Cụ bà 100 tuổi nhớ vanh vách tên 32 cháu chắt trong nhà

Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ bà 100 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Đặc biệt, nhà có tới 12 đứa cháu và 20 chắt nhưng cụ nhớ vanh vách tên từng đứa.

Dù đã 100 tuổi nhưng cụ Đỗ Thị Tít (sống tại thôn Yên Xá, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vẫn còn rất minh mẫn. Da dẻ cụ hồng hào, mắt sáng, tai thính, ai nói gì cách xa vẫn nghe thấy. Khi chúng tôi tìm đến, thấy có người vào, cụ đang nằm nghỉ ngơi liền ngồi dậy cất giọng hỏi: "Cháu là con nhà ai?”.
Cu ba 100 tuoi nho vanh vach ten 32 chau chat trong nha
 Cụ Tít hạnh phúc khi các con cháu ở gần nhau và thường xuyên ghé thăm cụ.
Sau màn chào hỏi, cụ vui vẻ cười rồi khoe con dâu đang đi mua phở cho mình ăn bữa xế.
Cụ Tít sinh năm 1924, có 4 người con, ba con trai và một con gái. Hiện cụ sống cùng gia đình con trai cả Hoàng Văn Hùng (70 tuổi) và con dâu Nguyễn Thị Ánh Tuyết (67 tuổi). Các con khác của cụ đều lập gia đình và sống cùng khu, có nhà chỉ cách nhau bức tường nên vẫn thường xuyên ghé qua thăm cụ. Đây cũng là điều khiến cụ hạnh phúc nhất. Mỗi khi rảnh cụ Tít cũng chống gậy đi một vòng thăm nhà của các con mà chẳng cần nhờ ai đưa đi.
Cụ Tít có 12 người cháu nội, cháu ngoại và hơn 20 người chắt. Dù cháu chắt đông nhưng cụ vẫn nhớ hết mặt và tên của con cháu trong nhà. Thậm chí, chẳng cần lại gần chỉ nghe tiếng từ xa cụ đã có thể nhận ra là ai trong các con dâu rể của mình.
Chia sẻ bí quyết sống thọ của cụ Tít, ông Hùng - con trai cụ cho biết, cụ thường làm 2 điều là vô tư và chăm luyện tập.
Khi nói về mẹ mình ông Hùng vẫn luôn tự hào mẹ là người chịu thương, chịu khó. Theo ông Hùng, bố ông mất sớm khi mẹ 53 tuổi. Thời điểm đó đứa em út của ông mới lên 8. Một mình mẹ nuôi 4 anh em khôn lớn và dựng vợ gả chồng cho các con chu toàn nhưng ông Hùng chưa bao giờ thấy mẹ than vãn hay to tiếng với con cháu trong gia đình.
"Mẹ tôi sống vô tư vậy nên mới sống thọ đến bây giờ", ông Hùng chia sẻ.
Ông Hùng cũng chia sẻ thêm, mẹ ông sống rất lạc quan, luôn gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Cụ bà cũng luôn dạy con cháu phải yêu thương nhau, hăng say lao động để xây dựng kinh tế và rèn luyện bản thân.
Ngoài việc sống lạc quan, tích cực, cụ Tít cũng rất chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. Cụ hiếm khi để chân tay nghỉ ngơi.
"Khi mẹ tôi 90 tuổi, u vẫn trồng rau, đi hái rau mang đến từng nhà cho các con, các cháu. Qua tuổi 95 u vẫn đi bộ quanh làng để gặp gỡ và trò chuyện với mọi người", ông Hùng nói.
Nhờ sống vô tư, chăm chỉ rèn luyện sức khỏe nên cụ Tít ít ốm vặt. Lần nằm viện lâu nhất là lúc cụ Tít mổ nội soi ruột thừa cách đây vài năm.
Ông Hùng còn tiết lộ thêm rằng mẹ ông có sức khỏe tốt đến nỗi trong suốt 3 năm dịch Covid-19 cụ là người duy nhất trong gia đình không mắc bệnh. Mãi đến mấy năm gần đây khi sức khỏe có chút suy yếu, cụ Tít mới phải chống gậy khi đi lại.
Trong gia đình cụ Tít, ngoài cụ đã 100 tuổi thì các anh và các em cụ cũng đều thọ trên 90, 95 tuổi.
Cụ Tít hiện đang sống chung hòa thuận vui vẻ với con – cháu – chắt. Ông Hùng và gia đình vui mừng vì điều đó bởi theo ông mẹ sống thọ chính là phúc phần của gia đình.

