Cơ sở chữa bệnh bằng cách giẫm đạp của cô Phú có gì lạ?

Bà Phạm Thị Phú ở Thái Nguyên được dư luận nhắc đến là một người có những chiêu chữa bách bệnh bằng cách giẫm đạp lên cơ thể người bệnh.

Bà Phạm Thị Phú tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã được dư luận xôn xao nhắc đến là một người có những chiêu chữa bệnh bằng cách giẫm đạp lên cơ thể người bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư cũng khỏi. Cơ quan chức năng vào cuộc, sai phạm hay có những điều thần thánh?
Cơ sở massage trá hình?
Nhà bà PhạmThị Phú nằm trên khoảng đất rộng chừng 1.000m2 thuộc xã Vinh Sơn (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), cổng vào có ba-ri-e kiểm soát ôtô ra vào, xung quanh thưa thớt hộ dân. Theo lãnh đạo xã Vinh Sơn, trước đây bà Phú từng "hành nghề" ở phường Thắng Lợi, phường Mỏ Chè và mới chuyển tới xã này vài năm gần đây.
Mới sáng sớm tinh sương mà ôtô, xe máy của người bệnh để chật kín khuôn viên vườn, ngoài cổng nhà bà Phú. Từ cổng nhìn vào là khu sân khá rộng có mái che và bao quanh bởi các mành tre. Sau mành tre là hàng trăm người ngồi, nằm la liệt chờ tới lượt được cô Phú chữa trị. Những người đến đây đều với mục đích chữa bệnh, tuy nhiên bà Phú cho biết: "Tôi chỉ xoa bóp, massage theo chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh được cấp, chứ không hề có khám chữa bệnh gì ở đây". Người đến "xoa bóp" phải mang theo CMND, điền thông tin vào phiếu để lấy số thứ tự và chờ đến lượt.
Mỗi ngày, bà Phú cho biết "chỉ" tiếp nhận xoa bóp cho 100-150 người. Chính bà Phú là người trực tiếp gọi bệnh nhân vào để chữa bệnh. Thường mỗi lượt có khoảng 30 người được gọi vào xoa bóp. Những người vào xoa bóp được yêu cầu ngồi khoanh chân, xắn quần qua đầu gối và đặt tay theo tư thế ngồi thiền, trước mặt trải một khăn tắm rồi "cô" Phú tác động lực tới phần lưng theo cả tư thế "khách hàng" nằm, ngồi và đứng. Cuối cùng là động tác giẫm lên lưng "khách hàng" và ấn thật mạnh, với sự giúp đỡ của 2 nhân viên tại cơ sở.
Bà Phú cho biết, đây là 2 người từng mắc bệnh mờ 2 mắt và bệnh về máu được xoa bóp chữa bệnh nay đã khỏe mạnh và tình nguyện ở lại hỗ trợ bà Phú trong việc trị liệu cho khách, được trả lương khoảng 2 triệu đồng/tháng/người. Quá trình bà Phú "tác động lực" cho mỗi khách kéo dài khoảng 15 phút. Những người bị đau ở đâu trên cơ thể sẽ nhờ "cô" Phú tác động lực trực tiếp.
Co so chua benh bang cach giam dap cua co Phu co gi la?
Bà Phạm Thị Phú. 
Một bệnh nhân tên Trần Thị Hoa nói: "Tôi bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm đa tầng chèn dây thần kinh. Đi bệnh viện bảo mổ nhưng tôi không mổ. Sau đó, bệnh lan sang các khớp tay, bị vảy nến khắp người, các khớp xương bị mủn ra, móng tay bị sùi ra, phải ngồi xe lăn không đi lại được suốt 4 năm qua. Tôi lên đây điều trị được 20 ngày, được "cô" Phú tác động lực, xoa bóp, không dùng một viên thuốc nào, giờ máu huyết lưu thông, tôi có thể đi lại được, tự cầm thìa ăn cơm được chứ không phải nhờ người đút ăn như trước".
Đi cùng bà Hoa, ông Lê Mạnh Cường (chồng bà Hoa) cho biết: "4 năm qua tôi đưa vợ đi khắp các bệnh viện chữa không khỏi. Nghe mọi người truyền miệng mách tới đây, sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, giờ vợ tôi có thể nhúc nhích đi lại được, tự ăn được". Bà Trần Thị Hoa giơ 2 bàn tay bị sùi các đầu móng tay và cho biết sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, một số ngón đã trở lại bình thường.
Nhiều người đến đây điều trị cho biết, bà Phú không thu thêm bất cứ khoản gì, gần như là hoàn toàn miễn phí. Những người chờ vào điều trị nghỉ trưa tại 2 gian nhà rộng khoảng 60m2 trong nhà bà Phú. Số còn lại (chưa có phiếu thứ tự) vẫn phải ngồi chờ ngoài sân. Nhà bà Phú không nhận "khách" ngủ lại qua đêm. "Khách" đến xoa bóp phải tự lo ăn uống, chỗ ngủ. Đa số người đến đây đều mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, thời gian lưu trú để xoa bóp lên tới 20-30 ngày liền. Khu bếp dành cho những người khách có nhu cầu tự nấu nướng.
