Có nên cúng thịt vịt ngày Tết Đoan Ngọ?

Có 3 lý do chính mà nhiều gia đình thường ăn thịt vịt trong Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), đó là gì?

Tết Đoan Ngọ 2025 rơi vào thứ Bảy, mùng 5/5 âm lịch (ngày 31/5 dương lịch). Vào dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), tập tục của nhiều địa phương là sẽ ăn thịt vịt. Với một số gia đình thịt vịt trở thành món không thể thiếu, mang đậm ý nghĩa văn hóa, y học và tâm linh trong dịp Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ, là dịp để thanh lọc cơ thể và trừ tà, cầu mong sức khỏe, may mắn.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ, là dịp để thanh lọc cơ thể và trừ tà, cầu mong sức khỏe, may mắn.

Tại sao ăn thịt vịt vào Tết Đoan Ngọ?

Có 3 lý do chính để thịt vịt trở thành món ăn đặc trưng trong dịp Tết Đoan Ngọ:

Thịt vịt giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ âm, dưỡng tạng phủ, rất phù hợp để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Thời điểm Tết Đoan Ngọ rơi vào giữa hè – khi cơ thể con người dễ bị mất nước, mệt mỏi, dễ phát sốt hoặc viêm họng. Việc ăn thịt vịt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ phòng và chữa một số bệnh mùa nóng. Đây được xem là một cách “ăn để chữa bệnh” theo quan niệm dân gian.

Ý nghĩa tâm linh – trấn áp tà khí

Một lý giải thú vị khác bắt nguồn từ âm Hán. Trong tiếng Hán, từ “vịt” đồng âm với “áp” – nghĩa là trấn áp. Ngày Đoan Ngọ được xem là cao điểm của tà khí nên việc ăn thịt vịt mang ý nghĩa tượng trưng cho hành động trấn áp tà ma, xua đuổi điềm xấu, từ đó mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Đây là yếu tố tâm linh quan trọng khiến món vịt trở nên đặc biệt trong dịp này.

Thời điểm ăn vịt ngon nhất trong năm, đúng mùa vụ

Theo lịch canh tác nông nghiệp xưa thì Tết Đoan Ngọ cũng trùng với thời điểm nông dân vừa thu hoạch lúa xong, đàn vịt đã được chăn thả đồng suốt mùa vụ và đến lúc béo tròn, thịt thơm ngon, vịt đủ già. Theo kinh nghiệm dân gian, đây là lúc thịt vịt chắc, ngọt và không còn mùi hôi, rất thích hợp để chế biến nhiều món ngon như vịt luộc, vịt quay, bún măng vịt… Bên cạnh đó, lúc này đã thu hoạch xong gia đình sum họp mà đây là lúc "rộ đàn" nên giá vịt thời điểm này thường hạ thấp hơn, tạo điều kiện để nhiều gia đình cùng nhau sum họp, ăn uống mừng mùa màng bội thu.

Dùng thịt vịt thắp hương thay gà cúng không?

Mặc dù thịt vịt trở thành món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ nhưng ít khi dùng thịt vịt để cúng. Đó là vì trong văn hóa truyền thống vịt là loài động vật không phổ biến lại không có những đặc điểm uy nghi như gà.

Hơn nữa thịt vịt có mùi hôi hơn thịt gà. Vịt lại là giống loài lạch bạch, kêu quàng quạc nên không phải là lựa chọn để thắp hương.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình thường thắp hương bánh trái, hoa quả, cơm rượu nếp nhưng cũng thường không đặt vịt lên mâm cúng.

Người Việt còn ăn gì vào Tết Đoan Ngọ?

Không chỉ thịt vịt, Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn xuất hiện nhiều món ăn đặc trưng khác mang ý nghĩa “diệt sâu bọ”, trừ tà và thanh lọc cơ thể.

Cơm rượu nếp: Là món ăn truyền thống không thể thiếu, đặc biệt phổ biến ở miền Nam. Người ta tin rằng ăn cơm rượu vào buổi sáng sớm sẽ giúp “giết” các loại ký sinh trùng có hại trong đường ruột.

Bánh ú tro (bánh gio): Được làm từ gạo nếp ngâm nước tro, có vị thanh mát, dễ tiêu hóa, cũng mang tính thanh nhiệt rất tốt trong mùa hè.

Hoa quả chua: Như mận, mơ, vải, xoài... giúp kích thích tiêu hóa, đồng thời tượng trưng cho việc xua đuổi sâu bệnh.

Chè kê, chè trôi nước: Những món ngọt dân dã mang đậm hương vị quê nhà, thường được dùng làm món tráng miệng trong mâm cỗ Tết Đoan Ngọ.

* Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Theo PV/ Thương Hiệu và Pháp Luật

Vì sao Tào Tháo không do dự sai chém đầu 3 cung nữ?

Trong lịch sử, Tào Tháo được đánh giá là một anh hùng mạnh mẽ và tài năng, nhưng một số người cho rằng bản chất của ông là một gian hùng, đa nghi và độc ác.

Người đời biết rằng Tào Tháo bản tính đa nghi, không hoàn toàn tin tưởng vào những người xung quanh. Ngoài ra, Tào Tháo chinh chiến nhiều năm, khắp nơi nên luôn duy trì tinh thần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chính mình.

Tết Đoan Ngọ kiêng 4 điều này, may mắn phúc lộc sẽ đến

Có câu nói dân gian "Tết Đoan Ngọ tránh bốn điều, tài lộc an khang đến" chứa đựng những lời khuyên thú vị, cùng tìm hiểu nhé.

Tết Đoan Ngọ là một dịp lễ đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia châu Á khác, điển hình là Trung Quốc. Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, ngày này gắn liền với một số quan niệm về việc nên kiêng cữ để cầu mong may mắn và sức khỏe. Vậy, theo quan niệm truyền thống, bốn điều không nên làm trong Tết Đoan Ngọ là gì và lý do đằng sau chúng ra sao?

tet-doan-ngo.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)

Cây cảnh hoa xanh biếc như nền trời, hút may... chiêu lộc

Cây cảnh dân dã này chịu nhiệt và chịu nắng, nở hoa 365 ngày, hoa quả đều tươi đẹp, trồng trong nhà bảo vệ tài lộc, thu hút may mắn.

Ai ở thôn quê thì không lạ với cây cảnh này. Chúng mọc đầy các bãi hoang, được nhiều nhà trồng làm hàng rào: Giọt sương vàng. Ngày nay, vẻ đẹp yêu kiều của nó đã được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích, đưa chúng vào trong nhà.