“Cụ” cá hồi đỏ U90 lập kỷ lục già nhất thế giới

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học khẳng định con cá hồi đỏ tìm thấy ngoài khơi Australia sinh năm 1929, liệu đó có phải con cá hồi đỏ già nhất thế giới?

Các nhà khoa học vừa công bố con cá hồi đỏ được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Tây Australia hồi tháng 10/2013 xác lập kỷ lục mới, là con cá sống thọ nhất từ trước đến nay, sống đến tuổi 84, và sinh vào năm 1929.
cu ca u90 lap ky luc con ca gia nhat hinh anh
 Con cá hồi đỏ này sinh vào năm 1929.
Đó là một con cá hồi Centroberyx gerrardi, có chiều dài lên tới 60cm (trong khi chiều dài tối đa của loài cá này thường là 46cm. Các nhà khoa học mất hơn 1 năm để xác định tuổi của con cá, căn cứ vào cấu trúc xương của nó dưới kính hiển vi.
cu ca u90 lap ky luc con ca gia nhat hinh anh 1
Các nhà nghiên cứu sẽ xác định số vòng tăng trưởng của xương tai trong để tìm tuổi của loài cá.
Tuổi của loài cá được xác định bằng số vòng tăng trưởng của xương tai trong, được gọi là sỏi tai. Quá trình xác định tuổi của cá gần tương tự như quá trình xác định các mặt cắt ngang thân cây để tìm ra tuổi của cây.
Con cá hồi đỏ U90 này đã đánh bại hai kỷ lục loài cá sống lâu nhất trước đó do hai con cá 78 tuổi là cá Bodianus frenchii và cá Polyprion americanus nắm giữ.

Kỳ vỹ cảnh quan thác nước đóng băng trong đêm sao

(Kiến Thức) - Những bức ảnh đẹp đến “nghẹt thở” chụp khung cảnh thác nước đóng băng sừng sững giữa bầu trời đêm đầy sao.

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh
Chỉ riêng những thác nước đóng băng đã vô cùng xinh đẹp, kết hợp với khung cảnh bầu trời đêm lung linh khiến cho thiên nhiên càng trở nên ảo diệu. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 1
Những hình ảnh ấn tượng này được nhiếp ảnh gia Paul Zizka chụp tại công viên quốc gia Canada, cho thấy vẻ đẹp của các thác nước đóng băng vào ban đêm. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 2
Paul chỉ sử dụng máy ảnh và đèn pin rọi ánh sáng để chụp được màu xanh pha lê lấp lánh của thác nước đóng băng và bầu trời đêm phía trên. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 3
 Những người leo thác băng chênh vênh bên sườn tạo cảnh tượng ngoạn mục.

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 4
Địa điểm này thường khó để tiếp cận, các nhà thám hiểm chỉ có thể đến vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 5
Ngoài công viên quốc gia Canada, nhiếp ảnh gia Paul Zizka còn chụp các thác nước tương tự tại Vườn quốc gia Kootenay và Johnston Canyon ở Vườn quốc gia Banff, Alberta.

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 6
Những nhà leo núi dũng cảm đã đến thác nước bị đóng băng khi nhiệt độ xuống đến -30 độ C để thử thách chính mình. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 7
Ảnh chụp từ xa cho thấy sự dũng cảm của các nhà leo thác băng, luôn phải đối mặt nguy hiểm khi các tảng nước đá rơi, nguy cơ sạt lở từ thác nước đóng băng. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 8
Nhà leo núi Mike Stewart đang bám vào một thác nước đóng băng tại Johnston Canyon, Công viên quốc gia Banff, Alberta, được chiếu sáng bởi ánh sáng từ đèn pin leo núi. 

ky vy canh quan thac nuoc dong bang trong dem sao hinh anh 9
Nhiếp ảnh gia Paul chọn chụp vào ban đêm để có thể nắm bắt được cả bầu trời và khung cảnh thác nước lạnh.

