Vì sao Tào Tháo không do dự sai chém đầu 3 cung nữ?

Trong lịch sử, Tào Tháo được đánh giá là một anh hùng mạnh mẽ và tài năng, nhưng một số người cho rằng bản chất của ông là một gian hùng, đa nghi và độc ác.

Người đời biết rằng Tào Tháo bản tính đa nghi, không hoàn toàn tin tưởng vào những người xung quanh. Ngoài ra, Tào Tháo chinh chiến nhiều năm, khắp nơi nên luôn duy trì tinh thần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chính mình.

Một ngày nọ, Tào Tháo hơi mệt sau khi làm việc cường độ cao nên quyết định về cung ngủ một giấc rồi mới tiếp tục làm việc. Khi trở về cung, ông ngẫu nhiên chọn một tỳ thiếp hầu hạ mình. Trước khi đi ngủ, Tào Tháo dặn dò tỳ thiếp phải đánh thức mình vào một giờ nhất định. Tỳ thiếp thấy Tào Tháo rất mệt muốn ông ngủ một giấc nên không đánh thức Tào Tháo. Tuy nhiên, điều không ngờ là sau khi tỉnh dậy, Tào Tháo đã trực tiếp cầm cây gậy bên cạnh đánh chết người tỳ thiếp này.

Tào Tháo trong lịch sử bản chất đa nghi, hung ác và độc ác, điều này có thể thấy được từ trường hợp “giết ba thiếp cùng một lúc” của mình. Tào Tháo từng hỏi ba người thiếp rằng: "Dưa hấu có ngọt không?" Rõ ràng là một câu hỏi rất đơn giản, nhưng cả 3 tỳ thiếp đều bị chém đầu, hành động này khiến các quan đại thần rùng mình.

Chuyện kể rằng, lúc đó Tào Tháo đã bày tiệc, mời các quan đại thần. Sau khi ăn uống xong, ông hạ lệnh mang hoa quả lên. Khi thấy người tỳ thiếp dâng quả dưa hấu tới, Tào Tháo lớn tiếng hỏi: "Dưa hấu có ngọt không?". Tỳ thiếp không chút do dự đáp: "Dưa rất ngọt." Nghe xong, Tào Tháo lập tức biến sắc mặt, hạ lệnh lôi người tỳ thiếp ra ngoài và chém đầu. Lúc đó, tất cả các đại thần đều rất ngạc nhiên. Tại sao lại chém đầu tỳ thiếp?

Tào Tháo lại gọi một vị tỳ thiếp khác mang một quả dưa khác đến. Vị tỳ thiếp này thầm nghĩ nguyên nhân khiến người trước bị giết là do nói không đúng. Cuối cùng khi Tào Tháo cũng hỏi dưa có ngọt không. Cô ấy trả lời: "Không". Không ngờ, Tào Tháo cau mày rồi hạ lệnh đem ra chém đầu.

Các quan đại thần đều kinh hãi, trong lòng ai cũng đang suy nghĩ, Tào Tháo muốn đáp án gì? Lúc này, người thiếp thứ ba tên là Lan Tương rất được Tào Tháo sủng ái. Cô kính cẩn giơ cao quả dưa hấu, Tào Tháo cũng hỏi cô như hai người đầu tiên: "Dưa hấu có ngọt không?". Vị tỳ thiếp không dám trả lời giống hai người trước nhưng không biết Tào Tháo muốn nghe câu trả lời nào nên nói rằng quả dưa này đảm bảo đã chín. Nhưng kết cục của vị tỳ thiếp thứ ba vẫn không khác hai người trước.

Tào Tháo sau đó mới giải thích rằng lý do ông chém đầu 3 vị tỳ thiếp kia là do họ phục vụ sai sách và nói dối. Vốn dĩ họ chỉ dâng dưa lên chứ chưa từng nếm thử quả dưa đó thì làm sao biết dưa ngọt hay không?

Thực tế, phía sau sự việc này là mục đích cảnh cáo các đại thần khiến họ khiếp sợ. Ngoài việc tạo dựng uy tín cho bản thân, Tào Tháo muốn thông qua chuyện này để cảnh cáo những vị quan xung quanh mình rằng không được phép tùy ý suy đoán tâm tư, suy nghĩ của ông, nếu không chỉ có thể đối mặt với cái chết.

Theo Dương Huyền / TH & PL

Tào Tháo dùng kế gì để chia rẽ Lã Bố với Lưu Bị?

Lưu Bị và Lã Bố vốn có mối quan hệ khăng khít. Thế nhưng, Tào Tháo đã thành công dùng mưu kế để chia rẽ Lã Bố với Lưu Bị.

ataothao-10.jpg
Tào Tháo (155 - 220) là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Ông là người đặt nền móng vững chắc cho con trai Tào Phi xây dựng nên nhà Tào Ngụy.
ataothao-2.jpg
Là người lắm mưu nhiều kế, đa nghi và gian xảo, Tào Tháo rất khéo léo trong việc chia rẽ, ly gián đối thủ. Nhờ đó, Tào Tháo hưởng lợi lớn.

Cao nhân nào giỡn mặt Tôn Sách, trêu tức Tào Tháo?

Cao nhân từng giỡn mặt Tôn Sách và nhiều lần trêu tức Tào Tháo liệu có phải là sản phẩm từ trí tưởng tượng, hay là một nhân vật có thật mà chính sử lãng quên.

Rất nhiều người đọc Tam quốc diễn nghĩa cho rằng, Tả Từ chỉ là nhân vật hư cấu do La Quán Trung tưởng tượng ra để báo hiệu cho cái chết của Tào Tháo. Thế nhưng không, đích thực là trong sử sách, có rất nhiều ghi chép về vị đạo sĩ này. Những tác phẩm nổi tiếng như Hậu hán thư. Tả Từ truyện, Sưu thần ký, Phương dư thắng lãm, Thiên hạ danh thắng chí, Giang nam thông chí hay Lư giang huyền chí cũng đều có ghi lại.

Thậm chí còn có nhiều ý kiến cho rằng Tả Từ đã sống từ trước cả khi nhà Hán sụp đổ và mãi 300 năm sau mới mất.