Cho gia đình em chồng đến ở nhờ, tôi stress khi biến thành ô sin

Kể từ khi em trai của chồng đưa cả gia đình lên thành phố và đến nhà chúng tôi ở thì sóng gió xảy ra liên miên, tôi quá mệt mỏi.

Cho gia dinh em chong den o nho, toi stress khi bien thanh o sin
Đầu tắt mặt tối với công việc, con cái, nhà cửa, tôi lại còn phải hầu hạ phục dịch cả gia đình em chồng (Ảnh minh họa). 
Em trai chồng ở quê đã có vợ con nhưng chẳng chịu làm ăn, suốt ngày lông bông. Đã vậy, cứ dăm bữa nửa tháng lại gọi cho chồng tôi để xin tiền. Chồng thương em trai nên vẫn dấm dúi cho tiền, tôi biết nhưng làm lơ vì sợ mang tiếng chị dâu ích kỷ. Mà dẫu tôi có nói thì cũng không đạt kết quả gì ngoài chuyện cãi nhau, đành phải "ngậm bồ hòn làm ngọt".
Mới đây, em chồng dẫn vợ con lên thành phố và đến nhà tôi ở nhờ. Chú ấy chỉ ở nhà trông con và để cho vợ đi làm. Ở nhà, nhưng em chồng chẳng mó tay vào việc gì, chỉ chờ dọn cơm lên là ngồi xuống ăn, ăn xong đứng dậy, chẳng bao giờ dọn chén hay lau bàn.
Nhà vợ chồng tôi ở là nhà thuê. Tôi có tiệm làm tóc, gội đầu nhỏ. Nhà đã chật, vậy mà cha con chú ấy cứ bày bừa lộn xộn, nhiều khi khách đến còn không có chỗ ngồi. Tôi vừa đầu tắt mặt tối làm việc, phải tranh thủ rảnh tí là chạy ra chợ mua đồ ăn, về nấu nướng phục vụ em chồng.
Căn nhà 40 mét vuông, vợ chồng tôi và hai đứa con ở trên lầu, còn tầng trệt để mở tiệm, bốn người đã thấy chật hẹp lắm rồi, giờ thêm hai vợ chồng và một đứa trẻ đến ở cùng, buộc con tôi phải ngủ chung với ba mẹ để nhường phòng. Tôi bức bối nhưng cũng chỉ dám nói khéo với chồng, bảo chú ấy ra ngoài thuê phòng ở. Nhưng chồng tôi không đồng ý và tái diễn cảnh mắng chửi, đập đồ, đòi đuổi tôi ra khỏi nhà.
Mới đây, cháu chồng tôi phá phách, đem đồ đạc của tôi ném lung tung, làm bẩn hết cả ghế, khách vào ngại chẳng ai dám ngồi, đã vậy thằng bé còn ngang nhiên lấy đồ của khách ném ra sàn. Tôi nói với em chồng thì chú ấy đùng đùng nổi giận, gọi điện về quê méc ba mẹ chồng.
Mẹ chồng ngay lập tức gọi điện mắng tôi sa sả, nào là keo kiệt, ích kỷ, nào là làm được vài đồng rồi xem thường gia đình chồng. Chị và em gái chồng cũng nhắn tin, gọi điện lên án tôi đủ điều.
Tôi nai lưng ra thuê nhà, cho gia đình em trai chồng đến ở, lại còn phục vụ cơm nước giặt giũ, vợ chồng họ chưa bao giờ mó tay vào việc nhà, cũng chẳng phụ giúp nổi một đồng nào, tôi phải chi tiêu dè sẻn khi nhà nuôi thêm 3 miệng ăn, vậy mà vẫn bị mang tiếng là ích kỷ.
Những ngày tôi bận rộn vừa lo làm vừa lo con cái, không đi chợ nấu cơm được thì chồng và gia đình em trai dẫn nhau ra ngoài ăn, bỏ mặc tôi tự xoay xở.
Gia đình chồng còn gọi cho chồng tôi, yêu cầu anh ly hôn, họ nói anh đừng sống với người đàn bà độc ác, ích kỷ như tôi. Chồng tôi cũng hùa theo, sau đó kiếm chuyện đánh đập, chửi mắng tôi thậm tệ, nói tôi có mỗi việc nấu nướng chăm sóc em trai anh cũng không xong.
Rồi vợ chồng em trai anh thỉnh thoảng lại ghen tuông, cãi vã, đánh nhau làm náo loạn hết cả nhà, tôi chẳng được yên tĩnh bao nhiêu.
Mấy hôm nay, đứa con lớn của tôi bệnh phải nhập viện, tôi đóng cửa tiệm, đưa theo cả đứa nhỏ vào viện cùng vì ở nhà không ai trông coi.
Chồng chỉ đưa cho tôi đúng 500 ngàn đồng rồi tuyệt nhiên không một lời hỏi han, quan tâm xem mẹ con tôi trong bệnh viện thế nào, có cần giúp đỡ gì.
Ngay cả khi người giao hàng đến giao quần áo, tã sữa cho con, chồng cũng không lấy mà gọi điện trách "đặt cho lắm vào", bảo tôi tự về trả tiền.
Bực bội, tôi chỉ nói lại mấy câu thì chồng gầm lên, yêu cầu ly hôn. Tôi cũng chán lắm rồi, nhưng chỉ sợ ly hôn thì chồng sẽ làm khó, sẽ giành quyền nuôi con để dằn mặt tôi.
Thương con, dẫu đầu óc căng như dây đàn, tôi cũng đành nín nhịn mà chịu đựng.

