Chủ tịch Liên minh HTX “ép” chủ nợ góp tiền để đi “quan hệ”?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam đã thừa nhận với báo chí về việc “ép” chủ nợ góp tiền để đi “quan hệ” nếu muốn lấy được số tiền nợ.

Thời gian vừa qua, Báo điện tử Kiến Thức nhận được đơn thư phản ánh của bà Nguyễn Thị Hồng Hoàng - Phó phòng Kiểm tra của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam - “tố” ông Đoàn Văn Lên, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam bắt ép mỗi chủ nợ phải chi 3 triệu đồng cho ông để đi quan hệ nếu muốn lấy được tiền nợ.
Muốn lấy được tiền nợ phải bỏ tiền cho “quan hệ”
Theo đơn thư, vào năm 2012, Công ty Cường Quốc Thịnh ngụ ở địa chỉ tại 27 đường 24/3 (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) do ông Ngô Thanh Bình làm giám đốc đã trúng thầu thi công sửa chữa trụ sở Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam. Vợ ông Bình là bà Lê Thị Luyến làm kế toán của Trung tâm Dạy nghề và Xúc tiến việc làm của Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam – cùng cơ quan với bà Hồng. Do quá trình thi công do khó khăn về vốn nên ông Bình mượn bà Hồng Hoàng hai lần với số tiền là 260 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn mượn của bà Bùi Thị Mỹ Lệ 50 triệu đồng (bà Lệ - vợ của ông Ngô Văn Toàn, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Xúc tiến việc làm); bà Ngô Thị Hoàng 30 triệu đồng; bà Lê Thị Luyến 13.115.000 đồng; và nợ tiền vật tư, thiết bị Tiệm điện Ánh Sáng 35.761.000 đồng; DNTN Thương mại và dịch vụ Tân Nhật Thanh 25.120.000 đồng; Cty TNHH Tin học Viễn thông Việt com 10.100.000 đồng. Tổng số tiền nợ là 214 triệu đồng. Đây cũng là số tiền mà Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam nợ Cty Cường Quốc Thịnh trong việc thi công sửa chữa trụ sở làm việc kéo dài đến năm 2015.
Chu tich Lien minh HTX “ep” chu no gop tien de di “quan he”?
 
