Chuyện thiền: Con sâu trong nhụy bánh

Nếu bạn sống với tâm đầy tham dục, thì con sâu thất vọng sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.

Chính trong nhụy bánh có con sâu, chứ con sâu không phải từ bên ngoài bò vào trong nhụy bánh và cũng không phải do ai bắt sâu bỏ vào trong nhụy bánh, mà con sâu từ nơi nhụy bánh sinh ra.
Cũng vậy, bạn khổ đau không phải do người khác đem đến cho bạn, mà từ nơi tâm bạn sinh ra. Tâm bạn là cái nhụy bánh của cuộc đời bạn.
Nếu bạn sống với tâm ganh tỵ, thì con sâu đói nghèo tình cảm sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Nếu bạn sống với tâm nghi ngờ, kỳ thị và phân biệt, thì con sâu chia rẽ sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm đầy tham dục, thì con sâu thất vọng sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm đầy hận thù, thì con sâu oan nghiệt sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm si cuồng, thì con sâu điên đảo sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm kiêu ngạo, thì con sâu ngu dốt sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm chấp ngã, thì con sâu vô minh sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm bất chính, thì con sâu sợ hãi sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Nếu bạn sống với tâm mong cầu lợi nhuận, thì con sâu vong thân, vong quốc sẽ sinh ra trong đời sống của bạn.
Và nếu bạn sống với tâm tĩnh lặng, tâm từ bi, tâm vị tha vô ngã, tâm vì người quên mình, thì mọi con sâu trong tâm bạn đều trở thành những sinh tố nuôi dưỡng đời sống bình an và cao quý cho bạn.
Tâm rỗng lặng là nhụy bánh tinh khiết và bình an trong đời sống của bạn. Bạn đừng đi tìm kiếm bất cứ sự tinh khiết và bình an nào ngoài tâm rỗng lặng và từ bi nơi bạn.
Buông bỏ tâm rỗng lặng và từ bi để có sự bình an và hạnh phúc, thì mọi bình an và hạnh phúc mà bạn đang có chỉ là sự trá hình của những con sâu ngứa. Chính những con sâu ngứa từ trong nhụy bánh ấy sinh ra!

Quán xét tâm mình

Có bao giờ, mình tự hỏi: Ta đã làm gì đời nhau thế này chưa?

1. Tôi nói với chị rằng, hãy xin lỗi chính mình. Tôi cũng hơn một lần “khuyến khích” điều này dành cho mình, và cho những ai có duyên giãi bày với tôi những lỗi lầm, vụng dại... do họ tạo ra, gây đau khổ cho người khác, mà nhiều khi bây giờ muốn tìm gặp, hối lỗi cũng không còn cơ hội, không kịp nữa.

Kiềm chế cơn giận, vơi bớt khổ đau

Muốn thấu hiểu và chuyển hóa cơn giận thì phải học phép thực tập hạnh lắng nghe với tâm từ bi và sử dụng ái ngữ.

Giả sử trong một gia đình mà hai cha con giận nhau. Giữa cha và con không còn có sự truyền thông. Cả hai cha con đều khổ và cùng mong thoát ra khỏi tình trạng bế tắc do giận hờn gây nên nhưng không biết phải làm thế nào.

Chuyển hóa tự ti

Hãy sám hối những ác nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.

HỎI: Tôi đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi tìm việc làm nhưng thường hay tự ti về chính mình (hay e ngại, sợ sệt, thiếu tự tin về ngoại hình, tích cách, ăn nói…) nên không dám đi xin việc nhiều nơi. Vừa rồi tôi đọc được một lời dạy của Đức Phật như sau: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Tôi muốn quý Báo giải thích rõ hơn ý nghĩa lời dạy này đồng thời giúp tôi vượt qua được căn bệnh tự ti của chính mình.