Công ty An Dương, An Hưng Phước “đồng phạm” buôn Dầu ăn OFood gia súc cho người?

Công ty TNHH thương mại & dịch vụ An Dương và Công ty TNHH An Hưng Phước là mắt xích bị đưa vào tầm ngắm điều tra vụ dầu ăn OFood gia súc cho người.

Những ngày qua, dư luận không khỏi xôn xao trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi để sản xuất, chế biến thành dầu ăn cho người.

Ngoài Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food, trong đường dây sản xuất dầu ăn giả cho người từ thức ăn chăn nuôi còn có Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Dương và Công ty TNHH An Hưng Phước.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Dương

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ An Dương do ông Nguyễn Trọng Năng (51 tuổi, trú tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) làm Giám đốc.

dau-an1.jpg
Cơ quan Công an tỉnh Hưng Yên đã thu giữ hơn 1.000 tấn dầu nhập lậu. Ảnh: VTV1

Theo cơ quan chức năng, Nguyễn Trọng Năng đã thành lập hai công ty, trong đó một công ty nhập khẩu dầu thực vật dùng làm thức ăn chăn nuôi, một công ty nhập khẩu dầu thực vật dùng làm thực phẩm.

Do muốn trốn thuế VAT 8% để thu được lợi nhuận cao khi bán hàng và có giá cả cạnh tranh với thị trường, Nguyễn Trọng Năng đã nhập khẩu dầu thực vật dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi về tiêu thụ, bán hàng nghìn tấn dầu cho nhiều công ty trên khắp cả nước dùng làm nguyên liệu đóng chai dầu thực phẩm bẩn cho người tiêu dùng.

"Mắt xích" An Hưng Phước

Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu An Hưng Phước là một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu cả nước nhập khẩu dầu thực vật.

Nếu Công ty Nhật Minh Food đóng vai trò sản xuất thì Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu An Hưng Phước được xác định là đơn vị phân phối chính dầu ăn Ofood ra thị trường.

dau-an2.jpg
Dầu ăn Song Long - loại dầu ăn đang được An Hưng Phước quảng bá, giới thiệu trên website. Ảnh chụp màn hình

Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu An Hưng Phước được thành lập từ năm 2011, do bà Đỗ Thị Ngọc Mai làm Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ quan chức năng cho biết, Đỗ Thị Ngọc Mai đã thành lập 7 công ty gồm các công ty nhập khẩu dầu thực vật dùng làm thức ăn chăn nuôi, công ty nhập khẩu dầu thực vật dùng làm thực phẩm, công ty sản xuất dầu thực phẩm đóng chai để nhập khẩu, phân phối hàng hóa trong nước và đưa ra nước ngoài. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu An Hưng Phước do Mai đứng tên, các công ty còn lại do Mai nhờ người thân trong gia đình, người quen đứng tên.

Để trốn thuế VAT 8%, Đỗ Thị Ngọc Mai đã sử dụng danh nghĩa các công ty trên nhập khẩu dầu thực vật dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi rồi về tiêu thụ, bán cho nhiều công ty trên khắp cả nước dùng làm nguyên liệu đóng chai dầu thực phẩm bán cho người tiêu dùng.

Theo nguồn tin trên Tạp chí Thương Gia, từ mức vốn điều lệ ban đầu chỉ 1 tỷ đồng, An Hưng Phước đã tăng vốn liên tiếp qua các năm, đến tháng 2/2025 đạt mốc 150 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông hiện tại tập trung tuyệt đối vào bà Mai, người đang nắm giữ 92,25% vốn và bà Đỗ Thị Bích Ngọc (4,75%).

Trên website chính thức, An Hưng Phước quảng bá là doanh nghiệp chuyên về dầu cá, mỡ cá, bột cá, là đối tác của nhiều nguồn cung cấp lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trụ sở chính được đăng ký tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, một trong những điểm nóng về thu mua phụ phẩm chế biến thủy sản.

Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã khám xét khẩn cấp khoảng 20 công ty, đại lý phân phối nghi cất giấu, liên quan đến hành vi phạm tội của các đối tượng; tạm giữ khoảng 1.000 tấn dầu thực vật có dấu hiệu nhập lậu; 50 tấn dầu thực vật gắn nhãn hiệu Ofood, nhiều tem, nhãn, số sách, giấy tờ, tài sản liên quan và dây chuyền, máy móc để sản xuất hàng giả.

Căn cứ hành vi của các đối tượng, Phòng Cảnh sát Kinh tế-Công an tỉnh Hưng Yên đã ra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với Đặng Thị Phương - Giám đốc Công ty Nhật Minh Food (khởi tố ngày 29/5), Nguyễn Trọng Năng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Dương (khởi tố ngày 6/6); tạm giữ đối với Đỗ Thị Ngọc Mai - Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu An Hưng Phước (ngày 12/6).

Vụ án đang được mở rộng điều tra để làm rõ vai trò của các doanh nghiệp liên quan, đặc biệt là mối quan hệ giữa các công ty như Nhật Minh Food, An Hưng Phước và Phước Thành trong chuỗi vận hành từ sản xuất đến tiêu thụ.

Cách đơn giản nhận biết dầu ăn thật - giả bằng mắt thường

Dầu ăn chất lượng tốt có độ sánh, mùi thơm nhẹ, màu vàng có độ óng và trong suốt. Dầu ăn có mùi khét, hôi, có cặn vẩn hay màu sắc lạ là dầu kém chất lượng.

Mới đây, VTV đăng tải thông tin Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan chức năng đã triệt phá một đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả có quy mô hàng chục nghìn tấn gây xôn xao dư luận.

Tuy nhiên, điều khiến mọi người không thể tin nổi là lượng lớn dầu ăn cho người này lại có nguồn gốc từ dầu thực vật để làm thức ăn chăn nuôi.

Đột kích xưởng sản xuất bột nêm, dầu ăn, mì chính giả

Cơ quan điều tra bước đầu xác định, Công ty TNHH Famimoto Việt Nam đã tiêu thụ ra thị trường 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh, 363 tấn hạt nêm giả.

Tối 26/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị vừa đột kích xưởng sản xuất, tạm giữ hàng trăm tấn bột nêm, bột canh, dầu ăn, mì chính giả cùng các loại phụ gia.
Theo đó, sáng 24/4, Công an tỉnh Phú Thọ bất ngờ đột kích, khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất và kho hàng của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam tại địa chỉ Khu Đồng Đồi, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Vụ hàng trăm tấn dầu ăn, mì chính giả, người tiêu dùng bức xúc

Hơn 144 tấn dầu ăn, 118 tấn bột canh và 363 tấn hạt nêm giả đã được Công ty TNHH Famimoto Việt Nam tuồn ra thị trường, khiến người tiêu dùng bức xúc.

Vừa qua, cơ quan công an đã khám xét khẩn cấp xưởng sản xuất của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam (tại xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), phát hiện, tạm giữ hơn 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mì chính, 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh giả, gần 84 tấn phụ gia để sản xuất số nguyên liệu trên và gần 1,6 triệu vỏ bao bì, can nhựa đựng sản phẩm cùng dây chuyền sản xuất đóng gói.