COVID-19 sẽ bị loại khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

Việt Nam sẽ nghiên cứu, căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp chống COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022.
Tại Nghị quyết Chương trình phòng chống dịch COVID-19 được ban hành ngày 17/3, Chính phủ cho biết chủ trương là bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVIF-19, phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.
COVID-19 se bi loai khoi danh sach benh truyen nhiem dac biet nguy hiem
Ảnh minh họa. 
Căn cứ tình hình dịch bệnh để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Chính phủ đề ra mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19: Đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vắc xin và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9/2022.
Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.
Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.
Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
100% trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang sẽ được tăng cường năng lực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.
Về nhiệm vụ và giải pháp y tế, Chính phủ yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát trọng điểm và giám sát thường xuyên; tăng cường năng lực, ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh tại Trung ương, địa phương.
Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn bảo đảm đúng phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đồng thời khôi phục, phát triển kinh tế.
Thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch “5K + vắc xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”; nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân.
Chương trình được thực hiện trong hai năm 2022-2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thu giữ 1.000 que test nhanh COVID-19 không rõ nguồn gốc:

Nguồn: ANTV


Hành trình phá án: Rùng rợn xác chết bí ẩn dưới đáy giếng

Sơn đột nhập vào nhà trộm tiền rồi cầm gạch đánh gục bà chủ nhà, phi tang xác xuống giếng. Toàn bộ vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Rung ron xac chet bi an duoi day gieng

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 18h ngày 19/11/2009, ông N. trú thị xã Phú Thọ, Phú Thọ, đi làm về gọi vợ nhưng không thấy trả lời. Ở thành giếng, gạo đổ vung vãi bất thường, ông N. nghi chuyện chẳng lành nên trình báo sự việc với Công an, nhờ hàng xóm đi tìm.

Hanh trinh pha an: Rung ron xac chet bi an duoi day gieng-Hinh-2
Mở nắp miệng giếng được đậy kín bằng hai tấm xi măng, nhà chức trách phát hiện xác bà L. (46 tuổi, vợ ông N.) ở bên trong. Tại hiện trường, cảnh sát thu một viên gạch dính máu, bờ tường gần đó có dấu bàn tay dính máu, nghi của hung thủ.

Hành trình phá án: Âm mưu ghê rợn của trai trẻ giết bạn tình

Vì mâu thuẫn trong cuộc sống, Lê Trung Hiếu đã ra tay sát hại nạn nhân dã man. Toàn bộ vụ án được ANTV dựng lại trong Hành Trình Phá Án.

Hanh trinh pha an: Am muu ghe ron cua trai tre giet ban tinh

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 7h30 sáng 2/2/2013, trong lúc đi ngang qua khu đất trống thuộc địa bàn khu phố 5, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, 1 người dân phát hiện 1 thi thể người bị thiêu đốt.

Hanh trinh pha an: Am muu ghe ron cua trai tre giet ban tinh-Hinh-2

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin cơ quan công an đã có mặt, tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Bước đầu công an xác định nạn nhân là nữ giới, cao khoảng 1m50, có hàm răng giả, tóc vàng. Khi bị sát hại người này mặc áo thun màu đỏ đen. Ngay sau đó công an tỉnh Bình Dương đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để truy tìm tung tích của nạn nhân xấu số này.

Học sinh Quảng Ngãi chụp bộ ảnh kỷ yếu “chống COVID-19” gây sốt

(Kiến Thức) - Bộ ảnh kỷ yếu đặc biệt này được các em học sinh lớp 12 tại Quảng Ngãi thực hiện với ý nghĩa cổ vũ tinh thần các y bác sĩ, cán bộ y tế... đang ngày đêm chống dịch, hiện tại bộ ảnh đang chiếm sóng trên MXH.

Hoc sinh Quang Ngai chup bo anh ky yeu “chong COVID-19” gay sot
 Mới đây, một bộ ảnh kỷ yếu được chủ tài khoản Huy Nguyễn đăng tải trong hội nhóm gây chú ý đến netizen vì ý tưởng độc đáo của nó. Chẳng cần váy vóc điệu đà hay trang điểm lộng lẫy, các cô cậu học sinh lớp 12A3 của trường THPT Số 2 Tư Nghĩa, Quảng Ngãi lại lựa chọn đồ bảo hộ chống COVID-19 để làm đồng phục.