Công an tắc trách khiến nam sinh bị giết, vứt xác?

(Kiến Thức) - "Tôi điện thoại cho cảnh sát tên Duy thì vị này bảo bận đi học, gọi cho vị phó đội CSĐT quận thì cán bộ này bảo bận, vụ việc công an đang làm rồi… tắt máy".

Đó là chia sẻ của bố nạn nhân Lư Vĩnh Đạt trong vụ việc em Đạt bị bạn thân bắt cóc, tống tiền và giết hại xảy ra mới đây tại TP HCM. 
Thờ ơ với tin báo nghiêm trọng?
Vợ chồng ông Lư Nguyên (cha, mẹ em Đạt, tạm trú phường An Lạc A, quận Bình Tân) phản ánh: “Ngay khi con mất tích và bọn bắt cóc nhắn tin đòi 500 triệu tiền chuộc, vợ chồng tôi đã đến Công an phường An Lạc A trình báo vụ việc. Tuy nhiên, tôi thấy họ vẫn dửng dưng. Lo sợ cho sinh mạng con trai khi đối tượng liên tục nhắn tin hăm dọa nên chúng tôi đem đơn lên Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP HCM cầu cứu”.
Vợ chồng ông Nguyên và một trong những tin nhắn bọn bắt cóc đe dọa tống tiền, sát hại con trai mình. Dù họ đã trình báo diễn biến từng sự việc đến công an nhưng cuối cùng con trai họ vẫn bị sát hại.
Vợ chồng ông Nguyên và một trong những tin nhắn bọn bắt cóc đe dọa tống tiền, sát hại con trai mình. Dù họ đã trình báo diễn biến từng sự việc đến công an nhưng cuối cùng con trai họ vẫn bị sát hại. 
Tuy nhiên, cán bộ trực tại PC45 lại bảo rằng: “Khi nào Công an quận Bình Tân không làm, chuyển hồ sơ lên thì Công an thành phố mới làm”.
Còn cảnh sát khu vực chỉ 1 lần duy nhất gặp vợ chồng ông Nguyên hướng dẫn cách nhắn tin gọi con về và nói, gia đình ông Nguyên cứ hẹn địa chỉ giao tiền cho bọn bắt cóc rồi báo công an đến bắt.
“Suốt thời gian con mất tích và biết sinh mạng con nằm trong tay bọn bắt cóc tống tiền, vợ chồng tôi sống trong lo sợ, mất ăn mất ngủ nên rất cần sự giúp đỡ, hướng dẫn cách đối phó, giải quyết tình huống của công an nhưng họ quá thờ ơ. Tôi điện thoại cho cảnh sát khu vực tên Duy thì vị này bảo bận đi học; gọi cho vị phó đội CSĐT quận thì cán bộ này bảo bận, vụ việc công an đang làm rồi… tắt máy. Từ ngày con tôi mất tích đến khi tìm thấy thi thể trôi trên sông, chưa một lần gia đình được công an mời lên làm việc để hướng dẫn, phối hợp câu nhử bọn bắt cóc”, ông Nguyên bức xúc nói trong nước mắt.
Công an TP HCM thừa nhận thiếu sót
Trước nỗi đau mất con và sự bức xúc của gia đình nạn nhân về việc hậu quả xảy ra có một phần từ sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của Công an TP HCM, phóng viên Kiến Thức đã liên hệ và được đại úy Nguyễn Thanh Tuấn, đội trưởng Đội CSĐT tổng hợp (Công an quận Bình Tân) cho biết: “ Ngay khi tiếp nhận tin trình báo, Công an phường An Lạc A đã báo cáo và lãnh đạo công an quận đã chỉ đạo Đội CSĐT phối hợp điều tra làm rõ”.
Ông Tuấn cho rằng, vụ việc này chưa cần thiết phải liên hệ với gia đình nạn nhân vì thông tin trình báo của họ khá đầy đủ tại công an địa phương.
Tiếp nhận vụ việc, chỉ huy đội đã bố trí nhiều cán bộ, chiến sĩ tham gia điều tra vụ án; đồng thời phân công cán bộ tên Duy trực tiếp liên lạc với gia đình nạn nhân để nắm bắt thông tin.
“Công an quận Bình Tân cũng đã báo cáo vụ việc nghi án bắt cóc tống tiền 500 triệu đồng này lên Công an TP HCM để phối hợp phá án”, ông Tuấn khẳng định.
Di ảnh em Đạt và di vật, thi thể của em được tìm thấy trong bao tải trôi trên sông Sài Gòn.
Di ảnh em Đạt và di vật, thi thể của em được tìm thấy trong bao tải trôi trên sông Sài Gòn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch hội luật gia TP HCM cho biết: “Theo điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan điều tra phải có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo tội phạm của các cá nhân, cơ quan tổ chức. Nếu điều tra xác định cán bộ công an thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (cụ thể là nạn nhân bị sát hại trong vụ án này) thì họ đã phạm tội “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sáng nay, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM đã có buổi gặp các cơ quan báo chí để thông tin sơ bộ về vụ án đang được dư luận quan tâm. Phó GĐ Công an thành phố thừa nhận, Công an quận Bình Tân đã có thiếu sót nhất định về quy trình tiếp nhận trình báo của gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân sự chậm trễ còn liên quan đến nhiều yếu tố, cần phải có kết luận điều tra và sẽ có báo cáo lên Bộ Công an.

