Chuyên gia nước ngoài hiến kế Việt Nam xử lý Trung Quốc ngang ngược

(Kiến Thức) - Căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục tăng nhiệt với những hành động hung hăng của TQ. Các chuyên gia nước ngoài đã đưa ra quan điểm về việc Việt Nam nên làm gì trong tình hình này. 


Suốt tuần qua, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục tăng nhiệt với những hành động hung hăng của phía Trung Quốc. Các chuyên gia nước ngoài đã đưa ra những quan điểm về việc Việt Nam nên làm gì trong tình hình này. 
Chuyên gia Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS ở Washington D.C, Mỹ, cho rằng: “Tôi đánh giá cao phản ứng của Việt Nam, chưa rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Việt Nam mới chỉ đưa tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển ra. Còn nếu Việt Nam đưa tàu quân sự ra, Trung Quốc sẽ chỉ cho thế giới thấy kìa, Việt Nam đang khiêu khích, đang quân sự hóa khu vực tranh chấp và sẽ lợi dụng sai lầm đó.
Chuyên gia Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS ở Washington D.C, Mỹ.
 Chuyên gia Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á và châu Á Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS ở Washington D.C, Mỹ.
"Tôi cho rằng, tới nay, phản ứng của Việt Nam là chuẩn xác. Việt Nam cần phải cho Trung Quốc biết là không chấp nhận các hành động khiêu khích của Trung Quốc. Và Việt Nam cũng cần phát thông điệp rõ ràng rằng đây không phải vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Hành động thiếu kiềm chế ở đây có thể bị Trung Quốc lợi dụng như tôi vừa nói, và cũng có thể dẫn tới xung đột mà không bên nào muốn. Ở đây, Việt Nam hơn Philippines khi đối đầu với Trung Quốc là dù cho tiềm lực quân sự không bằng về sự hiện đại hay quy mô thì Việt nam cũng vẫn tự tin có đủ khả năng đáp trả", ông Gregory Poling nói.
Việt Nam có tàu ngầm lớp Kilo hay các hệ thống khác có đủ khả năng gây tổn thương nếu như phía bên kia gây hấn quá mức. Đó là điều mà Trung Quốc không phải đối mặt trong vụ việc xảy ra với Phillippines.
GS.TS Jonathan London.
GS.TS Jonathan London.
Hiện, hành động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng được các học giả quốc tế xem là một sự vi phạm trắng trợn các chuẩn mực của luật pháp quốc tế. GS.TS Jonathan London, chuyên gia Việt Nam và phát triển học ở Đông Nam Á, trường Đại học thành phố Hongkong (Trung Quốc), cho hay: “Theo tôi, Việt Nam vẫn cần theo đuổi chính sách ngoại giao cũng như chiến thuật khôn khéo của các bạn là giải quyết vấn đề thông qua đàm phán song phương và đa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia trong khu vực và các bên có liên quan trên biển Đông và họ sẽ giúp Việt Nam trong việc đối mặt với vấn đề này".
Theo ông Jonathan London, điều trên giúp tránh việc leo thang căng thẳng trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang cố tình sử dụng sức mạnh quân sự của mình để công khai vi phạm luật pháp quốc tế khi đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải luôn sẵn sàng có các biện pháp phòng vệ cụ thể chống lại sự khiêu khích này. "Theo tôi, các bạn cần phải tìm thêm các giải pháp ngoại giao và chính trị để giải quyết vấn đề này. Một mặt, người Việt Nam cần tiếp tục truyền thống đoàn kết để chống lại những mối đe doạ từ bên ngoài. Thêm nữa, Việt Nam cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới để lên án những hành động ngang ngược của Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải đưa ra các giải pháp hoà bình và tôn trọng sự ổn định trong khu vực", ông Jonathan London nhấn mạnh.
Trả lời cho câu hỏi nếu các giải pháp ngoại giao không giải quyết được tình hình và Trung Quốc không chịu rút giàn khoan thì nên làm gì tiếp theo, GS.TS Jonathan London cho rằng, khi đó chúng ta cần xem xét đến các hành động pháp lý. Việt Nam có thể kiện họ ra toà án quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần hợp tác với các nước láng giềng như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Thái Lan để tìm ra biện pháp giải quyết các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
“Chúng ta có thể cảm nhận rõ những nguy cơ đe doạ của Trung Quốc và tham vọng bành trướng khi họ vạch ra đường lưỡi bò trên biển Đông. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải cùng với các nước Đông Nam Á thiết lập một Bộ Quy tắc chung để có thể có những chứng cứ về mặt pháp lý chống lại Trung Quốc.
Tôi vẫn không cho rằng việc sử dụng các biện pháp quân sự là cần thiết vì nó có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc trong khi tình hình đang diễn biến rất khó lường hiện nay”, GS.TS Jonathan London nói.
GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales
GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales
Đồng tình với quan điểm này, GS Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, nêu quan điểm, Việt Nam cần phải bám vào luật pháp quốc tế và phải rút ra bài học từ phía Philippines, xem xét kỹ hơn vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào, tự đưa ra những hướng đi khác nhau.
Trong lúc này, Việt Nam không nên phản ứng ngay lập tức là sẽ làm gì. Việt Nam cũng nên tận dụng việc đồng thuận của một số nước và kêu gọi họ tham gia vào vấn đề này và tiếp tục giữ quan điểm của mình.

