Khám phá mới: COVID-19 tuần nào cũng đột biến một lần

(Kiến Thức) - Các nghiên cứu trước đây cho thấy virus corona đột biến khoảng hai tuần một lần, nhưng nghiên cứu mới ở Anh chỉ ra, gần như mỗi tuần một lần, COVID-19 đều đột biến.

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, virus corona đột biến gần như mỗi tuần một lần, tỷ lệ đột biến là hơn 50% - cao hơn so với ước tính trước đó. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các biến thể COVID-19 mới có thể nhanh hơn chúng ta nghĩ.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, virus corona đột biến khoảng hai tuần một lần, nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khoa học tại Trung tâm Tiến hóa Milner tại Đại học Bath và Đại học Edinburgh, Anh cho thấy ước tính này đã bỏ qua nhiều đột biến đã xảy ra nhưng chưa bao giờ được giải trình.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, virus corona sẽ đột biến thường xuyên. Ví dụ, khi virus sao chép bộ gen của nó, các sai sót sẽ khiến virus đột biến.
Kham pha moi: COVID-19 tuan nao cung dot bien mot lan
 Ảnh minh họa.
Thông thường khi chúng ta xem xét chọn lọc tự nhiên, chúng ta chỉ chú ý đến những đột biến mới có lợi và có khả năng lây lan, chẳng hạn như các biến thể Alpha và biến thể Delta của COVID-19. Đây được gọi là đột biến dương tính hay chọn lọc Darwin, chọn lọc tích cực.  
Thế nhưng, bên cạnh đó cũng có nhiều đột biến có hại, gọi là đột biến âm tính hay chọn lọc tiêu cực với virus, làm giảm cơ hội sống sót của nó. Những đột biến này không thể tồn tại lâu trong cơ thể người và con người cũng không có thời gian để sắp xếp chúng, do đó khi tính tỷ lệ đột biến của virus, các nhà khoa học sẽ bỏ qua những đột biến này.
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi xem xét những đột biến "tàng hình" này, người ta ước tính rằng tỷ lệ đột biến thực sự của virus corona cao hơn ít nhất 50% so với suy nghĩ trước đây.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí Genome Biology and Evolution cũng cho thấy thêm rằng, nếu hệ thống miễn dịch của ai đó không thể kiểm soát được virus thì cần phải cách ly nó.
Giáo sư Lawrence Hirst thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner tại Đại học Bath cho biết: "Phát hiện này có nghĩa là, nếu ai đó bị nhiễm COVID-19 trong thời gian hơn vài tuần, virus có thể tiến hóa dẫn đến đột biến mới và sự tiến hóa của virus có không gian rộng lớn hơn chúng ta vẫn tưởng".
Ông chỉ ra: "Biến thể Alpha là kết quả của quá trình tiến hóa của virus trong một cá thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cơ hội tiến hóa trong một cá thể thường không cao".
Nhóm nghiên cứu cũng cố gắng làm rõ nguyên nhân của những lựa chọn tiêu cực đối với virus corona. Họ cho rằng, có thể do đột biến làm cho gen ngắn hơn hoặc protein (chẳng hạn như protein đột biến) bị trục trặc.

Phát hiện biến thể COVID-19 mới với đột biến nguy hiểm

Theo các nhà khoa học, một dạng biến thể mới của virus corona đang lây lan tại thành phố New York. Biến thể mới chứa đột biến được cho là có thể giúp virus "né" hệ miễn dịch.

New York Times đưa tin biến thể COVID-19 mới có tên gọi B.1.526 lần đầu tiên xuất hiện trong các mẫu được thu thập tại thành phố vào tháng 11/2020.

Ông Michel Nussenzweig, một nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller, chia sẻ: “Đây không phải tin vui gì. Tuy nhiên, điều tốt là chúng ta đã biết về biến thể nên chúng ta có thể sẵn sàng chuẩn bị sớm”.

Công ty Donacoop nhập 15 triệu liều vắc xin: Pfizer cảnh báo gì?

Sau thông tin Công ty Donacoop ở Đồng Nai đàm phán và ký hợp đồng với Pfizer để nhập 15 triệu liều vắc xin COVID-19 của hãng này về Việt Nam vào đầu tháng 9, đại diện Pfizer đã lên tiếng.

Theo đó, đại diện Pfizer cho biết, hiện tại trong giai đoạn đại dịch này, Pfizer chỉ cung cấp vắc xin COVID-19 Pfizer-BioNTech cho các chính phủ và tổ chức lớn toàn cầu.

“Chúng tôi hiểu nhu cầu cấp thiết của nhiều người là muốn được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các chính phủ trung ương và các tổ chức lớn toàn cầu hiện ở vị trí tốt nhất để phân phối vắc xin một cách công bằng và bình đẳng cho người dân của các quốc gia. Theo các thỏa thuận cung cấp vắc xin này, các chính phủ trung ương sẽ có trọng trách quản lý việc phân bổ và phân phối vắc xin tại quốc gia của họ”, đại diện Pfizer cho hay.