Hình ảnh 7 cá thể hổ được cách ly để tránh stress cho các loài thú

7 cá thể hổ được nhốt cách ly một thời gian để đàn thú ở Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng quen dần, tránh gây stress.

Stress vì béo phì, người phụ nữ càng ăn uống mất kiểm soát

Với chiều cao 1m56, nặng gần 70 kg, người phụ nữ 35 tuổi vô cùng tự ti. Hơn 3 tháng nay, chị thường lo âu, căng thẳng và ăn uống mất kiểm soát.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM), chị N.T.M.T. (35 tuổi, ngụ tại TPHCM) chia sẻ với bác sĩ chị thường xuyên mất ngủ, dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, chị cũng mắc các bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

Bác sĩ cho biết chị bị căng thẳng kéo dài do những ảnh hưởng của tình trạng béo phì. Hiện chị T vừa được điều trị béo phì tích cực để giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa điều trị tâm lý.

Cứ đến kỳ thi nữ sinh lại đau bụng, bác sĩ chỉ nguyên nhân khiến gia đình bất ngờ

Hà (15 tuổi, Nam Định) vào viện khám vì những cơn đau bụng. Có biểu hiện bệnh từ năm 8 tuổi, em thường kêu đau vùng thượng vị dữ dội từng cơn...

Gia đình đã đưa Hà đi khám, chữa ở nhiều nơi. Tại bệnh viện, qua khám, xét nghiệm các bác sĩ kết luận không có tổn thương liên quan đến tiêu hóa. Bệnh nhân được chẩn đoán là “động kinh thể tạng”, một hội chứng bệnh lý về não gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi uống thuốc, em có biểu hiện đỡ nhưng sau đó những cơn đau bụng lại xuất hiện.

Gia đình nhận thấy, các cơn đau bụng của con gái thường xuất hiện trước các kỳ thi. Khi bệnh nhân đi viện về và các bạn đã thi xong, em không còn đau bụng hoặc chỉ đau âm ỉ. Năm học cuối cấp, trong khi các bạn bận ôn thi, các cơn đau bụng lại xuất hiện nhiều hơn với Hà. Em luôn kêu mệt mỏi nên thường xuyên xin nghỉ học đi điều trị.

TS.BS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, rất nhiều trường hợp trẻ sợ học, ngại học hay quá căng thẳng khi bước vào những kỳ thi sẽ gặp tình trạng này.

"Qua thăm khám, học sinh này bị đau bụng do stress. Không phải trẻ đau bụng giả mà đau bụng thật do stress gây ra. Khi trẻ bị căng thẳng quá mức, không kiểm soát được sẽ có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, thậm chí là ngất. Để khắc phục tình trạng này, cần có thời gian dài theo dõi và điều trị", Ths.BS Tâm thông tin.

Cu den ky thi nu sinh lai dau bung, bac si chi nguyen nhan khien gia dinh bat ngo

TS.BS Tâm thăm khám cho một bệnh nhân tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Căng thẳng, stress cũng khiến một số trẻ có biểu hiện lâm sàng đau bụng, đau đầu. Điển hình là Bình (học sinh lớp 10, Hà Nội). Gia đình chia sẻ, từ ngày vào học lớp 10, em có biểu hiện đau đầu. Vì vậy em đã được đi khám chuyên khoa thần kinh, chụp MRI sọ não nhưng không thấy tổn thương và không phát hiện bệnh.

Khi đến Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, qua thăm khám, bác sĩ thấy em có triệu chứng của trầm cảm. Trước đó, khi học cấp 2, em cố gắng để thi vào trường chuyên, nhưng không đạt nguyện vọng và phải học trường ở khác. Sau khi vào lớp 10, Bình buồn chán nhiều về kết quả của mình nhưng vẫn cố gắng thích nghi. Tuy nhiên mẹ em thỉnh thoảng mắng về việc không thi đỗ, kể lể công lao đưa đi học thêm làm em suy nghĩ nhiều. Nhiều khi em muốn xin đi học thêm nhưng không dám nói vì nghĩ đến sự “kể công” của mẹ… Từ đó Bình xuất hiện buồn chán, mệt mỏi và thường xuất hiện cơn đau đầu, cùng các triệu chứng của trầm cảm.

