Đại gia thủy sản Cà Mau bị BIDV rao bán khoản nợ gần 900 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo về việc lựa chọn đơn vị đấu giá khoản nợ hàng trăm tỷ của CTCP Kinh doanh Chế biến Thuỷ sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt. 

Theo đó, BIDV đưa ra mức giá khởi điểm cho toàn bộ nợ gốc, lãi và phí đến thời điểm bán khoản nợ của Quốc Việt (giá trị khoản nợ quy đổi tạm tính đến ngày 30/09/2021 là 873,67 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ gồm 1 quyền sử dụng đất, diện tích 3.765,9 m2 đất lúa, tại xã Định Bình, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Đồng thời là 7 quyền sử dụng đất liền kề nhau, tổng diện tích 1.283,74 m2 đất ở đô thị tổng và tài sản gắn liền với đất căn nhà kiên cố diện tích xây dựng 152,77 m2, tại số 87 đường Phan Bội Châu, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra còn có tài sản thế chấp bổ sung là các khoản phải thu theo hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ, cổ phần vốn góp của các thành viên HĐQT công ty Quốc Việt và hàng tồn kho.
Dai gia thuy san Ca Mau bi BIDV rao ban khoan no gan 900 ty dong
 Thuỷ sản Quốc Việt từng là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về xử lý và xuất khẩu tôm.
Được biết, Thuỷ sản Quốc Việt từng là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam về xử lý và xuất khẩu tôm. Với hai thế hệ giàu kinh nghiệm, công ty có thể liên tục cung cấp các sản phẩm tôm chất lượng cao nhất cho Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Canada, Australia, Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong khoảng hai năm gần đây việc xuất khẩu tôm của công ty này nhiều gặp khó khăn.
Trước khi bị ngân hàng rao bán nợ, Thuỷ sản Quốc Việt cũng từng bị xự phạt vì nợ bảo hiểm xã hội “khủng” năm 2020. 
Theo đó, Thủy sản Quốc Việt bị phạt vi phạm hành chính số tiền 150 triệu đồng vì chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp. Tính đến ngày 30/11/2019, Thủy sản Quốc Việt chậm nộp 23,8 tỷ đồng, trong đó, số tiền chậm đóng trong thời hiệu xử phạt trên 18,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thủy sản Quốc Việt còn bị phạt 60 triệu đồng về hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng trên 1,9 tỷ đồng. Tổng số tiền Công ty thủy sản Quốc Việt bị phạt là 210 triệu đồng. 

BIDV 'chật vật' xử lý khoản nợ 2.400 tỷ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh

(Vietnamdaily) - BIDV lại tiếp tục cần thẩm định giá khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh sau khi 7 lần đều đấu giá thất bại.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tiếp tục thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh.

Theo đó, khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh được đảm bảo bằng Nhà máy điện phân chì kẽm (gồm toàn bộ công trình xây dựng, máy móc thiết bị) tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn công suất 25.000 tấn kẽm/năm, 10.000 tấn chì/năm, 1.200 bột ô xít kẽm/năm, 40.000 a xít sunfuaric/năm.

Đồng thời là quyền khai thác mỏ Bó Liều thuộc xã Đông Lạc và xã Nam Cường; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có địa chỉ tại 381 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội; Quyền sử dụng đất diện tích 14.500 m2 và tài sản gắn liền trên đất tại xã Lạc Hồng, Hưng Yên là đất thuê trả tiền hằng năm.

Ngoài ra tài sản đảm bảo của Ngọc Linh còn là 1 xe ô tô nhãn hiệu Lexus.

Như vậy, đây sẽ là lần rao bán thứ 8 của BIDV đối với khoản nợ của đại gia khoáng sản Ngọc Linh.

Gần đây nhất, hồi tháng 3/2021, BIDV rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là hơn 1.385 tỷ đồng, bằng dư nợ gốc của khoản nợ, tức BIDV đã hạ giá khoản nợ này xuống hơn 1.000 tỷ đồng.

Được biết, tính đến ngày 28/12/2020, tổng dư nợ của khoản nợ là hơn 2.400 tỷ đồng; trong đó, có hơn 1.385 tỷ đồng dư nợ gốc và hơn 1.019 tỷ đồng dư nợ lãi, phí phạt. 

BIDV 'chat vat' xu ly khoan no 2.400 ty cua dai gia khoang san Ngoc Linh
 

Ngọc Linh là chủ đầu tư Nhà máy Điện phân chì kẽm Bắc Kạn, công suất 30.000 tấn/năm, toạ lạc tại khu đất rộng gần 64,4ha ở thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Dự án được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư 789 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có là 180 tỷ đồng, còn lại là vốn vay. Sau 8 lần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án được nâng lên tới 2.170 tỷ đồng.

Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản, Ngọc Linh còn là chủ đầu tư Dự án Công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở tại số 161 Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án nhiều năm chưa được khởi công do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tính đến cuối năm 2019, báo cáo riêng lẻ của Ngọc Linh cho thấy quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 3.229,8 tỷ đồng, song có tới 2/3 được tài trợ bởi nguồn vốn nợ phải trả.

Doanh thu và lợi nhuận của Ngọc Linh (công ty mẹ) trong giai đoạn 2017 – 2019 cũng rất khiêm tốn so với quy mô tổng tài sản. Năm 2019, dù ghi nhận doanh thu cao nhất trong vòng 3 năm, đạt 50,9 tỷ đồng, song Ngọc Linh (công ty mẹ) cũng chỉ báo lãi 730 triệu đồng.

Găng tay Nam Việt bị BIDV siết nợ hơn 1.000 tỷ đồng làm ăn ra sao?

(Vietnamdaily) - BIDV rao bán khoản nợ bao gồm cả VNĐ và USD lên tới 1.025 tỷ đồng của Găng tay Nam Việt.

Ngày 11/12, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai (BIDV) sẽ bán đấu giá khoản nợ của CTCP Găng tay Nam Việt bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ.

Theo đó, giá trị khoản nợ của Găng tay Nam Việt tính đến ngày 21/10/2021 là gần 1.025 tỷ đồng bao gồm 40 triệu USD và 99 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc quy đổi sang VNĐ là 801 tỷ đồng, còn dư nợ lãi, phí phạt chậm trả là 224 tỷ đồng. Đây là khoản nợ theo các hợp đồng tín dụng từ các năm 2013, 2017, 2018 và 2019.

Lâm Đồng: Huyện Bảo Lâm nói gì về tình trạng về tình trạng phân lô tách thửa tràn lan?

(Vietnamdaily) - Huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn theo đúng quy định.

Mới đây, nhiều cơ quan bán chí đã phản ánh về tình trạng nhiều quả đồi ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) bị cạo trọc mảng xanh để phân lô, bán nền.

Các "dự án" này được triển khai khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép, nhưng được các công ty bất động sản tham gia với hình thức: nắm quyền mua bán, phát triển bất động sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn do các cá nhân riêng lẻ đứng.