Con người có thể dự lễ tang của chính mình?

Trong tương lai, hầu như toàn bộ não của con người sau khi chết vẫn có thể hoạt động.
 

Dữ liệu não bộ con người có thể được sao lưu sang robot.
Dữ liệu não bộ con người có thể được sao lưu sang robot.
Tiến sĩ Ian Pearson, người tự cho là có khả năng dự đoán chính xác 85% những gì xảy ra trong 10 đến 15 năm, cho biết con người trong tương lai gần có thể kết nối dữ liệu não bộ của họ với các cỗ máy để cải thiện trí thông minh, trí nhớ và khả năng giác quan.
Ngoài ra, chuyên gia Pearson còn cho rằng sau khi chết vật lý, hầu như toàn bộ não của con người sẽ vẫn có thể hoạt động như một robot.
“Vào khoảng năm 2020, 99% trí óc của con người sẽ hoạt động trên một thiết bị bên ngoài thay vì ở trong đầu của chúng ta”, Pearson viết trên trang Futerizon.
Ông Pearson cho rằng khi phần thể xác của bạn sắp tới ngưỡng không thể hoạt động, bạn có thể truyền dữ liệu não bộ sang một thiết bị giống như người máy. Nó có thể tham dự lễ tang của chính bạn và tiếp tục các hoạt động như hồi bạn còn trẻ.
“Một số người có thể cần chờ tới năm 2060 hay lâu hơn nữa khi giá người máy giảm xuống mức họ có thể mua được”, ông Pearson. “Về nguyên tắc, bạn có thể chuyển thiết bị lưu trữ dữ liệu não bộ nếu thích”.

Nếu bị chôn sống trong quan tài, làm gì để sống sót?

(Kiến Thức) - Chuyện người chết sống lại không còn là chuyện quá hi hữu nữa, nhiều trường hợp trên thế giới được xác nhận nhầm là đã chết, nhưng rồi cuối cùng tỉnh lại gây bất ngờ, vậy giả sử bị chôn sống trong quan tài, chúng ta cần làm gì để sống sót?

Có lẽ trong chúng ta có người cũng từng mơ hay nghĩ đến trường hợp mình "chết đi rồi sống lại" trong quan tài mà không ai biết, nó thực sự ám ảnh và đáng sợ. Do đó, kiến thức để sinh tồn khi mắc kẹt trong quan tài cũng rất quan trọng.

Những khả năng quái dị của cơ thể con người

Cơ thể con người tiềm ẩn rất nhiều khả năng đặc biệt không kém gì các siêu nhân bạn từng thấy trên tivi.

1. Không biết đau
Có những thời điểm, đáng lẽ cơ thể phải cảm thấy rất đau thì chúng ta lại không hề có cảm giác ấy. Đây là một trong những khả năng đặc biệt khác của cơ thể con người.

Lạ: Loài cá khổng lồ, đặc biệt biết mừng rỡ khi gặp chủ

(Kiến Thức) - Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas. Đây là loài cá nước ngọt có kích thước “khổng lồ” nhất thế giới với trọng lượng tối đa 2 tấn và dài tới 6m. Đặc biệt, loài cá khổng lồ con biết mừng rỡ khi gặp chủ.

La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu
 Cá hải tượng lần đầu tiên được phát hiện tại lưu vực dòng sông Amazon. Đây là loài cá quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới. Ảnh thukieng.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-2
 Cá hải tượng là loài cá thông minh vì chúng có bộ não khá phát triển. Loài cá này có thể nhận diện được chủ nhân của mình, có hành động mừng rỡ, quấn quýt khi chủ nhân đến gần. Ảnh tnaqua.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-3
 Bên cạnh đó, cá hải tượng có khả năng thở bằng cách đớp không khí bên trên mặt nước. Ảnh blogspot.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-4
 Cá hải tượng có màu sắc chủ đạo là màu vàng ghi trong khi cổ và đuôi chủ yếu là màu đỏ đậm. Cá có vây ở lưng và trên thân có lớp vảy rất to màu đỏ hồng đậm. Ảnh thukieng.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-5
 Cá hải tượng có đặc tính sống ở tầng đáy. Mỗi ngày, một con cá hải tượng khổng lồ có thể tiêu thụ 5kg thức ăn. Ảnh khoahoc.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-6
 Cá hải tượng đẻ trứng khoảng 5 - 6 lần một năm. Chúng sinh sản vào những tháng mưa, từ tháng 7 - tháng 11. Ảnh khoahoc.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-7
 Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, cá hải tượng còn được cho là mang đến sự phồn vinh và tài lộc cho gia chủ. Ảnh wikimedia.
La: Loai ca khong lo, dac biet biet mung ro khi gap chu-Hinh-8
 Ở Việt Nam, tùy vào kích thước và khối lượng mà mỗi con cá hải tượng có giá dao động từ vài triệu tới vài chục triệu. Những con cá nặng hàng tạ có thể được định giá tới cả trăm triệu. Ảnh smugmug.

Mời quý vị xem video: Những động vật đặc hữu nguy hiểm nhất rừng Amazon