộc và một quả trứng kèm theo một chiếc bánh.
Bữa sáng ở Alaska gồm món thịt tuần lộc và một quả trứng kèm theo một chiếc bánh.

Bữa sáng ở Nhật Bản phổ biến với món cá, đậu phụ và cơm
 Bữa sáng ở Nhật Bản phổ biến với món cá, đậu phụ và cơm

Bữa sáng ở Ấn Độ với khoai tây nướng, đậu hũ Ấn Độ, đậu lăng, rau xanh, xúc xích và bánh mì chuối nướng.
 Bữa sáng ở Ấn Độ với khoai tây nướng, đậu hũ Ấn Độ, đậu lăng, rau xanh, xúc xích và bánh mì chuối nướng.

Ăn sáng ở Mỹ với món bánh với xi-rô và quả việt quất và vài lát thịt xông khói.
 Ăn sáng ở Mỹ với món bánh với xi-rô và quả việt quất và vài lát thịt xông khói.

Ăn sáng ở Ghana với món ăn phổ biến của nước này có tên gọi là waakye. Đây là món ăn được nấu từ gạo với đậu và du khách có thể nếm thử ở tất cả các quầy hàng trên đường phố ở Ghana.
 Ăn sáng ở Ghana với món ăn phổ biến của nước này có tên gọi là waakye. Đây là món ăn được nấu từ gạo với đậu và du khách có thể nếm thử ở tất cả các quầy hàng trên đường phố ở Ghana.

Bữa sáng ở Thái Lan là món cá có vị cay mát của bạc hà và thịt lợn ngọt cay, dùng với cơm. Bạn sẽ tìm thấy món ăn có hương vị tuyệt vời này tại các quầy hàng trên khắp Thái Lan với giá chỉ 30 Bhat.
 Bữa sáng ở Thái Lan là món cá có vị cay mát của bạc hà và thịt lợn ngọt cay, dùng với cơm. Bạn sẽ tìm thấy món ăn có hương vị tuyệt vời này tại các quầy hàng trên khắp Thái Lan với giá chỉ 30 Bhat.

Bữa sáng của người Australia: Chỉ có duy nhất một thành phần quan trọng đó là Vegemite. Người Australia khi đi du lịch thường đem theo một lọ Vegemite màu nâu, sệt, mặn trong ba lô.
 Bữa sáng của người Australia: Chỉ có duy nhất một thành phần quan trọng đó là Vegemite. Người Australia khi đi du lịch thường đem theo một lọ Vegemite màu nâu, sệt, mặn trong ba lô.

Bữa sáng ở Thổ Nhĩ Kỳ gồm một vài miếng pho mát, bơ, ô liu, trứng, cà chua, dưa chuột, mứt, mật ong, và thịt thái lát.
 Bữa sáng ở Thổ Nhĩ Kỳ gồm một vài miếng pho mát, bơ, ô liu, trứng, cà chua, dưa chuột, mứt, mật ong, và thịt thái lát.

Bữa điểm tâm sáng ở Mexico khá đầy đủ dinh dưỡng với thịt bò, món chilequiles (đặc trưng ở Mexico), khoai tây chiên, pho mát và đậu phụ.
Bữa điểm tâm sáng ở Mexico khá đầy đủ dinh dưỡng với thịt bò, món chilequiles (đặc trưng ở Mexico), khoai tây chiên, pho mát và đậu phụ.

Bữa sáng ở Ba Lan có tên địa phương là Jajecznica. Bữa sáng truyền thống của quốc gia này thường gồm trứng bác và 2 bánh khoai tây.
 Bữa sáng ở Ba Lan có tên địa phương là Jajecznica. Bữa sáng truyền thống của quốc gia này thường gồm trứng bác và 2 bánh khoai tây.

Bữa sáng ở Đức gồm pho mát và bánh mì mới ra lò, cùng với một ly cà phê thơm ngon.
 Bữa sáng ở Đức gồm pho mát và bánh mì mới ra lò, cùng với một ly cà phê thơm ngon.

Bữa sáng tại Pháp gồm bánh sừng bò ăn kèm với hạnh nhân nghiền, bơ, kem hoặc chocolate.
 Bữa sáng tại Pháp gồm bánh sừng bò ăn kèm với hạnh nhân nghiền, bơ, kem hoặc chocolate.

Bữa sáng ở Philippines gồm có các loại trái cây địa phương như xoài, cơm, và xúc xích nhỏ (được gọi là longganisa).
 Bữa sáng ở Philippines gồm có các loại trái cây địa phương như xoài, cơm, và xúc xích nhỏ (được gọi là longganisa).

Bữa sáng đầy đủ ở Anh phải có đậu, xúc xích, thịt lợn xông khói, trứng, nấm, bánh mỳ, kèm theo một cốc trà.
 Bữa sáng đầy đủ ở Anh phải có đậu, xúc xích, thịt lợn xông khói, trứng, nấm, bánh mỳ, kèm theo một cốc trà.