Theo lời vợ ông Vũ Văn Toản (ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), chồng bà bị ung thư dạ dày 2 năm nay, Bệnh viện U bướu Trung ương và Bệnh viện Hải Dương trả về. "Năm ngoái, tôi đưa chồng lên đây điều trị 3 lần, một lần 25 ngày, một lần 27 ngày, còn lần cuối là 45 ngày. Điều trị xong về thấy đỡ, chồng tôi có thể đi được xe máy. Nhưng năm nay chủ quan không lên nhà "cô" Phú, bệnh tái phát nên giờ lại phải đưa lên. "Cô" Phú nói bệnh chồng tôi nặng quá rồi, không thể chữa khỏi. Nhưng có bệnh phải vái tứ phương chú à...", vợ ông Toản tâm sự.
Điều tra
Trước dư luận xôn xao về việc mở cơ sở khám chữa bệnh trái phép, bà Phú cho biết, mình chỉ xoa bóp, bấm huyệt, massage cho các "khách" có nhu cầu chứ không khám chữa bệnh và khi được hỏi thì bà Phú đã đưa ra giấy chứng nhận khóa "Xoa bóp bấm huyệt" (kéo dài từ 25/8 đến 22/9/2006) do Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa cấp năm 2006 và chứng nhận chuyên môn do Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cấp năm 2012, khóa học Nhân viên kỹ thuật xoa bóp kéo dài 2 tháng. Theo lời bà Phú, bà hành nghề này đã được 12 năm.
Co so chua benh bang cach giam dap cua co Phu co gi la?-Hinh-2
 Cô Phú đang chữa bệnh cho các bệnh nhân.
Ngày 16 tháng 9, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, đã tới kiểm tra cơ sở tẩm quất massage Ban Mai tại xã Vinh Sơn, do bà Phạm Thị Phú làm chủ. Quá trình kiểm tra diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Trong ngày có đoàn kiểm tra, các "khách hàng" được nhân viên cơ sở cho nằm trong một phòng rộng sạch sẽ, có điều hòa để trị liệu, chứ không phải nằm la liệt dưới sân như một số buổi trị liệu trước. Các thành viên đoàn kiểm tra đã trực tiếp theo dõi và ghi hình quá trình xoa bóp của bà Phạm Thị Phú. Sau đó, các thành viên đoàn kiểm tra họp ghi biên bản và thông tin nội dung biên bản tới bà Phạm Thị Phú.
Cùng tham gia quá trình kiểm tra và lập biên bản kiểm tra, ông Đào Văn Thép - Chủ tịch UBND xã Vinh Sơn, cho biết: "Việc kiểm tra cơ sở kinh doanh tẩm quất của bà Phú là để xác minh cơ sở này có khám chữa bệnh trái phép như thông tin một số nguồn tin đưa ra hay không. Kết thúc kiểm tra, đoàn kết luận: Tại thời điểm kiểm tra, đoàn chưa phát hiện cơ sở tẩm quất Ban Mai có biểu hiện khám và chữa bệnh".
Ông Đào Văn Thép cho biết thêm, đoàn kiểm tra liên ngành xác nhận, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở tẩm quất Ban Mai thực hiện tốt đảm bảo an ninh trật tự, tuy luôn có hàng trăm người tụ tập nhưng không xảy ra ồn ào, tuân thủ đủ quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Đoàn cũng kiểm tra có hay không hoạt động mê tín dị đoan tại đây. Tuy nhiên, đại diện Phòng Văn hóa Thông tin thành phố cho biết, không phát hiện dấu hiệu vi phạm", Chủ tịch UBND xã Vinh Sơn cho biết.
Đồng thời theo ông Đào Văn Thép, việc kiểm tra cơ sở Ban Mai tiến hành thường kỳ, tại nhiều thời điểm, chứ không phải khi có thông tin báo chí nêu, các lực lượng chức năng mới vào cuộc. "Đây là địa điểm nhạy cảm, nằm trong sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của lực lượng Công an, y tế xã, cũng như của thành phố Sông Công", ông Thép nói.
Một cán bộ xã Vinh Sơn cho biết thêm, bà Phạm Thị Phú bắt đầu hành nghề từ hơn chục năm nay, một thời gian có hoạt động bói toán, đồng bóng và từng bị Công an TP Sông Công triệu tập, thu giữ các dụng cụ hành nghề. Trong quãng thời gian hành nghề, bà Phú có thời gian bị bệnh tâm thần, phải điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bà Phạm Thị Phú cũng không thừa nhận có khám, chữa bệnh, mà chỉ hoạt động theo đúng các điều mục trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc có rất đông người bệnh nặng tới cơ sở Ban Mai với mong muốn chữa khỏi bệnh đã dấy lên những lo ngại về mầm bệnh lây truyền, chậm chữa trị dẫn đến tác động xấu tới điều trị bệnh của chính những người này.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận VN trong tuần (81)

(Kiến Thức) - Tạm đình chỉ cơ sở của “Cô Phú Bồ tát”; Bộ Công an đồng ý cho nữ sinh 29 điểm trúng tuyển,... là những sự kiện nóng trong tuần qua.

