Cổ phiếu tăng gấp đôi sau 6 năm, VTO sẽ có lãi khi bán ra 3 triệu cổ phiếu quỹ?

(Vietnamdaily) - Nếu giao dịch thành công quanh mức thị giá, khả năng VTO sẽ ghi nhận lợi nhuận gấp đôi so với giá vốn bỏ ra.

CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco (HoSE: VTO) vừa quyết định bán hết 3 triệu cổ phiếu quỹ nhằm tăng số lượng cổ phần đang lưu hành.
Giao dịch theo phương thức khớp lệnh. Nguyên tắc xác định giá là không thấp hơn giá trị đầu tư bình quân. Thời gian thực hiện ngay sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp nhận.
Tại thời điểm 30/9/2020, VTO ghi nhận giá trị cổ phiếu quỹ âm 11,6 tỷ đồng. Như vậy, khả năng VTO mua số cổ phiếu quỹ này ở mức giá 3.867 đồng/cp vào năm 2015.
Trong khi đó, trên thị trường, thị giá VTO đang nhích về mệnh giá. Cụ thể, đóng cửa phiên 24/12, cổ phiếu VIP dừng tại mốc 7.730 đồng/cp, tăng gần 12% trong vòng 3 tháng qua. Khối lượng giao dịch bình quân chỉ gần 22.000 đơn vị mỗi phiên.
Như vậy, nếu giao dịch thành công quanh mức giá này, khả năng VTO sẽ ghi nhận lợi nhuận gấp đôi so với giá vốn bỏ ra sau 6 nằm 'chờ thời'.
Co phieu tang gap doi sau 6 nam, VTO se co lai khi ban ra 3 trieu co phieu quy?
 

Về tình hình kinh doanh, VTO ghi nhận sự suy giảm trong 9 tháng 2020. Trong đó, doanh thu thuần giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 244 tỷ đồng, chủ yếu do thay đổi hình thức ghi nhận doanh thu hoạt động kinh doanh xăng dầu (đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) và doanh thu tàu cho thuê định hạn giảm so cùng kỳ.

Duy chỉ có doanh thu hoạt động tài chính tăng 25% so cùng kỳ, đạt hơn 3 tỷ đồng với 83% đến từ lãi tiền gửi và tiền cho vay. 

Dù vậy, VTO vẫn báo lãi ròng giảm 25%, còn 15.6 tỷ đồng. Theo giải trình của VTO, nguyên nhân do cước tàu cho thuê định hạn giảm và hoạt động khai thác chuyến gặp khó khăn do dịch Covid-19, dẫn đến lãi ròng hợp nhất giảm theo.

Khởi tố 4 bị can vụ tàu Hải Thành 26 gặp nạn, 9 người chết

Cơ quan công an xác định vụ tai nạn chìm tàu Hải Thành 26 BLC, 9 người chết là lỗi của các cá nhân điều khiển phương tiện nên quyết định khởi tố bị can.

Ngày 18/7, Cơ quan an ninh điều tra (PA92) Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Kiên (33 tuổi, ngụ Thái Nguyên), Nguyễn Xuân Sang (29 tuổi, quê Đồng Nai) đều phục vụ trên tàu Petrolimex 14 về tội Điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải.

Khoi to 4 bi can vu tau Hai Thanh 26 gap nan, 9 nguoi chet
Thi thể thuyền viên tàu Hải Thành 26 BLC được lực lượng chức năng đưa vào bờ ngày 31/3. Ảnh:Ngọc An.

Doanh nghiệp Logistics ‘đứng hình’ trong quý 2

Nguồn thu từ lượng hàng xuất, nhập khẩu “èo uột”, nhà máy tạm ngưng hoạt động, lượng hàng hóa lưu chuyển nhỏ giọt, giao nhận và vận chuyển trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy và đảo lộn… Khó khăn ập đến như một cơn vũ bão khiến doanh nghiệp Logistics đứng hình. Phải chăng những khó khăn đó đều do dịch Covid-19? 

Theo thống kê của Vietstock, trong tổng số 28 doanh nghiệp Logistics niêm yết công bố BCTC quý 2/2020, có 13 doanh nghiệp báo lãi giảm, 4 doanh nghiệp ôm lỗ và 11 doanh nghiệp có lãi tăng trưởng. Trong đó, doanh nghiệp Logistics được chia ra thành 3 nhóm chính là nhóm khai thác cảng, nhóm vận tải và kho bãi và nhóm vận tải đường thủy.

Nghẽn mạng giao dịch và câu chuyện năng lực hệ thống

Những phiên chiều xôn xao vì “nghẽn mạng” trên sàn chứng khoán gần đây đang đặt ra nhiều thắc mắc xoay quanh hạ tầng giao dịch của sàn HOSE, sàn giao dịch sôi động nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

 

Sàn HOSE liên tục phát sinh sự cố trong phiên chiều

Những phiên giao dịch gần đây, các công ty chứng khoán (CTCK) liên tục phát đi những thông báo liên quan tới việc hệ thống giao dịch trực tuyến ở CTCK ghi nhận sự cố gián đoạn nhận kết quả từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Việc này dẫn tới lệnh của khách hàng tại các công ty này không thể chuyển đến HOSE hoặc chưa được cập nhật kết quả.

Kết quả là nhà đầu tư không thể giao dịch suôn sẻ trong phiên chiều như bình thường vì lệnh không đi được.

Sự cố gián đoạn nhận kết quả từ Sở chỉ mới được ghi nhận gần đây. Theo thông báo của HOSE ngày 17/12 về phản ánh của một số CTCK về lệnh giao dịch có hiện tượng chậm, HOSE cho biết đã phát hiện một vài trường hợp kết quả khớp lệnh được trả về chậm, có thể do hoạt động giao dịch tăng mạnh trong phiên.