Đỗ Lý Khiêm và Lương Đắc Bằng nhường nhau danh hiệu Trạng nguyên

Đỗ Lý Khiêm và Lương Đắc Bằng ngang tài ngang sức khiến cho vua Lê Hiến Tông và các quan trường thi không thể chấm ai hơn, ai kém.

Do Ly Khiem va Luong Dac Bang nhuong nhau danh hieu Trang nguyen

Chùa Phúc Thắng ở Song Lãng – nơi ghi nhiều dấu ấn Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm. 

Việc phân định cao – thấp chỉ có thể dựa vào ý trời bằng cách “tung quyển thi” vào một vòng tròn.
Khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông được xem là khó phân định nhất triều nhà Lê. Nhưng cuối cùng, nhờ vào cách tung quyển thi vào ô vòng tròn mà Đỗ Lý Khiêm đỗ Trạng nguyên, Lương Đắc Bằng đỗ Bảng nhãn.
Nhân tài mồ côi
Sách “An Nam cửu kinh long” của Cao Biền vào thế kỷ 8 đã viết về thế đất: “Ngũ mã đồng quần/ Thất tinh ủng hậu/ Chiểu Lãng, Ba Đậu/ Địa phát khôi khoa” (Năm con ngựa cùng bày/ Chòm thất tinh nâng đỡ phía sau/ Chiểu Lãng, Ba Đậu/ Đất phát người đỗ đạt).
Tiên đoán của Cao Biền phần nào được xem là chính xác khi mạch khoa danh của vùng đất Ngoại Lãng xưa (Song Lãng nay) và các làng phụ cận thuộc hương Mần Để nhiều phần rạng rỡ.
Sự học ở hương Mần Để xưa có lẽ được tính từ Đỗ Đô (1042 - 1170), tức Đạt Mạn thiền sư. Theo sử sách, ông theo cha mẹ về sống ở làng Ngoại Lãng (nay thuộc xã Song Lãng). Cùng với vua Lý Anh Tông, Đỗ Đô là thiền sư thuộc thế hệ thứ ba của thiền phái Thảo Đường.
Năm 1066 triều Lý Thánh Tông, Đỗ Đô được cử sang Trung Hoa tham dự khoa thi Bạch Liên của nhà Tống (khoa thi Tiến sĩ về Phật học), và đỗ Trạng nguyên. Trở về nước, Đỗ Đô được vua Thánh Tông cử làm quan văn tới chức Vệ Đại phu và ban pháp hiệu là Đạt Mạn. Về sau Đỗ Đô xin vua xây dựng và tu hành tại chùa Phúc Thắng tại quê nhà Ngoại Lãng.
Kể từ thế kỷ 15 về sau, sự học nơi đây càng mạnh mẽ hơn, tiêu biểu là sự góp mặt của hai anh em nhà khoa bảng họ Đỗ là Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm khoa Kỷ Mùi (1499), và Hội nguyên Tiến sĩ Đỗ Lý Oánh khoa Mậu Thìn (1508).
Theo “Từ điển địa chí huyện Vũ Thư”, Đỗ Lý Khiêm (chưa rõ năm sinh, mất năm 1512) là người làng Ngoại Lãng, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ, nay là xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Tương truyền, cha mẹ ông sinh được hai người con trai, Đỗ Lý Khiêm là anh, Đỗ Lý Oánh là em. Cha mất sớm, ba mẹ con Đỗ Lý Khiêm phải sống nhờ ở quán nước ven đường nhưng cả hai anh em đều chăm học, sáng dạ, hiếu thảo nên được nhiều người giúp đỡ.
Năm 1499 triều đình nhà Lê mở khoa thi, vua Lê Hiến Tông cần người hiền tài giúp trị quốc nên ra chỉ dụ. Việc này, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh thì đạo trị nước mới thịnh.