10 su kien nong ham hap du luan VN trong tuan (81)
1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhật Bản
Ngày 15/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Haneda ở thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật bản từ ngày 15-18/9 theo lời mời của Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe. Với chuyến thăm này, Việt Nam muốn khẳng định chủ trương nhất quán coi Nhật Bản là một trong những đối tác phát triển quan trọng hàng đầu và lâu dài, thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
10 su kien nong ham hap du luan VN trong tuan (81)-Hinh-2
2. 12 người chết, mất tích do mưa lũ sau cơn bão số 3
Tối ngày 14/9, bão số 3 đổ bộ vào ven biển Quảng Nam - Quảng Ngãi (sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới), với sức gió giật cấp 8 đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho các địa phương miền Trung. Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai, từ ngày 17/9 đến trưa ngày 19/9, đã có 9 người thiệt mạng do mưa lũ; 2 người chết do sét đánh và 1 người bị mất tích; 9 nhà bị sập đổ, cuốn trôi;107 nhà  bị sạt lở đất, tốc mái; 3.145 nhà bị ngập nước.
10 su kien nong ham hap du luan VN trong tuan (81)-Hinh-3
3. Trận lụt lịch sử tại TP HCM: 66 điểm ngập nặng
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP Hồ Chí Minh (TTCN), sau trận mưa lớn chiều 15/9, toàn thành phố có tổng cộng 66 điểm ngập, tuy nhiên đây chỉ mới là con số thống kê ngập đường, chưa tính ngập các tuyến hẻm, khu dân cư. Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý Hệ thống thoát nước - Trung tâm Điều hành chống ngập nước TP.HCM cho biết, trận mưa chiều 15/9 là trận mưa lớn nhất từ năm 2008 đến nay. Những nơi ngập sâu nhất khoảng 50-60cm, chỗ ngập nhẹ khoảng 15cm.
10 su kien nong ham hap du luan VN trong tuan (81)-Hinh-4
4. Phó giám đốc sở đứng tên công trình xây dựng sai phép
Sáng 16/9, công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế, P.Hàng Mã, Hà Nội do ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đứng tên sổ đỏ, giấy phép xây dựng đã thi công sai quy định (giấy phép xây dựng cấp là 7 tầng, một tum (lửng), không kể tầng hầm, tuy nhiên thực tế xây dựng là 8 tầng, 1 tum) vẫn tiếp tục thi công và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trả lời trên báo Tuổi trẻ, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó chủ tịch UBND P.Hàng Mã (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) thừa nhận, công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế xây dựng sai so với giấy phép được cấp nhưng việc xử lý chưa triệt để.
10 su kien nong ham hap du luan VN trong tuan (81)-Hinh-5
5. Tạm đình chỉ cơ sở của “Cô Phú Bồ tát”
Liên quan đến vụ việc “Cô” Phú hay “Cô Phú Bồ tát” chữa bệnh bằng cách giẫm lên người, ông Đặng Mộng Điệp- Phó Chủ tịch UBND TP Sông Công cho biết, UBND Thành phố Sông Công sẽ ban hành văn bản tạm đình chỉ trong thời gian khoảng một tháng và xin ý kiến Sở Y tế Thái Nguyên. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn điều tra xác minh, nếu phát hiện bà Phú hoạt động không đúng với ngành nghề kinh doanh cấp phép, vi phạm luật khám chữa bệnh thì UBND TP sẽ ra văn bản xử lý theo quy định pháp luật.

Mục sở thị nơi “chữa bệnh” của cô Phú Bồ Tát

Trước đó, đoàn Kiểm tra liên ngành thành phố Sông Công đã tiến hành thanh tra cơ sở "chữa bệnh dẫm đạp" của “cô Phú Bồ Tát”.

Mời các bạn xem clip cô Phú Bồ Tát nói về cơ sở chữa bệnh giẫm đạp của mình:

Đào nền nhà tìm "hài cốt báo oán" chữa...bệnh cho con

Con gái bị bệnh nặng, ông bố đi tin lời phán của giáo viên sử về "hài cốt báo oán" để rồi lật tung cả nền nhà hòng... khỏi bệnh cho con.

Cô con gái rượu của ông Huỳnh Ngọc Thọ (50 tuổi, thôn Kỳ Tân) đột nhiên lâm bệnh nặng. Nhưng thay vì tích cực chữa chạy cho con, ông Thọ lại đi tin vào lời phán "hài cốt báo oán" của thầy bói để rồi lật tung cả nền nhà hòng... tìm hài cốt, chữa khỏi bệnh cho con.