Chủng Delta hoành hành, vì sao WHO phản đối tiêm mũi vắc xin thứ 3?

(Kiến Thức) - Dựa vào số liệu tiêm chủng có thể hiểu vì sao chủng Delta đang hoành hành trên thế giới nhưng WHO vẫn phản đối tiêm mũi vắc xin thứ 3. 

Dưới góc độ quốc tế, biến thể Delta đã đưa thế giới vào một đợt cao điểm lây nhiễm mới, một vài quốc gia như Mỹ, nơi dịch bệnh khó kiểm soát, đang chuẩn bị tiêm tăng cường vắc xin phòng bệnh cho người dân, đó sẽ là mũi vắc xin thứ 3. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lại lên án việc các nước phát triển vội vàng áp dụng kế hoạch tiêm vắc xin tăng cường. Lý do là gì?
Sumia Swaminathan, nhà khoa học chính của WHO, cho biết tại một cuộc họp báo rằng, dữ liệu hiện tại không chỉ ra rằng không phải tất cả mọi người đều cần tiêm nhắc lại, chỉ có một số nhóm đối tượng cụ thể như người cao tuổi, người có nguy cơ mắc COVID-19 cao mới cần tiêm mũi thứ 3 tăng cường.
Chung Delta hoanh hanh, vi sao WHO phan doi tiem mui vac xin thu 3?
 Bà Sumia Swaminathan.
Như vậy, một mặt, số ít các quốc gia đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin thứ 3 tăng cường cho toàn dân, mặt khác Tổ chức Y tế Thế giới phản đối gay gắt. Vậy chúng ta có cần thiết phải tiêm tăng cường không? Tác dụng của việc tăng cường là gì? Trường hợp nào thì nên tiêm tăng cường vắc xin COVID-19? Chúng ta cùng tìm hiểu xem.
Tại sao WHO phản đối việc tiêm mũi vắc xin thứ 3? Đây thực sự là vấn đề nhân đạo. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, 58% người dân ở các nước phát triển đã tiêm ít nhất một liều vắc xin phòng COVID-19, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở các nước thu nhập thấp chỉ là 1,36%.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu về dữ liệu vắc xin toàn cầu, 2 liều vắc xin COVID-19 hiện đang được tiêm chủng vẫn có hiệu quả chống lại các chủng đột biến bao gồm cả chủng đột biến Delta. Với tỷ lệ bảo vệ được ghi nhận, đa số mọi người không cần tiêm mũi tiêm mũi tăng cường thứ 3.
Chung Delta hoanh hanh, vi sao WHO phan doi tiem mui vac xin thu 3?-Hinh-2
 Bất chấp phản đối từ WHO, các quan chức y tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có kế hoạch cung cấp mũi vắc xin tăng cường thứ 3 cho tất cả người dân bắt đầu từ ngày 20/9.
Tổng Giám đốc WHO Tan Desai nói rằng các nước giàu có không nên đặt mua thêm vắc xin tiêm lần 3 trong khi các nước nghèo đang chờ đợi từng ngày để được tiêm đầy đủ. Ưu tiên hàng đầu là tiêm chủng cho những người thậm chí chưa được tiêm mũi đầu tiên. Hiện có 3,5 tỷ người trên thế giới chưa được tiêm bất kỳ mũi vắc xin phòng COVID-19 nào.
Các chuyên gia của WHO cho rằng, nếu hàng tỷ người ở các nước đang phát triển không được tiêm phòng, thì người dân ở những khu vực này sẽ tiếp tục bị nhiễm virus và có nguy cơ là chủng virus này sẽ tiếp tục đột biến, dễ gây ra bệnh mới. Điều này sẽ dẫn tới một cuộc phản công lại các quốc gia vốn đã được kiểm soát tốt, thực sự là lợi bất cập hại.
Tuy vậy, bất chấp phản đối từ WHO, các quan chức y tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có kế hoạch cung cấp mũi vắc xin tăng cường thứ 3 cho tất cả người dân bắt đầu từ ngày 20/9.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Moderna đề xuất tiêm mũi thứ 3 để chống lại các biến thể mới

Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới.
 