Dù vậy, “hệ thống giao dịch chuyển sang phiên khớp lệnh ATC và kết thúc ngày giao dịch bình thường, không có sai sót”, thông báo của HOSE ghi rõ.

Trên thị trường vẫn đang truyền tai nhau giả thiết về việc thị trường giao dịch bùng nổ khiến hệ thống giao dịch của Sở quá tải. Quả thực, theo dõi lại diễn biến gần đây thì rõ ràng là thanh khoản thị trường đang tăng rất mạnh.

Từ giữa tháng 11/2020, khối lượng giao dịch trên HOSE liên tục đạt trên 400 – 500 triệu đơn vị/phiên, tương ứng mức giá trị trên 10,000 tỷ đồng/phiên. Tại phiên 23/12, khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 813 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch gần 15,000 tỷ đồng (trong đó 90% là từ khớp lệnh). Con số này là mức cao chưa từng thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Câu chuyện năng lực hệ thống

Tại Hội thảo công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2020 của Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (VSJC), ông Lê Hải Trà, Phụ trách HĐQT HOSE cho biết trong một vài phiên gần đây, việc nhập lệnh, chuyển lệnh đến Sở có một số biểu hiện khác thường. Tuy nhiên, lãnh đạo HOSE nhấn mạnh diễn biến này khác hoàn toàn so với sự việc từng xảy ra trong quá khứ. Các hiện tượng trên thị trường gần đây vẫn đang được bộ phận công nghệ thông tin của Sở theo dõi, giám sát cùng với công ty chứng khoán. Vì vậy, để giải thích hiện tượng thỏa đáng, cần thời gian, dữ liệu cụ thể để phân tích.

Hệ thống của các CTCK kết nối đến hệ thống của Sở như đường ống nước, khi lượng nước tăng gấp chục lần thì không có hệ thống nào hoạt động bình thường. Nguyên lý thiết kế của hệ thống, các đường ống không phình theo số lượng lệnh, năng lực của CTCK và hệ thống của Sở, đường truyền sẽ có những giới hạn nhất định.

Trước mắt, HOSE đang đề xuất việc tăng đơn vị lô từ 10 lên 100 và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua. Theo ông Trà, điều này sẽ làm giảm 18% lệnh giao dịch trên thị trường, trong quá trình chờ hệ thống mới. Nhìn chung điều này sẽ giúp giảm tải cho hệ thống khi lượng đặt lệnh sẽ có chiều hướng giảm so với trước.

Nhưng nâng lô giao dịch cũng chỉ là một giải pháp tình thế. Nhìn xa hơn thị trường trong tương lai sẽ còn tăng trưởng, thanh khoản thị trường sẽ còn đạt tới những mức cao hơn vì vậy bài toán đặt ra vẫn là nâng cấp cơ sở hạ tầng giao dịch.

Chia sẻ về quá trình đổi mới hệ thống, ông Trà cho hay Sở có dự án công nghệ thông tin mới sẽ thay đổi toàn bộ nền tảng thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm nay, hệ thống dự tính được hoàn thành. Tuy nhiên, do Covid-19, các chuyên gia của nhà thầu Hàn Quốc không thể sang Việt Nam để hoàn thiện các khâu cuối cùng. Bước sang năm 2021, việc triển khai hệ thống giao dịch là nhiệm vụ trọng tâm của Sở. Vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng hệ thống này có thể đáp ứng được thanh khoản hơn nhiều so với hiện tại.

Nhưng khi với giao dịch đột biến lên 50,000 tỷ đồng “sẽ là câu chuyện khác”, ông Trà nói thêm, đấy là chuyện không lường trước được. Sự tăng trưởng năng động của thị trường sẽ đưa đến một con số khó đoán định. Câu chuyện tăng năng lực hệ thống cũng không phải muốn bao nhiêu là được vì ngân sách là có hạn và việc bổ sung thêm chi phí đầu tư là cả một quá trình.

Lỗi không của riêng ai?

Khi phát sinh sự cố “nghẽn mạng” như những phiên gần đây, chắc chắn sẽ có nhà đầu tư bán không được mà mua cũng không xong. Những thiệt hại nếu có thì nhà đầu tư cũng sẽ phải gánh chịu mà nguyên nhân không phải do chính họ tạo ra.

Theo như lý giải hệ thống quá tải thì lỗi ở nhà đầu tư lúc này có chăng chỉ là bỏ quá nhiều tiền vào chứng khoán?!

Sự minh bạch và giải pháp thức thời hơn là điều nhà đầu tư muốn có vào thời điểm này. Vì thanh khoản dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao trong khi các giải pháp được cơ quan quản lý đưa ra không thể lập tức áp dụng trong một sớm một chiều.

Cho đến sáng nay, khi VN-Index có nhịp giảm gần 30 điểm thì sự cố “chập chờn” lại diễn ra. Chẳng hạn ở Chứng khoán HSC đã có lúc thông báo dịch vụ giao dịch trực tuyến tạm thời bị gián đoạn. Hay Chứng khoán FPT (FPTS) đã ra thông báo tạm dừng sửa/hủy lệnh trên HOSE từ 10h40 sáng tới 11h30 sáng.

Lượng khớp phiên sáng trên HOSE tăng gần 33% so với cùng thời điểm của ngày hôm qua, đạt 650 triệu đơn vị. Các ý kiến còn cho rằng, có lẽ nhà đầu tư sợ chiều không đẩy được lệnh nên tranh thủ đặt lệnh vào phiên sáng khiến lượng lệnh dồn vào buổi sáng. 

Câu hỏi là: “Chiều nay có còn nghẽn mạng?”