Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Quy hoạch đường sắt quốc gia được Thủ tướng phê duyệt vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi. 

Xung quanh việc Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó GĐ Công an TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô, VietNamNet đã có trao đổi với đại diện cơ quan đường sắt và Bộ GTVT. Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN cho rằng, đường sắt trên toàn thế giới đều thể hiện 2 ưu điểm: An toàn và nằm trong nội đô để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân.
Chuyen duong sat sang ben kia song Hong: Bat tien nghin khach di lai
Đại diện Công an TP Hà Nội cho rằng: Đường sắt đang gây khó khăn cho công tác đảm bảo an toàn giao thông. 
Trách nhiệm của quản lý nhà nước phải đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân tốt nhất có thể chứ không phải tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng trong quản lý.
Còn nếu đường sắt ở Hà Nội hiện nay gây ách tắc giao thông thì có thể nghiên cứu phương án cho đường sắt đi ngầm hoặc đi trên cao chứ không thể di chuyển đường sắt quốc gia ra ngoài trung tâm, trong khi nhu cầu đi lại của người dân rất lớn.
Theo ông Minh, nếu đường sắt không ở trung tâm thì phương tiện từ trung tâm vận chuyển hành khách ra ngoại thành sẽ tăng lên đáng kể.
“Một đoàn tàu 700-1.000 khách, thay vì vận chuyển như hiện nay thì vài trăm phương tiện khác đi vào sẽ vẫn gây áp lực lên giao thông nội đô. Do vậy, phải xem xét kỹ việc di chuyển đường sắt ra ngoại thành”, ông Minh nói.
Chuyen duong sat sang ben kia song Hong: Bat tien nghin khach di lai-Hinh-2
Ga Hà Nội vẫn nằm trong quy hoạch đường sắt quốc gia. 
Ông Minh cho biết, hiện TP Hà Nội đã làm quy hoạch về đường sắt giao thông đô thị kết nối với đường sắt quốc gia, trong đó ga Hà Nội vẫn được giữ nguyên.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin thêm, theo quy hoạch đường sắt được Thủ tướng phê duyệt thì đường sắt quốc gia vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi.
Hơn nữa, quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) và số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) đều có kết nối với đường sắt quốc gia tại ga Hà Nội chứ chưa có quy hoạch khác.
Thứ trưởng cho rằng, quy hoạch như vậy là phù hợp với xu thế chung của các đô thị lớn trên thế giới như: Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Tokyo (Nhật Bản)… . Tại các đô thị này đường sắt quốc gia đều được bố trí ở trung tâm đô thị và được kết nối với đường sắt nội đô.

Vì sao đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn, chậm tiến độ?

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường nói do biến động về giá vật tư, thiết bị máy móc, năm 2013, phía Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí.

Tại buổi họp báo chiều 29/9, trả lời câu hỏi của phóng viên về nguyên nhân đội vốn, chậm tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Nguyễn Hồng Trường, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói nhà thầu Trung Quốc rất tích cực nhưng vì nhiều yếu tố nên dự án có một số điều chỉnh.

Nghi vấn công nhân rơi xuống, BQL dự án đường sắt đô thị nói gì?

(Kiến Thức) - Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội vừa lên tiếng thông tin về vụ việc nghi vấn công nhân rơi từ nhà ga trên cao xuống đất.

Ngày 1/4h, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định, nam thanh niên “nghi là công nhân rơi từ công trình đường sắt cát Linh – Hà Đông vào tối ngày 31/3, tại khu vực nhà ga Thượng Đình trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội (hướng từ Ngã tư sở đi Hà Đông) không phải là công nhân hay người có trách nhiệm gì liên quan đến công trình dự án.
Nghi van cong nhan roi xuong, BQL du an duong sat do thi noi gi?
 Hiện trường xảy ra vụ việc. Ảnh ANTĐ.

Đêm nay đưa đầu tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ray

“Dự kiến đêm nay, chúng tôi sẽ đưa hai đầu tàu, toa tàu này vào trị trí đường ray ở khu depot Hà Đông”, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT, cho biết.

Toàn cảnh tuyến đường sắt trên cao sắp hoạt động Khối lượng xây lắp công trình của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 90% , định hình rõ ràng với 12 ga chính và sẽ chạy thử trong 3 tháng kể từ tháng 9/2017.
Trao đổi với Zing.vn, ông Vũ Hồng Phương, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) sau khi về đến cảng cá Hạ Long (Hải Phòng) vào 12/2, hai đầu tàu, toa tàu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã đến Hà Nội lúc 4h sáng nay 19/2.