TS.BS Đỗ Thùy Dung, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cũng dẫn chứng một trường hợp tương tự. Đó là nam sinh tên V.H.P (18 tuổi, Hà Nội) được cha mẹ đưa đến khám trong tình trạng luôn có cảm giác lo lắng, chóng mặt.

Mẹ bệnh nhân cho biết, khi học cấp 1, sức học của P chỉ mức trung bình. Muốn con có môi trường học tập tốt hơn nên gia đình chuyển P. vào học cấp 2 ở trường quốc tế. Tuy nhiên, khi bước vào môi trường mới, tự ti vì gia đình không bằng các bạn, nên P. xa cách, không tham gia hoạt động với bạn bè. Đến lớp 7, P. thường lo lắng, học giảm sút, nên đã được mẹ đưa đi khám tại một bệnh viện với chẩn đoán rối loạn cảm xúc, được tư vấn chuyển môi trường học tập.

Sau khi chuyển về trường công lập, tình hình của P. có cải thiện hơn, nhưng bất cứ khi nào gặp mâu thuẫn hay các kỳ thi P. luôn sợ hãi, lo lắng. Ngay ở kỳ thi vào cấp 3, vì con lo lắng quá mức, gia đình phải đưa đi khám, được truyền dịch và ra viện.

BS Dung cho biết, trước khi chuẩn bị thi tốt nghiệp, 1 tháng nay, em lại xuất hiện dấu hiệu hồi hộp trống ngực, căng thẳng, khó nhớ hay quên khi học, ngủ không sâu giấc.

“Mới đây do bệnh nhân thấy mệt mỏi, khó thở ở lớp, nên giáo viên thông báo cha mẹ đón về đưa đến viện. Tại viện, qua các bài test, xét nghiệm… các bác sĩ chẩn đoán em có hội chứng lo âu”, BS Dung cho hay.

Sau 5 ngày điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bằng thuốc và trị liệu tâm lý, nam sinh đỡ lo lắng, căng thẳng. Bệnh nhân nhận thức ra vấn đề của mình hiện tại khá ổn định, đang học tập và được theo dõi theo đơn của bệnh viện.

Về vấn đề này, TS.BS Dương Minh Tâm thông tin, stress ảnh hưởng tới tư duy, cảm xúc, hành vi…

Trẻ bị stress thường hay bồn chồn, bốc đồng, giảm tập trung, dễ cáu gắt; thường biểu hiện khó tin tưởng người khác; khó kết nối với bạn bè; khó khăn trong kiểm soát hành vi: ăn vô độ, chán ăn, tự làm đau bản thân…

Với trẻ được xác định có bệnh lý như rối loạn âu lo, sẽ được chỉ định dùng thuốc, điều trị tâm lý trị liệu và các phương tiện hỗ trợ khác cải thiện các triệu chứng, bệnh lý của trẻ.

Tuy nhiên, nhân cách là yếu tố quyết định cần được bồi dưỡng từ nhỏ từ cha mẹ, nhà trường môi trường sống, trải nghiệm của con, giúp trẻ có nhân cách mạnh mẽ vượt qua các áp lực và stress.

"Nhân cách trẻ càng mạnh, stress càng khó thắng, do vậy những người lãng mạn, bay bổng, thiếu ý chí, tự ti… dễ stress. Khi trẻ thuộc tuýp người này, cha mẹ cần xây dựng hỗ trợ nâng cao tinh thần chiến đấu cho trẻ. Vai trò của phụ huynh và gia đình rất quan trọng giúp trẻ tránh stress đặc biệt trong mùa thi", Ths.BS Tâm cho biết.

Ông Tâm cũng nhấn mạnh: “Cần nhận thức stress là phép thử mà mỗi lần vượt qua giúp hoàn thiện và trưởng thành hơn. Tuy nhiên nếu không có kỹ năng đối mặt với stress sẽ khiến trẻ tăng stress".

Về tình huống cần cho trẻ đi khám sức khỏe tâm thần, TS.BS Tâm cho biết: "Cha mẹ luôn là người gần gũi với con, nên chú ý quan sát những thay đổi từ cảm xúc, sức khỏe thể chất ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày nếu có khác thường so với trước đó. Dù tâm sự, chia sẻ nhưng 1-2 tuần không chuyển biến, cha mẹ nên cho con gặp bác sĩ, nhà tâm lý để được can thiệp kịp thời”.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên tránh không tạo áp lực cho con trẻ trong mùa thi. Dù áp lực không phải lúc nào cũng bất lợi nhưng với trẻ có nhân cách yếu đuối đó lại là nguyên nhân khiến trẻ gia tăng stress.