Vị vua duy nhất sử Việt giả điên khi ngồi trên ngai vàng

Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của vua Thành Thái, có một câu chuyện đã trở thành đề tài bàn luận của hậu thế. Đó là chuyện ông “điên” trong thời gian ở ngôi.

Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, vua Thành Thái (1879–1954) là một nhân vật độc đáo và phức tạp, người được các sử gia đánh giá là một vị vua trẻ tuổi có tư tưởng canh tân, tinh thần dân tộc mạnh mẽ và thái độ cứng rắn trước chính sách thực dân. Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của vua Thành Thái, có một câu chuyện đã trở thành đề tài bàn luận của hậu thế. Đó là chuyện ông đã “điên” trong thời gian ở ngôi của mình.

Vị vua trẻ mang tinh thần chống Pháp hiếm thấy

Ngược dòng lịch sử, vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân, lên ngôi năm 1889 khi mới 10 tuổi, sau khi vua Đồng Khánh băng hà. Ngay từ thời niên thiếu, ông đã thể hiện sự thông minh, bản lĩnh và đặc biệt là tinh thần chống Pháp. Mặc được đưa lên như một vị vua dưới sự giám sát của Pháp, Thành Thái lại nhanh chóng làm cho chính quyền bảo hộ lo ngại. Ông có những hành động khiến Pháp khó chịu như tìm cách tiếp xúc với các sĩ phu yêu nước, cải cách hành chính trong triều và đôi khi ngang nhiên thể hiện thái độ khinh miệt người Pháp.

Chân dung vua Thành Thái. Ảnh: Public Domain.

Nỗi lo sợ lớn nhất của Pháp không chỉ đến từ các hành động cụ thể, mà từ tư tưởng chính trị của vị vua trẻ tuổi. Thành Thái không giấu giếm quan điểm ủng hộ phong trào Duy Tân, và đặc biệt có cảm tình với các lực lượng chống Pháp. Theo nhiều nguồn tư liệu, ông từng tìm cách liên lạc với những sĩ phu miền Trung và Nam Bộ, nuôi dưỡng các kế hoạch thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền bảo hộ. Đây là điều không thể chấp nhận với một vị vua được Pháp dựng lên. Vì thế, việc ông bị theo dõi và cô lập là điều dễ hiểu.

Chiến lược “giả điên” và phẩm giá một trí giả bị lưu đày

Trong những ngày cuối cùng ở trên ngai vàng, vua Thành Thái dường như có vấn đề về thần kinh, phát ngôn kỳ quái hoặc có những biểu hiện “điên loạn” và những hành vi bất thường gây xôn xao trong nội bộ cung đình. Điều này khiến người Pháp lúng túng: Họ không thể xử Thành Thái như một kẻ thù chính trị, mà chỉ có thể đưa ông ra khỏi ngai vàng bằng danh nghĩa loại bỏ một vị vua "vô năng", "không đủ sức trị nước". Năm 1907, thực dân Pháp chính thức buộc vua Thành Thái thoái vị, đưa con ông là vua Duy Tân (khi đó mới 7 tuổi) lên thay. Thành Thái bị đưa đi an trí tại Sài Gòn, rồi sau đó là Vũng Tàu. Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân. Đến năm 1947 ông mới được cho về Việt Nam và cuối đời sống tại Sài Gòn cho đến khi mất năm 1954.

0-l-09.jpg
Nơi an nghỉ của vua Thành Thái là lăng Dục Đức ở Cố đô Huế. Ảnh: Quốc Lê.

Vậy liệu vua Thành Thái có thật sự bị tâm thần, hay đó là một chiến thuật sinh tồn đầy khôn ngoan? Các nguồn tư liệu lịch sử cũng như nhận định của các sử gia hiện đại đều thiên về ý sau. Cuốn Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn hoặc ghi chép của người Pháp đều thừa nhận Thành Thái vẫn hoàn toàn minh mẫn, và có tư tưởng vượt thời đại. Các nhà nghiên cứu hiện đại đều nghiêng về quan điểm Thành Thái giả điên để giữ mạng và bảo vệ danh dự hoàng tộc, đồng thời tránh cho đất nước rơi vào một cuộc đổ máu mà ông không thể kiểm soát.