Tử thi trong bao tải cột chặt, trôi sông Sài Gòn

(Kiến Thức) - Một tử thi nam đang phân hủy, được bảo vệ Cảng Tân Thuận 2 phát hiện trong chiếc bao tải cột chặt, trôi trên sông Sài Gòn.

Ngày 5/3, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP HCM đang phối hợp cùng Công an quận 7 tiến hành khám nghiệm, điều tra làm rõ nghi án giết người vứt xác phi tang trên sông Sài Gòn.

Nguyên GĐ ngân hàng VDB Đắk Lắk–Đắk Nông có nhà 40 tỷ

(Kiến Thức) - Ông Vũ Việt Hùng hiện có nhiều ngôi nhà tiền tỷ ở TPHCM, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương… trong đó, có căn nhà trị giá lên tới 40 tỷ đồng.

Ngày 11/3, TAND tỉnh Đắk Nông đã đưa 13 bị cáo trong đại án tham nhũng ra xét xử sơ thẩm. 
Theo cáo trạng buộc tội được VKSND cùng cấp công bố trước HĐXX, từ năm 2008 đến năm 2010, bị cáo Vũ Việt Hùng (57 tuổi), với chức Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông đã ký duyệt cho Cao Bạch Mai (65 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật - Đắk Nông) và Trần Thị Xuân (50 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân - Đắk Nông) vay gần 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông. Hai đối tượng trên chiếm đoạt của ngân hàng này hơn 350 tỷ đồng. Trong khi đó, Mai và Xuân đã qua Trung Quốc làm giả 130 hợp đồng kinh tế xuất khẩu để hợp thức hoá hồ sơ vay vốn lãi suất thấp.

Lực lượng tìm kiếm ngày mai vẫn như hôm nay

(Kiến Thức) - Theo thông tin vừa mới nhận từ Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trong ngày mai, lực lượng tìm kiếm cơ bản giống như hôm nay.


Tuy nhiên, lực lượng máy bay sẽ tổ chức kíp trực; còn lại sử dụng 3 máy bay, trong đó 1 máy bay CASA và 2 máy bay AN26 bay mở rộng tìm kiếm khu vực Nam của DK1 đến Bắc của vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia.

Trước đó, Nhật Bản sẽ gửi 4 phi cơ vận tải quân sự và máy bay chống tàu ngầm, còn Ấn Độ kết nối các vệ tinh và tàu chiến tham gia tuần tra eo biển Malacca cùng với các đối tác Indonesia và Malaysia. Phía Malaysia cũng đang mở rộng vùng tìm kiếm.


14h45 - Tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng thông báo: “Chúng ta vẫn tích cực tìm máy bay mất tích. Cơ quan chức năng của Việt Nam điều 2 máy bay liên tục tìm kiếm máy bay mất tích, vừa bảo vệ chủ quyền, vừa hướng dẫn, hỗ trợ các phương tiện của các nước bạn tìm kiếm, tránh để xảy ra những điều đáng tiếc.

Chúng ta đã đồng ý cho nước các nước bạn vào chủ quyền Việt Nam tìm kiếm, vì vậy các nước này phải làm theo hướng dẫn của Việt Nam. Chúng ta không thể để các phương tiện tìm kiếm của các nước bạn muốn đi đâu thì đi trong chủ quyền của chúng ta”.

“Các nước sử dụng máy bay tìm kiếm, cơ quan chức năng của Việt Nam giao cho lực lượng Hàng không quản lý; còn những nước sử dụng tàu thì lực lượng Hải quân quản lý. Chúng ta không để các nước vào chủ quyền mình quản lý làm công việc khác, chỉ để họ thực hiện mục tiêu duy nhất là tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích”, Thượng tướng Tỵ khẳng định.

Ở một diễn biến khác, khi các phóng viên hỏi, đến lúc này, nước ngoài đánh giá công việc tìm kiếm cứu nạn của chúng ta như thế nào, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng nói: “Họ đánh giá về mình như thế nào thì cứ đánh giá. Việt Nam chúng ta tìm kiếm hết mọi khả năng mình có thể”.


Xem ảnh vệ tinh chụp vùng nghi vấn máy bay Malaysia mất tích


11h50 - Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Theo chỉ đạo của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng Bộ Quốc Phòng, việc tìm kiếm trong ngày 12/3 vẫn diễn ra bình thường”.