Moderna de xuat tiem mui thu 3 de chong lai cac bien the moi
 Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại London, Anh, ngày 25/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hãng dược Moderna ngày 5/8 đề xuất những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng nên tiêm mũi bổ trợ thứ 3 vào mùa Thu tới để đảm bảo chống được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Hãng nhấn mạnh vaccine Moderna hiện vẫn duy trì tính hiệu quả ngừa COVID-19 lên tới 90% trong ít nhất 6 tháng nhưng sau 6 tháng mức độ kháng thể của vaccine sẽ yếu đi, nhất là trong việc đối phó với các biến thể mới, bao gồm biến thể Delta hiện đang lây lan nhanh.
Theo kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 của hãng Moderna, mũi bổ trợ thứ 3 sẽ giúp người tiêm có được kháng thể mạnh để chống lại các loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Vaccine Moderna ngừa COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 12/2020 và hãng cho biết sẽ sớm hoàn tất thủ tục trong tháng 8 này để được Cục quản lý Thực phẩm Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ.
Pfizer, hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đồng thời là đối thủ lớn hơn của Moderna đã nộp xong hồ sơ xin FDA cấp phép đầy đủ cho vaccine của họ trong tháng 7 vừa qua và theo dự kiến sẽ chính thức được FDA cấp phép đầy đủ vào tháng 9/2021.
FDA khẳng định các vaccine đang lưu hành an toàn cho nên việc cơ quan quản lý này cấp phép đầy đủ cho các loại vaccine đã được cấp phép khẩn cấp sẽ giúp cho những người còn ngần ngại chưa tiêm sẽ tin tưởng hơn và tham gia tiêm chủng trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Delta ở Mỹ đang tăng mạnh, và chủ yếu rơi vào những người chưa tiêm.
Moderna đã thu được 4,2 tỷ USD doanh thu bán vaccine trong Quý II/2021, tăng đáng kể so với một năm trước, khi đó vaccine Moderna chưa được thương mại hóa.
Trong quý 2 năm 2021, Moderna bán được 199 triệu liều vaccine, nâng tổng số liều vaccine bán được trong năm nay lên tới 302 triệu liều.
Công ty cho biết đã ký tổng cộng các hợp đồng giao vaccine tương lai trị giá 20 tỷ USD trong năm 2021 và hiện công ty đã ngừng nhận đơn hàng cho năm nay vì không đủ khả năng sản xuất nhiều hơn nữa.
Đến nay, Moderna cũng đã ký các hợp đồng bán vaccine tổng trị giá 20 tỷ USD cho năm 2022.
Hiện Israel, Thụy Sĩ và một số nước đã ký hợp đồng mua vaccine Moderna cho năm 2023 và công ty cho biết có thể cung cấp lên tới 1 tỷ liều vaccine trong năm 2021, 2 hoặc 3 tỷ liều vaccine cho năm 2022, tùy thuộc vào việc các cơ quan quản lý dược có cho phép người dân của họ tiêm mũi bổ trợ thứ 3 hay không.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/8 kêu gọi các nước tạm chưa tiêm mũi vaccine bổ trợ thứ 3 tới cuối tháng 9 để dành nguồn vaccine hiện có cho các nước nghèo đang bị đại dịch hoành hành và không có đủ vaccine. Hãng Pfizer cũng đang đề nghị FDA cho phép tiêm mũi bổ trợ thứ 3.
Theo số liệu chính thức của Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hiện khoảng 165 triệu người dân sinh sống tại Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi (hoặc 1 mũi duy nhất của Johnson & Johnson), trong đó khoảng 64 triệu người được tiêm vaccine Moderna.

Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin COVID-19 cần lưu ý gì?

Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. 

Mới đây, Bộ Y tế đã công bố bộ hỏi - đáp về những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, trong đó nêu rõ những thắc mắc thường gặp của mọi người, đặc biệt là vấn đề phụ nữ mang thai có được tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không.

Có thể tiêm vắc xin COVID-19 khi đang có kinh nguyệt hay không?

Trả lời: Không có lý do gì để không tiêm vắc xin nếu bạn đang có kinh nguyệt.