Top khám phá bí ẩn làm đau đầu giới khoa học 2014

(Kiến Thức) - Bí ẩn hòn đá biết đi ở thung lũng Chết, hải cẩu cưỡng hiếp chim cánh cụt… là những vấn đề khiến khoa học đau đầu giải quyết năm 2014.

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh
Câu chuyện những hòn đá biết đi trên vùng đất Racetrack Playa ở thung lũng Chết khiến các nhà khoa học điên đầu mất một thế kỷ để nghiên cứu. Mãi đến năm 2014, nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps, thuộc ĐH San Diego mới tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng kỳ lạ nói trên. Đó là sự chuyển động đòi hỏi một sự trùng khớp hết sức hoàn hảo của các hiện tượng và điều kiện nối tiếp nhau, gồm ảnh hưởng của mực nước, nhiệt độ và tác động của sức gió. Tuy nhiên, câu hỏi liệu các khối đá lớn có chung một cơ chế chuyển động như vậy không vẫn đang tiếp tục khiến các nhà khoa học bối rối. 

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 1
Khám phá nước trên sao Hỏa. Các dữ liệu từ thiết bị thăm dò của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) cho thấy một hồ nước lớn từng tồn tại trên sao Hỏa hàng tỷ năm trước và nay nước vẫn đang hiện diện trên hành tinh đỏ. Nhưng những bí ẩn khác về sao Hỏa vẫn tiếp tục gây tò mò cho các nhà khoa học. 

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 2
Các ngôi sao mất tích. Theo các nhà khoa học, ước tính phải có hàng vạn vạn ngôi sao trong vũ trụ, nhưng số lượng sao có vẻ ít hơn trong thực tế. Một số lượng sao lớn không tuân theo trật tự trong vũ trụ

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 3
Tiếng kêu rền (The Hum). Những tiếng ồn kêu rền liên tục có tần số thấp, được mô tả như tiếng kêu ầm ầm của một động cơ diesel ở xa. Không phải ai cũng nghe thấy, và mỗi người nghe lại miêu tả loại âm thanh khác nhau. Nguồn gốc của những tiếng kêu rền này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, cho đến cả 2014. 

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 4
Bí mật kẻ sát nhân đồ tể “Jack the Ripper”. Jack the Ripper khét tiếng với những tội ác ở vùng ven London vào cuối thế kỷ XIX. Các nhà điều tra đau đầu để tìm ra tung tích và chân dung kẻ sát nhân. Năm 2014, một nghiên cứu cho biết đó có thể là thợ làm tóc Aaron Kosminski. Thám tử không chuyên người Anh Russel Edwards đã đi đến kết luận đó khi dùng công nghệ phân tích ADN trong điều tra của mình. 

top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 5
Khám phá về sao Chổi. Năm 2014, dữ liệu từ robot thăm dò Rosetta cho thấy nước trên Trái đất không có nguồn gốc từ sao Chổi như giả thiết các nhà khoa học cho biết trước đây, mở ra hướng nghiên cứu mới tập trung vào tiểu hành tinh. 

 top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 6
Bí ẩn về sét hòn. Sét hòn là những vật thể sáng chói, thường có hình cầu có kích thước từ cỡ hạt đậu đến vài mét đường kính. Đây là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Các thí nghiệm đã tạo ra được những hiệu ứng tương tự với những báo cáo về sét hòn, nhưng các nhà khoa học vẫn không biết hiện tượng này có thật sự liên hệ với bất kì hiện tượng tự nhiên nào hay không. 

 top kham pha bi an lam dau dau gioi khoa hoc 2014 hinh anh 7
Năm 2014, việc hải cẩu cưỡng hiếp chim cánh cụt bị các nhà khoa học phát hiện và hiện tượng kỳ lạ này được cho là đang xảy ra thường xuyên hơn ở các hòn đảo nhỏ Nam Cực. Tuy đưa ra được nhiều giả thuyết khá chắc chắn, các nhà khoa học vẫn phải thừa nhận rằng việc xác thực lý do cho việc giao phối kỳ lạ này là rất khó.