“Việc Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu nói tạm dừng một số hoạt động tìm kiếm tại chỗ là để chờ ý kiến từ phía Malaysia trả lời chính thức về thông tin trên, chứ không phải dừng tìm kiếm hẳn. Mặc dù Việt Nam không có công dân nào trên máy bay nhưng cũng rất quan tâm và làm hết khả năng cho công cuộc tìm kiếm này. Các nước cần phối hợp với nhau, hi vọng tìm kiếm được những người mất tích còn sống” ông Tuấn khẳng định.

Theo ông Tuấn, kế hoạch tìm kiếm của Việt Nam không hề thay đổi, vẫn mở rộng phía Đông đường bay dự kiến. Nói về tàu Hải quân HQ 888 mang tên Trần Đại Nghĩa tham gia tìm kiếm, đây là tàu khảo sát thăm dò màu 3D hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, về lực lượng trên không thì Việt Nam điều động 2 máy bay vận tải An-26 và 2 tuần thám biển CASA-212 cùng trực thăng.

Hiện tàu nghiên cứu biển HQ-888 tiếp tục hành trình từ Côn đảo đến Cà Mau. Việt Nam luôn xác định huy động phương tiện hiện đại nhất vào cuộc tìm kiếm này. Đến lúc này có một số tàu và máy bay nước ngoài đã vào lãnh hải, không phận Việt Nam, đây là lực lượng phối hợp chịu sự hướng dẫn chỉ huy của Việt Nam. Hiện đã có 10 nước tham gia tìm kiếm.


9h15Tạp chí New Scientist cho rằng, máy bay mất tích Boeing 777-200ER đã gửi ít nhất 2 tin báo kỹ thuật về hãng hàng không Malaysia Airlines trước khi mất tích.Tuy nhiên, “Hãng hàng không Malaysia Airlines đã không tiết lộ gì về việc họ có nhận được những tin báo từ hệ thống ACARS.
(>> 
Malaysia Airlines che giấu tin báo khẩn từ máy bay Malaysia mất tích?)


8h40 - Với thông tin máy bay Boeing mang số hiệu MH370 chuyển hướng đến Malacca rồi rơi tại đó được truyền thông liên tục đưa tin từ chiều muộn qua tới nay, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết: “Trong hôm nay, chúng tôi chưa dừng hẳn hoạt động tìm kiếm mà vẫn triển khai với số lượng máy bay và tàu hạn chế. Mọi lực lượng vẫn trong tình trạng sẵn sàng đợi lệnh là ra biển ngay. Chúng tôi đã yêu cầu nhà chức trách Malaysia cho ý kiến liên quan đến vấn đề này, nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức".

Tin từ Sở chỉ huy tiền phương đảo Phú Quốc cho biết, hôm nay, tất cả các lực lượng không quân, hải quân hiện đang tham gia tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaisia bị mất tích, tạm dừng.

Ông Phạm Văn Long – Phó tổng giám đốc Cty bay niền Nam tuyên bố: Tất cả chờ lệnh!


Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, vệ tinh đã chụp được các hình ảnh về 3 điểm có những vết dầu loang nghi ngờ là của máy bay mất tích Boeing 777 của Malaysia.
Viện Viễn thám và Kỹ thuật số trái đất thuộc Viện Khoa học Trung Quốc khẳng định, phát hiện nói trên dựa trên việc so sánh các hình ảnh vệ tinh viễn thám về các vệt dầu loang trên mặt biển tại khu vực nằm trong vùng tìm kiếm trước và sau khi máy bay của Malaysia bị mất tích.
Hình ảnh một vết dầu loang được nhìn thấy từ máy bay của Không quân Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ máy bay mất tích Boeing 777 của Malaysia. Tuy nhiên, vết dầu này được khẳng định không phải của máy bay mất tích.
Hình ảnh một vết dầu loang được nhìn thấy từ máy bay của Không quân Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu hộ máy bay mất tích Boeing 777 của Malaysia. Tuy nhiên, vết dầu này được khẳng định không phải của máy bay mất tích.
Theo đó, Viện này đang phối hợp với các phòng ban khác, bao gồm cả Trung tâm Dự báo Môi trường Biển Quốc gia để xác định vị trí các vết dầu loang bằng việc phân tích các yếu tố như tốc độ dòng hải lưu và các sự kiện về chuyến bay hiệu MH370 nhằm đánh giá liệu vết dầu loang này có liên quan tới máy bay hay không.

Tờ Insider Malaysia dẫn nguồn tin từ Cục Thực thi Hàng hải (MMEA) hôm qua cho biết, chưa từng nhận được thông tin nào về các tín hiệu của máy bay Boeing 777 số hiệu MH370 mất tích cùng với 239 hành khách.