Cúm dạ dày cần chú ý 4 điểm kẻo hối không kịp

Hầu hết các bệnh cúm dạ dày không cần dùng kháng sinh để điều trị, nhưng phải chú ý 4 điểm sau.

Bệnh cúm dạ dày đang âm thầm lây lan gần đây nhưng bạn có biết rằng, hầu hết không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan chỉ ra rằng, cúm dạ dày (hay còn gọi là viêm dạ dày ruột virus) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột đặc trưng với những triệu chứng như tiêu chảy ra nước, đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn và đôi khi kèm theo sốt.
Hầu hết các bệnh cúm dạ dày không cần dùng kháng sinh để điều trị, nhưng phải chú ý 4 điểm sau để phân biệt.
Cum da day can chu y 4 diem keo hoi khong kip
Ảnh minh họa.
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy: Nếu bị nôn và tiêu chảy, bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân, không để chậm trễ trong việc điều trị, không nên tự ý dùng kháng sinh.
2. Bổ sung nước: Nếu bạn bị viêm dạ dày ruột và cảm lạnh, trọng tâm điều trị là tránh mất nước, bạn cũng có thể ra hiệu thuốc mua các loại nước điện giải uống để bổ sung nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.
Sử dụng đồ uống quá nhiều đường có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn. Trong thời gian này, bạn có thể nhịn ăn trước để dạ dày được nghỉ ngơi, sau đó dần dần bắt đầu thử các món ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo.
3. Dùng thuốc đúng cách: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cúm dạ dày vì cúm dạ dày là bệnh nhiễm virus, thuốc kháng sinh không có tác dụng trực tiếp lên virus, hầu hết các loại thuốc được bác sĩ kê đơn là để giảm triệu chứng và tránh mất nước, không được phép dùng quá liều để chống nôn hoàn toàn hoặc chống tiêu chảy, có thể dẫn đến các phản ứng bất lợi.
4. Vệ sinh đúng cách: Bệnh cúm dạ dày dễ lây lan nên cần xử lý cẩn thận chất nôn và phân của người bệnh, có thể sử dụng thuốc tẩy pha loãng để kịp thời vệ sinh, khử trùng môi trường xung quanh. Các thành viên khác trong gia đình sống cùng nhà cũng nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm dạ dày có thể hồi phục tự nhiên trong vòng một tuần. Vì vậy, chỉ cần bạn nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước, đó là phương pháp điều trị tốt nhất, đừng tự ý uống kháng sinh kẻo mang hoạ vào thân.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Dịch cúm B diễn biến bất thường hơn mọi năm

Nguồn video: THĐT

Khi nào người bị cúm dễ lây lan nhất?

Tôi bị cúm khoảng 2 ngày trước nhưng chỉ thấy sốt, ớn lạnh, nhức đầu, không ho. Tôi có khả năng lây cúm cho người khác không?

Câu hỏi: Tôi bị cúm khoảng 2 ngày trước nhưng chỉ cảm thấy sốt, ớn lạnh, nhức đầu. Tôi có khả năng lây cúm cho người khác không?

Trả lời:

Không từ bỏ thức uống này, đàn ông dễ yếu sinh lý

Chế độ ăn uống nhiều đường sẽ làm giảm chức năng sinh sản của nam giới, cho dù là đường fructose, đường hạt hay sucrose, miễn là "đường tinh luyện" thì đều gây ra gánh nặng.

Đồ uống có đường thường rất ngon miệng. Thế nhưng, bác sĩ Đới Định Ân, một bác sĩ tiết niệu nổi tiếng người Trung Quốc, mới đây thẳng thắn cho biết, chế độ ăn nhiều đường sẽ làm giảm chức năng sinh sản của nam giới, khiến nam giới yếu sinh lý, cho dù là đường fructose, đường hạt hay sucrose, miễn là "đường tinh luyện" thì đều gây ra gánh nặng cho cơ thể.

7 loại bệnh cúm bạn cần phân biệt để điều trị hiệu quả nhanh khỏi

Ho, sốt và đau họng là các triệu chứng rõ rệt nhất của cúm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các dạng cúm khác nhau để điều trị hiệu quả nhất.

7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi

Cúm theo mùa: Tuy cúm theo mùa không đáng sợ như các dạng cúm khác, loại bệnh cúm này có tính lây lan rất cao và có thể khiến bạn khó chịu. Cúm theo mùa thường kéo dài khoảng một tuần. Sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu và đau cơ là các triệu chứng phổ biến của cúm theo mùa.

7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-2
Cúm H1N1: Cúm H1N1 được phát hiện vào năm 2009 và kể từ đó tái bùng phát mỗi năm. Các triệu chứng của cúm H1N1 tương tự như cúm theo mùa, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cả những người lớn khỏe mạnh.
7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-3
Cúm gia cầm: Với tên y học là cúm H5N1, cúm gia cầm gây ho và sốt. Có tới 60% bệnh nhân mắc cúm gia cầm tử vong. Thông thường, có hai dạng cúm gia cầm và virus cúm lây từ gia cầm bị nhiễm sang người.
7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-4
Biến thể của cúm lợn: Virus cúm này lây từ lợn sang người. Trong đa số các ca bệnh, biến thể này chỉ giống như thể nhẹ của cúm theo mùa, tuy nhiên vẫn có các trường hợp biến chứng. Đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là trẻ em vì đây là đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-5
Ebola: Dịch Ebola là một trong những dịch bệnh do virus tệ nhất từng xảy ra với nhân loại. Virus Ebola gây nôn mửa, đôi lúc chảy máu cả trong và ngoài. Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc với dịch cơ thể của đối tượng mắc bệnh.
7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-6
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS): Căn bệnh hô hấp này gây sốt, ho và thở gấp. Nghiên cứu cho thấy bệnh này lây qua đường không khí và lạc đà là những vật chủ nhiễm bệnh đầu tiên.
7 loai benh cum ban can phan biet de dieu tri hieu qua nhanh khoi-Hinh-7
Cúm dạ dày: Cúm dạ dày gây ra bởi norovirus, thường là hậu quả của việc ăn phải thực phẩm bẩn hoặc của việc tiếp xúc với vi khuẩn từ người nhiễm bệnh. Virus này gây nôn mửa và tiêu chảy trong khoảng từ 1 đến 3 ngày.