'Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn', sách cha mẹ Nhật ái mộ nhất

Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" của tác giả Ibuka Masaru là một trong những tác phẩm được cha mẹ Nhật ái mộ nhất, giúp phụ huynh mở rộng tầm mắt và thay đổi tư duy trong việc giáo dục con cái.

Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" là một trong những tác phẩm về nuôi dạy trẻ được cha mẹ Nhật ái mộ nhất. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1971, cuốn các bạn đang cầm trên tay là cuốn đã được biên soạn lại và tái bản vào năm 2008. Bằng những quan sát từ thực tế hàng ngày tôi nhận thấy có rất nhiều điều được viết trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" đã được cha mẹ Nhật áp dụng để nuôi dạy con cái mình. Đó cũng là lí do vì sao tôi rất muốn cuốn sách này đến được với độc giả Việt Nam.
'Cho den mau giao thi da muon', sach cha me Nhat ai mo nhat
 Bìa sách Cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn". Ảnh: Hoàng Mai.
Những kiến thức về giáo dục trẻ sớm ở giai đoạn ấu thơ được khởi xướng ở Nhật từ rất lâu nhưng thực sự rõ nét nhất là cách đây 40, 50 năm bởi các nhà giáo dục học, tâm lí học, bác sĩ. Họ đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía các bậc phụ huynh và truyền thông, và một bộ phận những nhà trí thức, học giả khác vì cho rằng giáo dục sớm là ép con thành thần đồng, là giết chết tuổi thơ của con trẻ, phá hỏng mối quan hệ và tình cảm giữa cha mẹ với con cái, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của xã hội sau này...
Nhưng rồi cùng với sự tiến bộ trong khoa học và những nghiên cứu thực tế đã chứng minh cho mọi người hiểu rằng, giáo dục sớm chỉ là một "thời điểm vàng” để giúp trẻ phát huy hết những khả năng tiềm ẩn mà trẻ có, là thời kì lí tưởng nhất để nuôi dưỡng trẻ cả về tâm hồn và trí tuệ mà nền tảng chính là tình yêu thương và sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Sau đó giáo dục sớm giai đoạn trước khi đi học đã được chính phủ Nhật coi trọng hơn và áp dụng ở những bậc như giáo dục ở nhà trẻ, giáo dục mầm non vì tính đúng đắn của nó. Cùng với sự phổ cập kiến thức từ các cuốn sách được viết bởi những nhà giáo dục, sự hình thành các trung tâm tư vấn để hỗ trợ việc nuôi dạy trẻ, mà giờ đây hầu hết phụ huynh Nhật đều đã áp dụng những phương pháp dạy dỗ, chú trọng uốn nắn con mình từ khi mới lọt lòng.
Những kiến thức về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ ở Nhật mà cuốn sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" hay rất nhiều cuốn sách khác đề cập đến dường như đã trở thành một điều hiển nhiên để cha mẹ Nhật áp dụng vào thực tế với con cái mình.
Có thể kể rất nhiều ví dụ như trò chuyện với trẻ và đọc truyện cho trẻ nghe từ lúc lọt lòng; cho trẻ nghe nhạc và học nhạc từ sớm; dạy chữ sớm cho trẻ; cho trẻ chơi đồ chơi ghép hình, đồ chơi phát huy khả năng sáng tạo chứ không cho xem tivi, nghịch điện thoại; dẫn trẻ đi dạo, đi công viên, viện bảo tàng; để trẻ tự lập, tự xúc ăn và tự làm vệ sinh cá nhân chứ không làm thay trẻ; không la mắng khi trẻ làm sai; khuyến khích trẻ khi trẻ có hứng thú với cái gì; khen ngợi hành động của trẻ để khích lệ; không so sánh trẻ với anh em hay với bạn bè; không áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ mà luôn tôn trọng suy nghĩ và phát ngôn của trẻ...
Chính điều đó đã khiến trẻ em Nhật đều tự lập từ rất sớm, ngoan ngoãn và lễ phép, được làm những gì chúng yêu thích, tìm ra đam mê của bản thân ngay từ khi còn rất nhỏ.
Tác phẩm được trình bày ngắn gọn, đây đủ và cóc cha mẹ đọc có thể hiểu luôn. Cái được nhất là không nhiều lý thuyết nặng nề, mọi điều lại được trình bày chi tiết ở mục lục, chỉ cân giờ phân đó ra xem những vấn đề đang tồn tại trong cách dạy con và mình có thể có câu trả lời thỏa đáng. Đây là cuốn sách hữu ích cho cha mẹ có con từ 0 đến 3 tuổi - Giai đoạn trí tuệ trẻ phát triển một cách thần kì.
Các bậc phụ huynh không cần thiết phải suy nghĩ thái quá rằng "giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" là một cái gì đó ghê gớm. Bởi vì “giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" chỉ là một giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu vào giai đoạn giáo dục thực sự và nó là “thời điểm thích hợp" để nuôi dạy trẻ, mà người khám phá ra thời điểm đó chi có duy nhất người mẹ mà thôi. Bất cứ người mẹ nào dẫu biết rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc vất vả cũng mong muốn làm tất cả những gì có thể, dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình.
'Cho den mau giao thi da muon', sach cha me Nhat ai mo nhat-Hinh-2
Tác giả Ibuka Masaru. Nguồn: Sách hay. 

