![]() |
Ảnh minh họa. |
Mời quý vị độc giả theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mời quý vị độc giả theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.
![]() |
Nho Ninh Thuận: Không có mảnh đất nào ở Việt Nam trồng nho ngọt ngon như ở Ninh Thuận. Chính vì thế, nhiều người vẫn cứ nhớ nơi này là quê hương của cây nho tại Việt Nam. Du khách đến đây không chỉ được ngắm những giàn nho trĩu quả mà còn có cơ hội thưởng thức nho tươi tại vườn nơi đây. Ảnh: Internet. |
![]() |
Mực một nắng: Mực một nắng của Phan Rang có vị thơm, mềm và ngọt bởi cái vị rất riêng của biển Ninh Thuận. Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều không thể bỏ qua đặc sản tuyệt vời này. Ảnh: TTDL. |
![]() |
Bún mắm nêm: Đây là đặc sản Ninh Thuận nổi tiếng nhất nhì Phan Rang. Khắp các con đường lớn nhỏ đều dễ thấy quán bún mắm nêm. Bún mắm nêm rất đơn giản, chẳng cần nước dùng hay than đỏ lửa, cứ trần trụi cho thẳng các nguyên liệu vào bát, trộn đều là ăn ngon lành. Ảnh: Gia đình & Xã hội. |
![]() |
Cơm gà Phan Rang: Món này được nấu bằng gạo dẻo, thơm. Trước khi nấu, gạo được vo sạch, ướp thêm gừng, tỏi giã nhuyễn để tạo mùi thơm. Muốn có dĩa cơm bắt mắt, thường người nấu trộn thêm vào gạo chút bột nghệ. Thịt gà để làm món cơm gà Phan Rang cũng khá đặc biệt. Gà thả vườn nên thịt dai, thơm, không bở như gà công nghiệp. Ảnh: Foody. |
![]() |
Các món từ con dông: Con dông hiện nay là đặc sản nổi tiếng của Ninh Thuận với độ thơm ngon đặc biệt. Dông được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: dông nướng, gỏi dông, dông xào sả ớt,…Cách chế biến món gỏi dông và dông nướng rất thơm ngon và hấp dẫn. Ảnh: Dulich24. |
![]() |
Bánh tráng nướng mỡ hành: Bánh tráng được coi là món ngon Ninh Thuận, làm từ bột gạo lúa mùa thơm ngon và mè để sẵn. Khi dùng thì nướng trên than hồng và quệt nhanh ruốc ngon pha chế cùng nhiều gia vị khác, rưới mỡ hành thật đều, thêm chút tương ớt đỏ cay và nhanh tay đập quả trứng lên, quét đều bề mặt bánh. Ảnh: Bogspot. |
![]() |
Thịt cừu: Đây là đặc sản khá độc đáo của người dân Ninh Thuận, có chất lượng cao, được chế biến thành những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị như: thịt cừu nướng, luộc, tái, xào lá cà ri, xông khói, cà ri cừu... Đặc biệt, món sườn cừu nướng luôn được đông đảo thực khách yêu thích bởi thịt thơm, ngọt và mềm. Ảnh: Đời sống & Xã hội. |
![]() |
Gỏi ốc nón: Loại ốc nón có thể làm thành nhiều món ngon, đơn giản nhất là luộc và nướng. Cầu kỳ hơn một chút là món gỏi. Nguyên liệu trộn gỏi chung với thịt ốc nón là thịt ba rọi, dưa leo cắt mỏng, rau răm và đậu phộng giã nhuyễn, hành phi... Ảnh: Dulichninhthuan. |
![]() |
Hải sản: Đến thăm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, chắn chắc du khách sẽ không thể bỏ qua được các món hải sản tươi ngon đặc sản của biển như các loại cua, ghẹ, mực, ốc giác, ốc hương…Hải sản tươi, cứ thế cho lên hấp hoặc nướng, cầu kì hơn thì cho chút mỡ hành và lạc rang là ngon nhất. Ảnh: Dulich24. |
![]() |
Nem chua Phan Rang: Để làm ra món nem chua mang vị ngon đúng điệu, các nguyên liệu đều được chọn lựa kỹ lưỡng, từ thịt nạc đùi heo thật tươi ngon, từ những miếng da heo vừa không quá mỏng chẳng quá dày, rồi đường phèn, rồi nước mắm ngon,…cùng lá ổi non được rửa thật sạch hong khô và lá chuối gói. Ảnh: Internet. |
![]() |
Bánh hỏi lòng heo: Món bánh hỏi rất phổ biến, có mặt tại mọi địa phương trong nước ta, nhưng đĩa bánh hỏi kết hợp với lòng heo ngon nhất và tròn vị nhất phải được thưởng thức tại vùng Phước Khánh, cách trung tâm Ninh Thuận 2 cây số. Ảnh: Internet. |
![]() |
Bánh xèo: với những nơi khác, bánh xèo Ninh Thuận được đổ trong những chiếc khuôn làm bằng đất nung, đặt trong chiếc lò tròn (khoảng 4 – 5 khuôn). Bánh không cần nhiều dầu để tráng khuôn, lượng bột vừa đủ dày để tạo ra độ giòn mà không mất độ dẻo của bánh. Khi ăn, thêm ít giá tươi. Ảnh: Dulich24. |
![]() |
Tỏi: Đây là loại nông sản được trồng khá nhiều ở Phan Rang. Tỏi Phan Rang khi cho vào chế biến thức ăn thì thơm khỏi nói. Như thế, cứ đến bữa ăn, nghe mùi tỏi nồng nàn vướng vất lại nhớ đến đất trời nắng cát Phan Rang. Ảnh: Sggp. |
Cụ thể, tính đến ngày 21/3/2020, Việt Nam ghi nhận 94 ca bệnh mắc Covid-19, trong đó có 17 trường hợp đã điều trị khỏi và ra viện. Tổng số mẫu bệnh phẩm đã xét nghiệm đến nay là 17.459 (số mẫu dương tính: 94, số mẫu âm tính: 17.367).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp: Ban hành Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tập trung tại khách sạn trong phòng chống Covid-19 do người được cách ly tự nguyện chi trả; Công văn số 1459/CV-BCĐ ngày 20/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia về việc lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam kể từ ngày 01/3/2020 mà chưa được xét nghiệm khẳng định Covid-19; Công văn số 1440/CV-BCĐ ngày 20/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia về việc tổ chức cách ly tập trung đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam kể từ 0h00 ngày 21/3/2020.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tình hình thế giới, cũng theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 18h00 ngày 21/3/2020, thế giới đã ghi nhận 276.505 trường hợp mắc bệnh Covid-19 tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11.417 trường hợp tử vong (Ý: 4.032, Trung Quốc: 3.255, Mỹ: 1.433 và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 2.697). Số trường hợp mắc ghi nhận tại Trung Quốc là 81.013 tại 31/31 tỉnh, thành phố, chiếm 29,3% tổng số trường hợp mắc trên toàn thế giới. Số mắc tại các quốc gia khác là 195.492 trường hợp mắc (trong đó Italia: 47.021, Tây Ban Nha: 21.571, Đức: 19.484, Iran: 19.774, Mỹ: 19.644, Pháp: 12.612, Hàn Quốc: 8.799)
Video "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.
Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.