Bữa sáng ở Scotland khá đầy đủ giống ở Anh, gồm có tim, gan và phổi cừu băm nhỏ với hành tây, tẩm bột yến mạch, mỡ, gia vị, muối.
 Bữa sáng ở Scotland khá đầy đủ giống ở Anh, gồm có tim, gan và phổi cừu băm nhỏ với hành tây, tẩm bột yến mạch, mỡ, gia vị, muối.

Phát hiện chất cực độc trong bún

Hôm qua (22/7), Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD VN (Vinastas) công bố kết quả kiểm tra ở TPHCM: 80% mẫu bún chứa chất làm trắng huỳnh quang Tinopal cực độc!

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Nam Vinh – Phụ trách Văn phòng Vinastas phía Nam cho biết, thời gian gần đây nhiều nguồn tin phản ánh về tình trạng các loại sản phẩm tươi chế biến từ gạo dùng để ăn liền như: bún; bánh canh; bánh phở, bánh hỏi… (gọi chung là bún) sử dụng chất làm trắng huỳnh quang (Tinopal) để làm trắng bún.

Nhóm các sản phẩm bún này lại được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm thường xuyên dùng của người dân nên đang gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày.

Bún ở cả chợ và siêu thị đều phát hiện chất cực độc Tinopal.
 Bún ở cả chợ và siêu thị đều phát hiện chất cực độc Tinopal.

Đặc biệt, Tinopal có thể làm tổn thương những mao mạch khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng. Nếu ăn bún chứa chất huỳnh quang lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư. Tùy theo lượng độc tố vào cơ thể mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.

Hơn nữa, đây là một chất dùng trong công nghiệp nên chứa các tạp chất gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì các chất làm trắng quang học ngoài khả năng gây độc, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh sản của con người.

Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng được Vinastas giao tiến hành khảo sát nhanh các mẫu bún bày bán trên thị trường để cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, đồng thời cảnh báo sớm đến người tiêu dùng.

Theo ông Đỗ Ngọc Chính – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về tiêu dùng, việc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến 25/6/2013.

Tổng cộng có 30 mẫu khảo sát gồm 6 loại: bún, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở, bánh cuốn và bánh ướt được mua ngẫu nhiên tại 9 cơ sở bán thực phẩm (gồm 4 siêu thị, 4 chợ ở trung tâm thành phố và 1 cửa hàng). Các mẫu được xác định sự hiện diện của Tinopal bằng đèn cực tím ở khoảng bước sóng 366 nm.

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 24/30 mẫu, chiếm tỷ lệ 80% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của chất làm trắng quang học. Phân tích kết quả theo từng loại sản phẩm cho thấy số lượng mẫu có chất làm trắng huỳnh quang cụ thể như: bún 5/9 mẫu (56%); bánh cuốn 0/1 (0/%); bánh ướt 4/4 (100%); bánh hỏi 5/5 (100%), bánh phở 3/4 (75%), bánh canh 7/7 (100%).

Như vậy, có 3 loại mẫu khảo sát gồm: bánh ướt; bánh canh và bánh hỏi với 100% số lượng mẫu khảo sát có sự hiện diện của chất làm trắng huỳnh quang.

Ông Chính cho biết, các hợp chất Tinopal này có khả năng phát huỳnh quang (fluorescence), cho nên chúng hấp thu các ánh sáng vàng của chất liệu mà chất này bám vào và phát ra ánh sáng màu xanh từ đó làm mắt con người nhận thấy sản phẩm sáng trắng hơn.

Các chất làm sáng quang học chuyển ánh sáng của các bước sóng ngắn trong vùng cực tím (UV range) thành các bước sóng dài sáng xanh trong vùng khả kiến (visiable range) và giảm các ánh sáng vàng. Các chất này sẽ bám vào sợi bún và làm cho các sợi bún thấy sáng hơn.

Thực tế, các chất làm sáng quang học này không làm cho bún trắng hơn mà chỉ tạo cảm giác của mắt thấy sáng và trắng hơn, tạo sự hấp dẫn cho người mua. Bên cạnh đó chất Tinopal còn được dùng trong sản xuất bún với mục đích cải thiện độ bóng bề mặt sợi bún, làm cho sợi bún hấp dẫn về mặt hình thức.

Ông Chính cũng khẳng định, qua kết quả khảo sát nhanh trên đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để giải quyết một cách triệt để. Cụ thể, Bộ Y tế là cơ quan quản lý chuyên ngành về phụ gia thực phẩm đã ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BYT (ngày 30/11/2012) về “Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm”. Trong văn bản này quy định “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm”.

Để các đối tượng có liên quan nắm vững và thực hiện nghiêm túc, Bộ cần có kế hoạch phổ biến, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định này.