Taxi Mai Linh đâm thủng tường, lao lên giường vợ chồng trẻ

(Kiến Thức) - Taxi 7 chỗ mang BKS: 29 A- 62954 của hãng Mai Linh mất lái, tông liên tiếp vào 3 nhà dân bên vệ đường đêm 10/5 tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Vào lúc 23h tối ngày 10/5, chiếc taxi sau khi mất lái đã lao lên vỉa hè, đâm đổ cây trên vệ đường thuộc đường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) rồi lao thẳng vào 3 nhà dân số 38, 39 và 40.
Xe nằm gọn trong gian nhà dân, phần đầu xe bị nát bét. Cánh cửa xếp và các cột trụ sắt của nhà số 40 bị đâm sập, bức tường của nhà số 38 bị thẩm thủng.

Biển người tuần hành phản đối TQ xâm phạm biển đảo Việt Nam

(Kiến Thức) - Từ sáng sớm nay, hàng nghìn người đổ về ĐSQ và TLSQ TQ tại Hà Nội và TP HCM để phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Khoảng 10h, người tuần hành tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tương đối đông. Ảnh: FB Như Ý.
Khoảng 10h, người tuần hành tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tương đối đông. Ảnh: FB Như Ý. 
Mọi người đều tuần hành ôn hoà. Ảnh: FB Như Ý.
Mọi người đều tuần hành ôn hoà. Ảnh: FB Như Ý. 

Máy bay tiêm kích Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam

Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, cho biết Trung Quốc vừa đưa máy bay chiến đấu vào bảo vệ giàn khoan HD981, xâm phạm chủ quyền biển và không phận Việt Nam.

Theo đại tá Thu, trong ngày 10 và sáng 11/5, cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện có hai tốp máy quan quân sự của Trung Quốc bay phía trên các tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư với độ cao từ 800m – 1000m.

Trong số này có một tốp máy bay tiêm kích của Trung Quốc và một máy bay cánh bằng mang số hiệu 9401 lượn trên không khu vực của tàu CSB 8003.

Người dân Hà Nội phản đối hành động của Trung Quốc sáng 11/5. Ảnh: Nguyễn Khánh.
 Người dân Hà Nội phản đối hành động của Trung Quốc sáng 11/5. Ảnh: Nguyễn Khánh.

Cũng trong ngày 10/5, phía Trung Quốc đã tạo ra một vùng bán kính bảo vệ cách giàn khoan theo hình rẻ quạt khoảng 7 hải lý gồm các tàu dân sự và tàu chấp pháp của Trung Quốc. Những tàu này thực hiện việc ngăn chặn đối với tàu của Việt Nam khi tiến về phía giàn khoan HD981.

Các tàu Trung Quốc ngăn cản phía mũi tàu của ta, sử dụng vòi rồng phun nước công suất lớn phun vào tàu Việt Nam.

Đến nay Trung Quốc vẫn duy trì 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu tấn công nhanh để ngăn cản tàu của Cảnh sát biển Việt Nam.

Giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc ở khu vực biển cách Hong Kong 320km - Ảnh: Xinhua.
 Giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc ở khu vực biển cách Hong Kong 320km - Ảnh: Xinhua.

Về phía mình, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã dùng loa tuyên truyền, phản đối hành vi Trung Quốc xâm phạm vùng biển và vi phạm quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan 981 và các tàu bảo vệ khỏi thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam.

Quan điểm của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam là kiên trì bám trụ trên biển, kiềm chế, không đẩy tình hình nóng lên và hạn chế va chạm, tránh gây ra những tổn thất đối với tàu của ta và thương vong đối với cán bộ chiến sĩ và kiểm ngư viên.

Đại tá Ngô Ngọc Thu cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với người dân trên cả nước, kiều bào nước ngoài, bạn bè quốc tế đã có những chia sẻ và bày tỏ lòng cảm phục trước những hành động dũng cảm, mưu trí, quyết tâm của lực lượng cảnh sát biển trong bảo vệ chủ quyền trên biển.

Đạt tá Thu thay mặt cán bộ chiến sĩ và kiểm ngư viên đang hoạt động trên biển gửi lời cảm ơn đến đồng bào cả nước, kiều bào nước ngoài và bạn bè quốc tế đã có những quan tâm và gửi lời chia sẻ, động viên đến lực lượng. Đó là tình cảm để tiếp thêm sức mạnh đối với các lực lượng trong việc quyết tâm bám trụ vùng biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của đất nước.