Tác giả Ibuka Masaru là cha đẻ của tập đoàn Sony, một người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục sớm cho trẻ em. Ông quan niệm "Nhân cách và tính cách của trẻ tùy thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ từ khi còn nhỏ;
Năm 1969, ông sáng lập "Trung tâm nghiên cứu và phát triển giáo dục trẻ tuổi ấu thơ.
Năm 1971, cuốn sách "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" xuất bản, được mọi người gọi là "Lí luận Ibuka”, giúp các bậc cha mẹ mở rộng tâm mát và thay đổi tư duy trong việc giáo dục con cái.
Tác giả Ibuka Masaru chia sẻ, các bậc phụ huynh không cần thiết phải suy nghĩ thái quá rằng "giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" là một cái gì đó ghê gớm. Bởi vì “giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" chỉ là một giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu vào giai đoạn giáo dục thực sự và nó là “thời điểm thích hợp" để nuôi dạy trẻ, mà người khám phá ra thời điểm đó chi có duy nhất người mẹ mà thôi. Bất cứ người mẹ nào dẫu biết rằng việc nuôi dạy con cái là một công việc vất vả cũng mong muốn làm tất cả những gì có thể, dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình.

Vụ cô giáo xin tiền mua laptop: Hai mặt “xã hội hoá” giáo dục

"Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên, không được lạm dụng, không phải từng cá nhân, từng lớp muốn làm thế nào thì làm", TS Nguyễn Tùng Lâm nhận xét.

Sự việc cô giáo ở Trường tiểu học Chương Dương, Quận 1, TPHCM xin phụ huynh tiền mua laptop đang nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến chỉ trích, lên án nặng nề, thậm chí đòi cô giáo phải ra khỏi ngành… cũng có quan điểm cho rằng không nên “dồn ai đến chân tường”. Bởi, là con người ai cũng có lần mắc sai lầm, hãy cho họ một cơ hội sửa sai.

Ngày 30/9, cô Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường tiểu học Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1, TPHCM) bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày sau sự việc xin phụ huynh hỗ trợ tiền mua laptop khiến dư luận bức xúc. Ngày 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT Quận 1 trả lời báo chí rằng sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không bao che sai phạm, công khai, minh bạch, làm rõ thông tin dư luận.Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh, cô Đinh Thị Kim Thoa, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Chương Dương sẽ phụ trách giảng dạy lớp 4/3 vào sáng 1/10.

Xôn xao cây gãy đổ rễ còn nguyên bọc bầu, chuyên gia nói gì?

Hình ảnh một số cây xanh gãy đổ ở Hà Nội rễ còn nguyên bọc bầu, hố trồng quá nông khiến nhiều người phẫn nộ. Chuyên gia cho rằng, cần thận trọng khi đánh giá.

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, sau cơn bão số 3 Yagi, trên địa bàn thành phố có hơn 24.000 cây bị gãy đổ, trong đó, có nhiều cây cổ thụ. Cùng với nỗi tiếc xót mất đi những “lá phổi” của Hà Nội, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh cây bị gãy đổ mà bộ rễ còn nguyên bọc bầu với nỗi phẫn nộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc  cây đã bị trồng sai kỹ thuật đã dẫn tới hậu quả đau lòng này, cần phải điều tra, xử lý nghiêm. Cùng với đó, là tìm cách cứu những cây bị gãy, đổ, đặc biệt là cây cổ thụ, không chỉ là bóng mát, mà còn lưu giữ ký ức Hà Nội.

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, số phận kỳ lạ trang viết nữ liệt sỹ

Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm làm công việc đặc trưng cho người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện huyện. Từ đó, đã tạo cho mình một số phận và cả những trang viết của chị.

Liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược khoa Hà Nội.
Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.