Khoa mục là con đường chính của người làm quan, đường chính mở thì chân nho mới xuất hiện. Cho nên ngày xưa dùng khoa lấy người tài giỏi phải đặt quy chế chia vị cho nghiêm, phải định thể lên dán tên cho chặt, có lệnh cấm bảo nghĩa cho nhau, đổi sách cho nhau, cốt để ngăn ngừa mầm gian, thu nhiều người giỏi, để cung cấp cho nhu cầu dùng người vô cùng của thiên hạ.

Phép chọn kẻ sĩ của tổ tông ta bắt chước đời xưa mà làm, đến nay quy mô rộng lớn, đã rất kỹ lại đầy đủ. Song phép lập đã từ lâu, tệ xấu theo đó mà nảy sinh, kẻ tầm thường thì lạm vào hàng thi đỗ, người thực học thì bị gạt ra ngoài vòng, lời bàn tán xôn xao, lòng học trò chưa thỏa.

Trẫm giữ cơ nghiệp lớn, rạng tỏ đạo công, sùng chuộng lòng thành, muốn văn hồi phong tục thuần phác, ngăn cấm lề thói phù hoa, mong trừ bỏ thói tệ kiêu bạc. Để cho bậc hiền triết nối gót bước lên, việc phòng giữ phải đặt ra minh bạch”.

Đỗ Lý Khiêm tham gia ứng thí. Khoa thi này còn có một nhân tài lừng lẫy, đó là Lương Đắc Bằng, người làng Hội Trào (Hội Triều), huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa (nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa), cũng nổi tiếng là thần đồng từ bé và là thầy dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vượt qua các cuộc thi Hương, thi Hội, 55 sĩ tử trong đó có cả Lương Đắc Bằng và Đỗ Lý Khiêm bước vào kỳ thi cuối cùng là thi Đình. Khi các quan chủ khảo chấm bài thì thấy có 2 bài rất nổi trội, là 2 bài của Lương Đắc Bằng và Đỗ Lý Khiêm. Vì khoa thi chỉ chọn 1 Trạng nguyên nên các quan chấm bài rất kỹ lưỡng, nhưng cả 2 bài văn sách đều có văn tài hay như nhau, không thể xác định được bài nào vượt trội hơn.

Aston Martin DBX gần 17 tỷ chính hãng tại Việt Nam bị triệu hồi

Có khoảng 10 chiếc siêu SUV Aston Martin DBX được bán chính hãng và một số lượng không rõ xe nhập khẩu tư nhân tại Việt Nam phải triệu hồi vì các đai ốc cố định dây cáp điện của hộp cầu chì lỏng.

Video: Giới thiệu siêu SUV Aston Martin DBX 707.
Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, đợt triệu hồi Aston Martin DBX lần này có khoảng 10 chiếc, được sản xuất từ tháng 5/2020 đến tháng 9/2022, được sản xuất tại Anh, do Công ty TNHH CT - Wearnes Việt Nam nhập khẩu và phân phối.

Lý do sau 2 ngày xảy ra vụ quay lén Châu Bùi mới lên tiếng

Đại diện của Châu Bùi cho biết nạn nhân bị quay lén phải dũng cảm mới dám lên tiếng vì thế, họ cần được bảo vệ, chia sẻ thay vì những bình luận khiếm nhã.

Vụ Châu Bùi tố giác đối tượng đặt camera quay lén cô trong nhà vệ sinh tại studio gây chấn động showbiz Việt những ngày qua. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện của Châu Bùi cho biết việc người bị hại cất lên tiếng nói cá nhân là hành động dũng cảm. Họ cần được chia sẻ, ủng hộ, thay vì phải đối diện với những bình luận, giả thuyết khiếm nhã, thậm chí có thể gây tổn thương.
Lý do sau 2 ngày Châu Bùi mới lên tiếng