Ngày 17/8/2015, ông Đoàn Văn Lên, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam đã triệu tập cuộc họp đưa ra “điều kiện” nếu 7 chủ nợ nói trên muốn UBND tỉnh, Sở Tài chính và Kho bạc chuyển nhanh 214 triệu đồng tiền nợ đọng XDCB cho Cty Cường Quốc Thịnh để lấy nợ thì mỗi người phải “góp” 3 triệu đồng để ông Lên trực tiếp đi “quan hệ” với với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên chỉ có 4 chủ nợ chấp nhận góp 12 triệu đồng cho ông Lên đi “quan hệ” là: bà Nguyễn Thị Hồng Hoàng, bà Bùi Thị Mỹ Lệ, DNTN Tân Nhật Thanh, Tiệm điện Ánh Sáng.
Bà Hồng Hoàng cho biết, do vợ ông Bình làm cùng cơ quan nên bà Hồng Hoàng tin tưởng cho vợ chồng ông Bình mượn 260 triệu đồng để mua vật tư sửa chữa trụ sở cơ quan. Vợ chồng ông Bình đã trả trước cho bà Hồng Hoàng 210 triệu đồng, còn 50 triệu, vợ ông Bình nói khi nào Liên minh HTX thanh toán luôn 214 triệu đồng sẽ trả.
Ngày 13/11/2015, Công ty Cường Quốc Thịnh đã nhận đủ 214 triệu đồng tiền nợ đọng XDCB từ Sở Tài chính, Kho bạc được chuyển vào tài khoản Cty mở tại Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh TP Tam Kỳ. Chiều cùng ngày, Công ty Cường Quốc Thịnh đã thông báo cho bà Hồng Hoàng đến ngân hàng nhận 50 triệu đồng tiền nợ còn lại.
Khi bà Hoàng đến ngân hàng nhận tiền thì đã thấy ông Ngô Văn Toàn và bà Huỳnh Thị Phương Linh (kế toán Liên minh HTX) đứng chờ sẵn. Ông Toàn yêu cầu Công ty Cường Quốc Thịnh phải đưa 214 triệu đồng đem về cơ quan để ông Lên trực tiếp đứng ra trả nợ cho 7 chủ nợ.
Ngày 16/11/2015, ông Đoàn Văn Lên triệu tập cuộc họp đột xuất cơ quan Liên minh HTX để xử lý bà Hoàng là: Tự tiện can thiệp vào việc thanh toán tiền của cơ quan Liên minh; Cầm đầu, chủ mưu việc thanh toán của Công ty Cường Quốc Thịnh; Cấu kết với các đối tượng lừa đảo gây ảnh hưởng cho công việc chung; Đề nghị nộp lại số tiền 50 triệu đồng cho Liên minh khi bên bà Luyến chuyển trả.
Được biết, ông Ngô Thanh Bình đã viết giấy ủy quyền cho Liên minh HTX trực tiếp đứng ra trả nợ cho 7 chủ nợ của Công ty Cường Quốc Thịnh.
Thừa nhận ép chủ nợ chi tiền để “quan hệ”
Trả lời các cơ quan báo chí về phản ánh của bà Hồng Hoàng, ông Đoàn Văn Lên thừa nhận: “Muốn lấy được 214 triệu đồng tiền nợ đọng XDCB từ tỉnh phải làm việc rất nhiều cơ quan của tỉnh thống nhất chứ không phải dễ dàng gì lấy như vậy. Vậy tôi kêu gọi “vận động” 7 chủ nợ này mỗi người mỗi người phải nộp 3 triệu đồng để tôi trực tiếp đi làm việc, quan hệ với các cơ quan của tỉnh... vận động “tự nguyện” mà. Bây giờ tôi phải đi quan hệ với các cơ quan tỉnh để lấy được 214 triệu đồng nợ đọng XDCB để mới có tiền trả nợ cho 7 chủ nợ này chứ.”
Chu tich Lien minh HTX “ep” chu no gop tien de di “quan he”?-Hinh-2
 Ông Lên thừa nhận việc nhận tiền để “quan hệ”.
Tuy nhiên trước câu hỏi của báo chí về việc ông đem tiền đi “quan hệ” với những ai, cơ quan nào của tỉnh thì ông Chủ tịch Liên minh HTX cho biết là không thể nói được. Ông Lên chỉ nói rằng Liên minh HTX thay chủ nợ của Cty Cường Quốc Thịnh đi làm công tác “quan hệ” mà thôi.
Về việc bà Hoàng bị xử lí kỷ luật, ông Lên cho rằng vì mình là đứng đầu cơ quan nên phải chỉ đạo kiểm điểm làm rõ cái sai của bà Hoàng là đã tự ý lên ngân hàng để nhận 50 triệu đồng mà không thông qua Liên minh nên đã sai phạm.
Liên quan đến việc này, ngày 7/1, ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ra công văn yêu cầu Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam có văn bản giải trình cụ thể về việc thanh toán nợ, “chung tiền để đi quan hệ với các cơ quan giải ngân tỉnh” và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trước 16h ngày 8/1.
Ngày 11/1, trả lời báo chí, ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sáng ngày 11/1 ông Đoàn Văn Lên mới chính thức làm xong báo cáo giải trình gửi Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Quang cho biết, UBND tỉnh chưa thể cung cấp cho báo chí nội dung báo cáo giải trình của ông Lên được. Trong vài ngày tới, UBND tỉnh sẽ có văn bản trả lời rõ ràng trước công luận sự việc này.
Cũng trong ngày 11/1, ông Đoàn Văn Lên đã chỉ đạo bà Chu Thị Nguyệt (cán bộ Văn phòng) – người mà ông Lên nhờ thu giùm tiền - gọi điện mời 4 đơn vị, cá nhân là bà Nguyễn Thị Hồng Hoàng, bà Bùi Thị Mỹ Lệ, Doanh nghiệp tư nhân Tân Nhật Thanh, Tiệm điện Ánh Sáng lên để trả lại 12 triệu đồng đã thu của họ cách đây 6 tháng.

Lùm xùm Chủ tịch xã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả

Ông Nguyễn Văn Hạ - Chủ tịch HĐND xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vừa bị kỷ luật cảnh cáo vì đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.

Nguồn tin của Báo Lao Động cho biết, ông Nguyễn Văn Hạ - Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhiệm kỳ 2011-2016 vừa bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo vì đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Lum xum Chu tich xa su dung bang tot nghiep THPT gia
Đang học lớp 10, ông Nguyễn Văn Hạ đã có bằng tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hưng Thơ.

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận