Cứu sống "dị nhân" nuốt dao lam, bác sỹ "mò" được đống đồ trong dạ dày

Bệnh nhân là nam, 55 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức chẩn đoán dị vật thực quản dạ dày, người bệnh tâm thần phân liệt nguy cơ thủng thực quả nguy hiểm tính mạng. 

Cuu song
Các bác sĩ thực hiện ca gắp dị vật hy hữu cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)

Tại bệnh viện truyến dưới, các bác sĩ xác định một chiếc dao lam ở vị trí ngang mức hạ họng, miệng thực quản. Do nguy cơ gây thủng thực quản có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nên bệnh viện đã chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. 

PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhân cho biết qua hình ảnh nội soi, các bác sĩ đã hình dung những “vật dụng” trong dạ dày người bệnh nhưng không ngờ nhiều và lớn đến như vậy. Khi mở dạ dày bệnh nhân thì thấy trong đó rất nhiều các cục dị vật lổn nhổn khác nhau, có cảm giác như 'mò đồ bỏ quên dưới biển'. 

“Từng khối dị vật được đưa ra khỏi cơ thể bệnh nhân, khi thì cái bật lửa, khi thì là viên đá, hòn sỏi, khi là túi nilon, hạt bàng…, hầu hết màu đen do nằm lâu trong dạ dày. Phải mất hàng giờ đồng hồ chúng tôi mới lấy bỏ được toàn bộ các dị vật ra khỏi dạ dày bệnh nhân”, PGS.TS Chính chia sẻ.

Cuu song

Các dị vật được lấy ra khỏi cơ thể nạn nhân (ảnh: BVCC)

Được biết, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt, hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có anh là liệt sỹ được trợ cấp nhưng hiện ở với người thân vì bố mẹ đều đã mất. Do vậy, các bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình về việc chữa bệnh, quản lý bệnh nhân sau này, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu bệnh nhân nuốt những vật nguy hiểm.

Cách đây một năm, đã có lần người bệnh cũng nuốt dị vật và đã được phẫu thuật lấy dị vật. Gần đây, người nhà thấy bệnh nhân không chịu ăn, kêu đau vùng cổ nên đã đưa đi khám. 

Trước đó, các bác sĩ của bệnh viện từng tiếp nhận một cháu bé 5 tuổi ở quảng Ninh cũng tự ăn tóc của chính mình. Trẻ vào viện trong tình trạng bứt gần trụi đầu, đau bụng, nôn. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy cả búi tóc cuộn trong dạ dày, nguyên nhân làm trẻ ăn kém và đau bụng thường xuyên.

Trẻ mắc hội chứng “tóc mây “ hay hội chứng Rapunzel hay gặp ở các trẻ gái có rối loạn tâm lý tự bứt tóc mình và nuốt vào dạ dày. Hội chứng Rapunzel được bác sĩ Vaughan ghi nhận và báo cáo trên y văn thế giới lần đầu vào năm 1968. Theo đó, người mắc hội chứng này thường ăn tóc của mình hoặc người khác, thậm chí búp bê, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột, lâu ngày gây tắc, thủng ruột.

Hoảng hồn bé nhỏ sốt liên tục sau khi nhà trẻ vì lý do kinh khủng này

(Kiến Thức) - Thấy con bị sốt liên tục không hạ sau khi đón từ nhà trẻ về, người bố cho bé đi khám tại nhiều phòng khám tư nhân nhưng không ra bệnh. Khi đến viện, bác sĩ phát hiện con có dị vật trong mũi.

Câu chuyện bé nhỏ nhét dị vật vào mũi của tài khoản facebook Nguyễn Thu Trang chia sẻ mới đây trên mạng xã hội nhằm cảnh báo cho những gia đình đang có con nhỏ.
Bài viết cho hay, sau khi được đón từ nhà trẻ về, người bé trai nóng ran, bố bé nghĩ là con sốt bình thường như mọi khi thì tối chườm khăn lạnh

Nhã Phương diện váy gợi cảm nhưng vòng một lại "biến mất"

(Kiến Thức) - Vừa qua Nhã Phương xuất hiện trước công chúng trong bộ máy xanh lệch vai gợi cảm nhưng vòng một của nữ diễn viên mới gây chú ý.

Nha Phuong dien vay goi cam nhung vong mot lai
 Nhã Phương xinh đẹp tựa nữ thần trong chiếc váy xanh lệch vai sang trọng.

Nắm chặt tay trong 30 giây để tự kiểm tra tình trạng sức khoẻ

Nắm chặt tay kiểu này trong 30 giây bạn sẽ tự kiểm tra được tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của mình - nhớ giắt lưng và áp dụng ngay.

Nam chat tay trong 30 giay de tu kiem tra tinh trang suc khoe

Ảnh minh họa.

Ấn sau vào huyệt Thái xung (chỗ lõm giữa ngón chân cái và ngón thứ 2), nếu cảm thấy hơi khó chịu là gan hoạt động yếu.

Để điều chỉnh, dùng ngón tay cái và ngón trỏ đè vào gốc móng chân cái (cả 2 chân), day ấn khoảng 10 lần để điều chỉnh đường kinh Can và Tỳ.

Nam chat tay trong 30 giay de tu kiem tra tinh trang suc khoe-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Nắm chặt tay trong vòng 30 giây

Cách thực hiện:

Hãy giơ bàn tay lên, nắm nghiến chặt lại như nắm đấm trong vòng 30 giây, sau đó mở ra và quan sát xem tại bị trắng sẽ hồng trở lại nhanh hay chậm?

Khi nắm chặt tay sẽ khiến cho các mạch máu ở dưới tay bị ép lại, ngăn chặn và cản trở hệ thống tuần hoàn máu, khiến lòng bàn tay sẽ trở nên trắng xanh.

Bàn tay khi bị biến thành màu trắng, nếu hồi phục lại màu sắc ban đầu ngay lập tức, thì có nghĩa rằng các mạch máu của bạn vẫn khỏe mạnh.

Nếu như chúng phải mất nhiều hơn 10 giây để hồi phục, thì bạn nên cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch, thiếu máu, máu lưu thông chậm.

Lời khuyên dành cho bạn là nên kiểm tra sức khỏe, lựa chọn thực phẩm phù hợp và rèn luyện thể lực đều đặn hơn.