COVID-19: Biến thể Mu khiến WHO đau đầu “trên cơ” Delta?

(Kiến Thức) - Biến thể Mu hay biến thể B.1.621, lần đầu tiên được xác định ở Colombia, đã được xem là một biến thể cần đặc biệt quan tâm vì có khả năng "trốn" vắc xin, hệ miễn dịch.

Biến thể Mu, còn được gọi là B.1.621, đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO thêm vào danh sách theo dõi đặc biệt vào ngày 30/8 sau khi nó được phát hiện ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng nói, biến thể này có thể né được vắc xin COVID-19 và trốn tránh cực tốt hệ miễn dịch của con người.
Theo thông tin đăng tải, biến thể Mu lần đầu được xác định Colombia vào tháng 1. Hiện nó đã lây lan ra 43 quốc gia, vùng lãnh thổ và thực sự trở thành mối nguy, đe dọa thành quả chống dịch của cả thế giới.
Trong bản cập nhật tình hình COVID-19 mới nhất, WHO cho biết, biến thể Mu sở hữu một loạt các đột biến cho phép chúng trốn tránh hệ miễn dịch. Dữ liệu sơ bộ cho thấy rằng, biến thể Mu có thể né tránh các kháng thể ở mức độ tương tự biến thể Beta nhưng điều này cần được xác nhận bằng các nghiên cứu sâu hơn.
COVID-19: Bien the Mu khien WHO dau dau “tren co” Delta?
Ảnh minh họa. 
Mặc dù biến thể này chiếm ít hơn 0,1% các trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn cầu, nhưng nó vẫn đang phát triển mạnh ở Colombia và Ecuador, nơi nó là tác nhân gây ra 39% và 13% các trường hợp nhiễm COVID-19.
Các nhà khoa học và các quan chức y tế đặc biệt quan tâm đến việc, liệu biến thể Mu có khả năng lây truyền cao hơn, hay gây ra bệnh nghiêm trọng hơn so với biến thể Delta đang chiếm ưu thế ở hầu hết các nước hay không. "Dịch tễ học của biến thể Mu ở Nam Mỹ, đặc biệt là với sự đồng lưu hành của biến thể Delta, sẽ được theo dõi chặt chẽ để nhanh chóng cập nhật những thay đổi", bản tin của WHO nêu rõ.
Để so sánh, báo cáo cũng nêu rõ tính đến hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể Mu vượt trội hơn so với biến thể Delta và dễ lây lan hơn. Tuy nhiên, việc Mu có khả năng trốn tránh hệ miễn dịch có thể khiến nó tiếp tục đột biến cực kỳ khó lường trong tương lai. Đây cũng là đặc điểm khiến Mu "trên cơ" Delta nên cần phải đặc biệt chú ý.
Hiện tại, WHO đang theo dõi 9 biến thể có đột biến gen mà có thể khiến chúng dễ lây lan hơn, dẫn đến bệnh nặng hơn và giúp chúng né tránh vắc xin. Trong đó, biến thể Mu là 1 trong 4 chủng biến thể được đánh giá nguy hiểm nhất. Biến thể Delta, hiện vẫn là biến thể COVID-19 "nguy hiểm nhất thế giới", dẫn đến sự gia tăng số ca bệnh và số ca nhập viện vào mùa hè này.

Biến thể Delta “tàn phá” sức khỏe con người đáng sợ, cách phòng ngừa?

(Kiến Thức) - Không chỉ lây lan nhanh, biến thể Delta còn có sức tấn công mạnh hơn vào sức khỏe con người. Người nhiễm chủng Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn so với nhiễm các biến chủng khác.

Biến thể Delta lây lan cực nhanh và tấn công khủng khiếp tới sức khỏe con người
Biến thể Delta làm tăng vọt số ca mắc COVID-19, số ca nhập viện và ca tử vong trên khắp nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Tại Mỹ, biến thể Delta chiếm hơn 93% số ca mắc mới, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho hay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể này cũng đã lan rộng ra hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khám phá mới: COVID-19 tuần nào cũng đột biến một lần

(Kiến Thức) - Các nghiên cứu trước đây cho thấy virus corona đột biến khoảng hai tuần một lần, nhưng nghiên cứu mới ở Anh chỉ ra, gần như mỗi tuần một lần, COVID-19 đều đột biến.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, virus corona đột biến gần như mỗi tuần một lần, tỷ lệ đột biến là hơn 50% - cao hơn so với ước tính trước đó. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các biến thể COVID-19 mới có thể nhanh hơn chúng ta nghĩ.