Chuyển hóa tự ti

Hãy sám hối những ác nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.

HỎI: Tôi đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi tìm việc làm nhưng thường hay tự ti về chính mình (hay e ngại, sợ sệt, thiếu tự tin về ngoại hình, tích cách, ăn nói…) nên không dám đi xin việc nhiều nơi. Vừa rồi tôi đọc được một lời dạy của Đức Phật như sau: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Tôi muốn quý Báo giải thích rõ hơn ý nghĩa lời dạy này đồng thời giúp tôi vượt qua được căn bệnh tự ti của chính mình.
(NGỌC ĐẠI, ngocdai0801@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Ngọc Đại thân mến!
Tự ti là thái độ tự đánh giá thấp mình, tự cho mình thấp kém rồi mặc cảm, nhút nhát, không tin vào năng lực của bản thân. Từ sự thiếu tự tin vào chính mình nên người tự ti không dám mạnh dạn đảm nhận công việc, sống khép mình trước tập thể, khó hòa nhập cộng đồng, không có ý thức vươn lên, bỏ qua nhiều cơ hội tốt để thành công trong cuộc sống.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
“Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Bởi lẽ chính mình lại không đánh giá đúng về bản thân của mình, tự huyễn mình hèn kém, đánh mất niềm tin nơi chính mình thì quả thật đáng thương. Cuộc đời mình do chính mình quyết định nhưng vì tự ti nên không tin vào chính mình. Như một người chẳng dám đứng dậy vì không tin vào đôi chân lành lặn của chính mình, thái độ ấy thật đáng thương.
Để chuyển hóa tự ti, điều đầu tiên phải nhận ra nó trong chính bản thân mình. Cần phân biệt rõ ràng giữa tự ti với các đức tính khiêm hạ, khiêm tốn vốn cần thiết và hữu ích cho cuộc sống. Hiện bạn đã nhận diện rất rõ những biểu hiện tự ti của mình, đó là điều cần thiết cho việc trị liệu và chuyển hóa.
Kế đến, cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hình thành sự tự ti của bản thân mình. Có thể do những sang chấn tâm lý lúc thiếu thời, thậm chí có thể sớm hơn như do tổn thương tâm lý lúc còn hoài thai, hay do nghiệp báo từ những đời quá khứ (tâm lý học đoán định là mặc cảm xuất phát từ vô thức cá nhân) hoặc do những khiếm khuyết về cơ thể, hạn chế về năng lực, gặp nhiều thất bại... đã hình thành nên những mặc cảm, tự ti.
Sau khi nhận diện rõ ràng về những nguyên nhân, biểu hiện tự ti của chính mình rồi, bạn hãy bình tâm quán chiếu sâu sắc hơn nữa để thấy rằng “Nhân vô thập toàn” (không có ai hoàn hảo cả). Mình có thể không bằng người ở phương diện này nhưng hơn người ở phương diện khác. Cuộc sống vốn nghiệt ngã nhưng luôn công bằng. Nếu khiếm khuyết về cơ thể thì cố gắng lành lặn tâm hồn; nếu năng lực hạn chế thì cố gắng cần cù học hỏi, cần mẫn và nhẫn nại làm việc; nếu gặp phải trắc trở, thất bại thì làm lại từ đầu vì “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
Nếu tự ti, mặc cảm (xuất phát từ vô thức cá nhân) thì nên hiểu rằng đó là dư nghiệp của mình. Hãy thành tâm sám hối những ác nghiệp trong các đời kiếp quá khứ, nhất là nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.
Người Phật tử, nếu thành tâm sám hối, tu tập từ bi hỉ xả cùng với phát huy năng lực thiền quán để thấy rõ mình và người trong tuệ giác Duyên khởi thì sẽ chuyển hóa được tự ti, mặc cảm thành tự tin, tin vào chính mình, tin vào tương lai cuộc sống.
Chúc bạn tinh tấn!

Khoẻ nhờ thiền

(Kiến Thức) - Dù đã ở tuổi 83, ông Nguyễn Viết Thọ vẫn khỏe mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và sinh hoạt khoa học.

Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút.
Mỗi ngày ông Thọ dành thời gian 2 lần ngồi thiền, mỗi lần khoảng 30 - 45 phút. 
Ông Nguyễn Viết Thọ (phòng 110 nhà Y3 ngõ 135 Núi Trúc, Hà Nội, khu tập thể Bộ Y tế) nay đã 83 tuổi (ông sinh năm 1930). Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn khoẻ mạnh. Có được điều này nhờ ông hay ngồi thiền và lối sinh hoạt khoa học. Hồi còn nhỏ, ông Thọ hay bị ốm đau quặt quẹo. Do bị bệnh hen ảnh hưởng đến sức khoẻ nên ông quyết tâm vào ngành dược để mong trước hết chữa được bệnh cho mình. Tốt nghiệp dược sĩ đại học chính quy năm 1959, ra trường được về đơn vị nghiên cứu, ông đã dành nhiều thời gian tìm tài liệu Đông Tây y trong ngoài nước nhưng vẫn không tìm được cách chữa hen cấp tính cho mình. Sau khi nghỉ hưu năm 1992, ông tìm đến triết học phương Đông, Kinh dịch, Phật học, từ đó tiếp cận Thiền và hiểu được cốt lõi của Thiền. 

Bốn giới điều trọng cấm của người xuất gia

Trong đời sống xuất gia của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, tội Ba-la-di là tội nặng nhất.

Trong phần giải thích thuật ngữ Ba-la-di, tiếng Hoa là “po luo yi fa” (ba-la-di pháp) Tứ Phần Luật giải thích: "Nếu một vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni phạm tội Ba-la-di thì vị Tăng hoặc Ni ấy được xem như là “đã bị cắt đầu.” Người phạm giới hoàn toàn đánh mất đời sống tu sĩ, không còn được sống chung với các vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni thanh tịnh nữa, vị ấy bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn".
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.