Sự thật là, dù bị giam lỏng gần hết đời, vua Thành Thái duy trì thái độ bất hợp tác với bộ máy cai trị thời bấy giờ. Ông từ chối nhận đặc ân từ Pháp, sống nghèo nàn, không oán than, không đầu hàng. Cái “điên” của ông – nếu có – là cái điên của một trí giả bị đẩy ra ngoài thời đại, một người chọn “điên trong danh dự” còn hơn tỉnh táo trong thân phận nô lệ.

-------------------------

Tài liệu tham khảo:

Đại Nam chính biên liệt truyện. Quốc sử quán triều Nguyễn. Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, 2006.

A History of the Vietnamese. Keith W. Taylor. Cambridge University Press, 2013.

Vì sao vua Lê và Thiên hoàng đều không thật sự có quyền?

Thiên hoàng Nhật và vua Lê Việt Nam đều là biểu tượng danh nghĩa, còn quyền lực thực sự nằm trong tay Mạc phủ Tokugawa và các chúa Trịnh – vì sao lại như vậy?

Trong lịch sử chính trị Đông Á, hiện tượng “lưỡng đầu chế” – tức sự tồn tại song song của hai trung tâm quyền lực trong một quốc gia – không phải là hiếm. Hai mô hình tiêu biểu cho hiện tượng này là mối quan hệ giữa Thiên hoàng và Mạc phủ ở Nhật Bản (đặc biệt từ thời Kamakura đến Edo), và mô hình vua Lê – chúa Trịnh ở Việt Nam thời Lê Trung Hưng (1533–1789).

Biểu tượng và thực quyền trong thể chế phong kiến Nhật – Việt

Vua chúa xưa chống nóng độc đáo thế nào?

Nhiều phương pháp chống nóng tinh tế, xa hoa và vô cùng độc đáo đã ra đời, phản ánh trí tuệ cũng như văn hóa hưởng thụ và quyền lực của các vương triều cổ đại.

Trong dòng chảy huy hoàng của lịch sử, khi mùa hè kéo đến với cái nắng chói chang và oi bức, không chỉ người thường mà ngay cả các bậc vua chúa – những người sống trong nhung lụa và quyền uy – cũng phải tìm cách để thoát khỏi sức nóng ngột ngạt của thời tiết. Tuy có trong tay mọi nguồn lực, nhưng trong thời đại chưa có điện và máy lạnh, việc chống lại cái nóng vẫn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính từ sự thách thức đó mà nhiều phương pháp chống nóng tinh tế, xa hoa và vô cùng độc đáo đã ra đời, phản ánh rõ nét không chỉ trí tuệ mà còn cả văn hóa hưởng thụ và quyền lực của các vương triều cổ đại.

Tại Trung Hoa phong kiến, đặc biệt là dưới các triều đại như Đường, Tống và Thanh, hoàng đế và hoàng tộc sử dụng cả kiến trúc, nghệ thuật và y học để làm mát cơ thể và không gian sống. Trong Tử Cấm Thành, hệ thống nhà cửa được xây dựng với mái ngói lưu ly, hành lang dài có mái che và hồ nước trải rộng – tất cả đều được thiết kế để tối ưu việc điều hòa không khí. Các khu vườn trong cung thường được bố trí hồ sen, dòng suối nhân tạo, tạo nên vi khí hậu dịu mát. Vào mùa hè, hoàng đế thường không ở lâu trong cung chính mà lui về các cung điện mùa hè như Di Hòa Viên hay Viên Minh Viên. Di Hòa Viên chẳng khác nào một "kỳ quan chống nóng" với hồ Côn Minh rộng lớn phản chiếu gió nước vào cung điện, trong khi hành lang dài phủ kín mái gỗ điêu khắc tinh xảo là nơi tản bộ lý tưởng trong cái nóng mùa hè.