Khi đang mang thai có thể tiêm COVID-19 hay không?

Trả lời: Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn. Nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng ngừa COVID-19 trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus Sars-CoV-2 (ví dụ cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền) nên tư vấn với bác sĩ sỹ để cân nhắc nhắc về việc tiêm vắc xin COVID-19.

Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để an toàn, thai phụ nên được tiêm ở các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu sản khoa. Riêng ở TP HCM hiện nay, các bệnh viện chuyên khoa sản đều tổ chức các điểm tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai. Cụ thể như: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận…

Ngoài ra, một số bệnh viện đa khoa có khoa sản cũng tổ chức các điểm tiêm ngừa COVID-19. Thai phụ có nhu cầu tư vấn và tiêm ngừa có thể liên hệ các bệnh viện để được hướng dẫn.

Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?

Đang cho con bú có nên tiêm vắc xin hay không?

Trả lời: Có. Phụ nữ sau sinh và bà mẹ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin nếu có sẵn vắc xin. Tiêm vắc xin an toàn cho cả mẹ và bé. Vì vậy bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

Có phải tiêm vắc xin nghĩa là đã tuyệt đối an toàn, không bị mắc COVID-19 nữa?

Trả lời: Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, cơ thể bạn cần một vài tuần để sinh ra miễn dịch. Nếu loại vắc xin bạn tiêm cần 2 liều, bạn phải tiêm đủ 2 liều để được bảo vệ đầy đủ.

Mặc dù vắc xin COVID-19 có hiệu quả rất cao nhưng không bảo vệ bạn được 100%. Bạn vẫn có nguy cơ mắc vắc xin COVID-19, dù rất thấp nhưng bệnh thường nhẹ, không diễn biến nghiêm trọng hoặc tử vong. Hãy tiếp tục thực hiện thông điệp 5K để giảm thiểu nguy cơ.

Đã tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên và biết rằng loại vắc xin này mang lại hiệu quả bảo vệ cao. Tại sao phải tiếp tục tiêm liều thứ hai?

Trả lời: Hầu hết các loại vắc xin COVID-19 hiện nay cần được tiêm 2 liều cách nhau vài tuần. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vắ cxin đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất nhưng liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ bạn mạnh hơn kéo dài hơn. Vì vậy hãy tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo.

Tôi có hệ miễn dịch khỏe mạnh, có cần tiêm vắc xin COVID-19 hay không?

Có hệ miễn dịch khỏe mạnh rất quan trọng, nhưng chỉ riêng điều đó không ngăn ngừa được bạn mắc một bệnh nguy hiểm như COVID-19. Hãy hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn bằng cách tiêm phòng vắc xin COVID-19 khi đến lượt.

Nơi đang sống không có COVID-19, có cần phải tiêm vắc xin hay không?

Trả lời: Có, COVID-19 vẫn là một mối đe dọa ở khắp nơ khi đại dịch chưa kết thúc, ngay cả khi không có ca mắc nào trong khu vực bạn sinh sống, tình hình có thể thay đổi rất nhanh.

Càng nhiều người được tiêm vắc xin, nguy cơ dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát càng thấp.

Đã được tiêm vắc xin, có nguy cơ mắc COVID-19 hay không?

Trả lời: Vắc xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bạn mắc bệnh, bị bệnh nặng hoặc tử vong. Phải mất vài tuần sau khi tiêm đủ liều vắc xin, cơ thể bạn mới sinh ra miễn dịch, vì vậy bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian này. Hơn nữa, vắc xin không bảo vệ được bạn 100%, vẫn có một số ít người bị mắc bệnh, nhưng bệnh thường nhẹ.

Có thể bị nhiễm COVID-19 từ vắc xin hay không?

Trả lời: Không, vắc xin không chứa virus sống, vì vậy bạn không thể nhiễm COVID-19 từ vắc xin. Bạn có thể gặp một số phản ứng thông thường sau tiêm, nhưng đây là kết quả của việc cơ thể bạn đang làm việc để sinh ra miễn dịch bảo vệ.

Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?-Hinh-2
 

Phu nu mang thai tiem vac xin COVID-19 can luu y gi?-Hinh-3