Chú chim nhỏ hai lần sử dụng chiến thuật giả chết lừa báo hoa mai

Trong thế giới tự nhiên hoang dã, nơi mà ẩn chứa vô vàn hiểm nguy, những loài động vật muốn sinh tồn nếu không có sức lực bắt buộc phải có đầu óc.

Trong số bốn loài lớn nhất trong họ nhà mèo (hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai), mặc dù báo hoa mai (leopard) là loài có chỉ số sức mạnh kém nhất nhưng lại đứng đầu về tỷ lệ săn mồi.
Nguyên nhân là bởi báo hoa mai là loài có chiến thuật săn mồi vô cùng thông minh và cực kỳ hiệu quả.
Chu chim nho hai lan su dung chien thuat gia chet lua bao hoa mai
Chúng thường săn mồi vào lúc ánh sáng chập choạng như bình minh, sau hoàng hôn hoặc lúc trời tối hẳn. Một cuộc đi săn mồi thành công của báo hoa mai được quyết định bằng sự chuẩn xác từ quá trình theo dõi, rình rập rồi tấn công hạ gục con mồi. Con báo khi tóm được con mồi sẽ kết liễu nó bằng cách cắn vào cổ họng để khiến nó bị mất máu và nghẹt thở chết.
Để làm được điều đó, báo hoa mai được ông trời ưu ái ban tặng cho sự nhanh nhẹn và khả năng leo trèo rất giỏi. Ở độ tuổi sung sức, một con báo hoa mai có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 m theo chiều ngang và nhảy cao 3 m hoặc tạo điểm nhấn từ những cú bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây.
Mặc dù không thích bơi lội như loài báo lớn khác, chẳng hạn như hổ. Chúng nhanh nhẹn và chạy với tốc độ 58 km/h, mặc dù có thể chạy được với tốc độ tối đa lên đến 90km/h nếu địa hình thuận lợi.
Ngoài ra, nó cũng có thể ẩn mình trong một lớp ngụy trang đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, thế giới tự nhiên hoang dã cũng giống như cuộc đời vậy, luôn luôn xảy ra những sai số có thể khiến những người lạc quan nhất phải ngạc nhiên. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Anh Benji Solms, hướng dẫn viên du lịch tại Serondella Game Lodge, là người may mắn chứng kiến toàn bộ sự việc.
Theo đó, nhóm của anh Solms được giao nhiệm vụ theo dõi một cặp mẹ con nhà báo hoa mai đang sinh sống trong khu vực. Sau một đêm rình rập vất vả, đàn báo đã săn được con mồi đủ để chúng có thể cầm cự được cái đói ít nhất là vài ngày trong cái thời tiết nắng nóng, khô hạn vùng Nam Phi. Ngày hôm đó, cùng lúc báo mẹ đang tập trung quan sát địa hình xung quanh, báo con đang tung tăng chơi đùa dưới lòng sông không còn một chút nước nào cùng xác con mồi.
Khung cảnh bình yên nhanh chóng bị phá vỡ bởi sự xuất hiện của một nhóm chú chim nhỏ đang lăng xăng chạy lại từ đầu dòng sông. Chúng hồn nhiên, tha thẩn tiến đến khu vực của đàn báo đang hoạt động mà không hề biết rằng nguy hiểm đang rình rập.
Lúc này, đàn báo con đang chơi đùa đã phát hiện đến ra sự phá bĩnh của kẻ lạ mặt, nhưng rất may những chú chim non đã chạy khuất tầm nhìn vào trong bụi rậm. Một chú chim non vẫn chui ra ngoài để tiếp tục cuộc chơi và đó cũng là lúc con báo hoa mai mẹ quyết định hành động.
Có nhiều phương án chú chim có thể lựa chọn để giữ an toàn cho bản thân, tuy nhiên con vật bé nhỏ vẫn bị tóm gọn. Bất ngờ, chú chim thông minh đã nằm im giả vờ chết. Có lẽ vì quá hồi hộp nên nó lại bị con báo hoa mai tóm thêm một lần nữa khi vừa mới có ý định bỏ chạy. Lúc này, tất cả mọi người đều đã nghĩ đến một kinh bản xấu nhất có thể xảy đến. Tuy nhiên, chiến thuật giả chết vẫn phát huy tối đa tác dụng. Trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, con chim nhỏ đã nắm được thời điểm con báo mất cảnh giác và nhanh chóng biến mất vào trong bụi rậm.

Báo nằm 3 giờ chờ con mồi, chỉ 5 giây hạ gục linh dương

Một con báo hoa mai đói đã tốn 3 giờ đồng hồ để chờ chú linh dương đầu bò đi vào nơi phục kích, nhưng nó chỉ cần mất 5 giây để hạ sát con mồi.

Bao nam 3 gio cho con moi, chi 5 giay ha guc linh duong
Khi đang cùng bạn bè tham quan khu vực quanh Trại Oltepesi Tented Safari thuộc Vườn quốc gia Maasai Mara, Kenya, anh Ivan Glaser đã vô tình trông thấy một chú báo hoa mai đang phục kích săn mồi. Ngay lập tức, Ivan liền lấy máy quay ra để ghi lại khoảnh khắc này.
Bao nam 3 gio cho con moi, chi 5 giay ha guc linh duong-Hinh-2
Sau 3 tiếng chờ đợi, cuối cùng con mồi của báo hoa mai cũng tới và đó là một chú linh dương đầu bò mới trưởng thành. Ngay lập tức, con báo liền lao tới tấn công.

Phát hiện hoá thạch thuỷ quái biển sâu, giật mình vì sự thật đau đớn

Phân tích các vết cắn trên hóa thạch loài thủy quái sống cách đây 240 triệu năm cho thấy một kẻ săn mồi khác đã tấn công từ trên cao và cắn đứt cổ nó ra làm hai.

Phat hien hoa thach thuy quai bien sau, giat minh vi su that dau don
 Loài thủy quái bị cắn trong nghiên cứu thuộc loài Tanystropheus hydroides - một loài bò sát biển có thể dài tới 6 mét. Nó là một kẻ săn mồi phục kích, ăn cá và mực ở một đầm phá nhiệt đới vào giữa kỷ Tam Điệp (247 đến 237 triệu năm trước).

Clip: Bị linh cẩu cướp mồi trắng trợn, báo hoa mai bỏ chạy té khói

Chưa kịp đánh chén con mồi, báo hoa mai chột mắt đã bị linh cẩu cướp mất linh dương ngay trên miệng.

Đoạn clip được Charlene Swanepoel, 43 tuổi ghi lại khi đang đi tham quan tại công viên quốc gia Kruger, Nam Phi.