Cô gái 28 tuổi phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.

“Ngó lơ” tình trạng ho suốt nhiều tháng, bất ngờ được chẩn đoán mắc... lao phổi
Theo thông tin Bệnh viện Đa khoa Medlatec, suốt nhiều tháng nay, chị D.T.T. (28 tuổi, Hà Nội) xuất hiện tình trạng ho kéo dài. Cơn ho được mô tả thành từng cơn, kèm theo có đờm và tình trạng buồn nôn. Chấp nhận “sống chung” cùng những cơn ho suốt nhiều tháng, chỉ khi thấy tình trạng không thuyên giảm, chị T. mới quyết định tới bệnh viện thăm khám.
Tại đây, bác sĩ tiến hành khai thác tiền sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định các kỹ thuật cần thiết phục vụ quá trình chẩn đoán.
Qua thăm khám phát hiện bất thường ở đáy phổi bên phải bao gồm rung thanh tăng, rale ẩm đáy phổi phải. Ngoài ra chị T. còn có bệnh lý trào ngược dạ dày và viêm dạ dày kèm theo, bác sĩ xác định đây là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng ho kéo dài.
Co gai 28 tuoi phat hien mac lao phoi, chuyen gia canh bao
Ảnh minh họa. 
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp phát hiện hình ảnh tổn thương đông đặc, nốt đặc thùy dưới phổi phải, nốt đặc nhỏ thùy dưới phổi trái. Kết quả này cho thấy chị T. có hình ảnh viêm phổi chưa loại trừ tổn thương lao phổi cần phải làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn thông thường và vi khuẩn lao.
Tiếp tục thực hiện xét nghiệm AFB trực tiếp nhuộm Ziehl-Neelsen nhằm xác định vi khuẩn gây lao cho kết quả dương tính. Chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc lao phổi và chuyển chuyên khoa Hô hấp điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến mắc lao phổi
Theo BSCKI. Phạm Sơn Tùng - Chuyên khoa Hô hấp, thời gian qua đơn vị tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh trẻ tuổi đến thăm khám và phát hiện mắc lao phổi.
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên được bác sĩ chỉ ra bao gồm:
Môi trường làm việc không đảm bảo thông thoáng (tập trung đông người trong một không gian hẹp, kín, nhiệt độ ẩm thấp) là điều kiện thuận lợi làm vi khuẩn lao phát triển và lây lan.
Lối sống, ăn uống, vận động không khoa học (ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá, uống rượu bia…) làm sức khỏe giảm sút, khiến vi khuẩn lao dễ tấn công và gây bệnh.
Tình trạng phát tán vi khuẩn trong cộng đồng, cứ một người bị bệnh lao phổi có ho khạc vi khuẩn ra môi trường có thể lây lan sang 5-10 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, nhà máy, trại tập trung…

Đáng báo động, bệnh lao diễn biến âm thầm, nhiều người cho rằng căn bệnh này không liên quan đến mình nên chủ quan không phòng tránh, tới khi có triệu chứng nặng đến viện thì bệnh ở giai đoạn muộn.

Ngăn ngừa mối đe dọa của bệnh lý lao
Việt Nam nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới. Lao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm.
Vì vậy, phát hiện sớm, chủ động truy vết không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, đẩy lùi dịch bệnh lao giúp giảm gánh nặng tác hại của bệnh lao gây ra cho gia đình và xã hội.
Theo BSCKI. Phạm Sơn Tùng, triệu chứng lâm sàng thường gặp của lao phổi thường bao gồm:
Ho kéo dài hơn 2 tuần cho đến vài tháng. Có thể ho khan, hoặc ho kèm theo đờm, ra máu.
Sốt nhẹ, cảm thấy ớn lạnh về chiều tối.
Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
Cơ thể mệt mỏi, đau khớp, cảm giác không có sức.
Đau tức ngực, thỉnh thoảng cảm thấy khó thở.
Chán ăn, cơ thể suy nhược và sụt cân.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, người bệnh cần lập tức đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện ở giai đoạn sớm có thể giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ lây lan sang những người xung quanh.

Ăn một miếng ớt, thai phụ 38 tuần sặc máu suýt chết vì...

Vài ngày trước, khi đang ăn một miếng ớt, cô Lý ho dữ dội. Trưa hôm đó, cô Lý đột nhiên nôn ra máu, dù đã cố gắng cầm, máu vẫn không ngừng trào ra từ cổ họng.

Cô Lý, 30 tuổi, ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vô cùng thích đồ cay, bữa nào cũng phải có món cay mới ăn được. Ngay cả khi đang mang thai cô cũng không bỏ được thói quen này, thi thoảng vẫn lén lút ăn ớt thỏa mãn cơn thèm.

Cưới vợ giàu, đêm tân hôn tôi bàng hoàng khi biết sự thật

Cả đêm tân hôn tôi trằn trọc, lòng ngổn ngang giữa nỗi tiếc nuối và trách nhiệm với người phụ nữ bên cạnh.

Trước khi cưới, tôi yêu một cô gái dưới quê, một mối tình mà tôi ngỡ sẽ bền lâu. Cô ấy là người luôn bên cạnh tôi, sẻ chia từng khoảnh khắc, từng khó khăn của cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống thực tế không dễ dàng.
Khi gia đình cô tiểu thư giàu có đề nghị, hứa hẹn về một tương lai đầy đủ, tôi bị cuốn vào vòng xoáy của tham vọng và nỗi lo về tương lai. Cuối cùng, tôi chọn rời xa cô gái ngày xưa để bước vào cuộc sống mà tôi tin rằng sẽ tốt đẹp hơn.
Vợ mới cưới của tôi là con gái duy nhất trong một gia đình danh giá. Cô ấy thông minh, thanh lịch, và mọi thứ ở cô ấy khiến người ta dễ dàng bị thu hút. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức hoành tráng, có sự tham dự của nhiều khách mời sang trọng, khiến tôi cảm giác như mình vừa bước vào một cuộc sống trong mơ.
Tưởng chừng sau những tất bật của ngày cưới, tôi và vợ sẽ tận hưởng một đêm tân hôn hạnh phúc.
Thế nhưng, khi chúng tôi vừa vào phòng, mẹ vợ bất ngờ bước vào, nhìn tôi với ánh mắt nghiêm nghị và nói: "Con gái tôi dù đã một lần đò, nhưng con không được phép coi thường nó. Nếu sau này nó không sinh được, thì 2 đứa hãy tính đến chuyện xin con nuôi”.
Cuoi vo giau, dem tan hon toi bang hoang khi biet su that
Tưởng chừng sau những tất bật của ngày cưới, tôi và vợ sẽ tận hưởng một đêm hạnh phúc.
Lời nói ấy như một nhát dao vô hình, cắt ngang cảm giác phấn khởi trong lòng tôi. Tại sao bà lại nhắc đến chuyện này ngay trong đêm tân hôn?. Tôi cố giữ bình tĩnh, nhưng sự nghi ngờ dấy lên. Tại sao mẹ vợ lại ám chỉ khả năng không sinh con của vợ tôi? Lẽ nào còn một bí mật gì đó mà tôi chưa biết?.
Không chịu được nỗi lo, sáng hôm sau, tôi quyết định hỏi vợ về câu nói của mẹ cô ấy. Vợ tôi hơi lúng túng, rồi với ánh mắt trầm buồn, cô ấy khẽ nói: "Em xin lỗi vì đã giấu anh. Lúc trẻ, em từng mắc u nang buồng trứng và phải cắt bỏ cả hai buồng trứng. Điều đó nghĩa là em không thể có con được”.
Nghe vợ nói, tôi cảm thấy như đất trời sụp đổ. Hóa ra, đằng sau vẻ ngoài hoàn hảo của cô ấy là nỗi đau mà cô ấy luôn gắng gượng giấu kín. Cuộc hôn nhân này không chỉ đơn thuần là cuộc sống sung túc, mà còn là một cuộc hôn nhân chứa đựng nhiều mất mát và tổn thương.
Tôi từng nghĩ rằng mình có thể chấp nhận mọi thứ khi đến với cuộc hôn nhân này, nhưng sự thật ấy khiến tôi không khỏi hoang mang. Liệu tôi có đủ bao dung để chấp nhận một cuộc sống không có con ruột?.
Cả đêm tân hôn tôi trằn trọc, lòng ngổn ngang giữa nỗi tiếc nuối và trách nhiệm với người phụ nữ bên cạnh.
Nếu sống bên cô ấy cả đời, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không thể có con vì vợ mình từng bị cắt buồng trứng cả 2 bên. Phải chăng đây là cái giá mà tôi phải gánh chịu cho lựa chọn đầy toan tính, khi mải mê chạy theo giàu sang mà bỏ lại tình nghĩa ngày xưa?.
(thanhhoan...89@gmail.com)
Phụ nữ từng cắt 2 bên buồng trứng có khả năng sinh con được không?
Phụ nữ đã cắt bỏ cả hai buồng trứng sẽ không thể sinh con một cách tự nhiên vì buồng trứng là nơi sản xuất trứng – yếu tố cần thiết để thụ tinh và mang thai. Khi buồng trứng bị cắt bỏ, cơ thể không còn khả năng sản xuất trứng hoặc các hormone nữ chính như estrogen và progesterone, làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học, người phụ nữ không còn buồng trứng vẫn có thể mang thai thông qua các phương pháp hỗ trợ sinh sản:
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với trứng hiến tặng: Người phụ nữ có thể sử dụng trứng từ người hiến và kết hợp với tinh trùng của chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi sau khi thụ tinh sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ nếu tử cung vẫn còn khỏe mạnh.
- Mang thai hộ: Trong trường hợp người phụ nữ không thể mang thai được nữa hoặc gặp các vấn đề sức khỏe, gia đình có thể cân nhắc việc nhờ người mang thai hộ.
Dù việc mang thai sau khi cắt bỏ buồng trứng là thách thức lớn, nhưng với các phương pháp hiện đại, phụ nữ vẫn có thể hy vọng vào khả năng có con nếu mong muốn.