Chiêm ngưỡng tượng Bồ-tát Phổ Hiền trên đỉnh Nga Mi

Núi Nga Mi, nằm ở Thành Đô cách Tứ Xuyên 127 km là một trong bốn đại danh sơn Phật giáo của Trung Quốc, bên cạnh Ngũ Đài Sơn (tỉnh Sơn Tây), Cửu Hoa Sơn (tỉnh An Huy) và Phổ Đà Sơn (tỉnh Chiết Giang). 

Núi Nga Mi, nằm ở Thành Đô cách Tứ Xuyên 127 km là một trong bốn đại danh sơn Phật giáo của Trung Quốc, bên cạnh Ngũ Đài Sơn (tỉnh Sơn Tây), Cửu Hoa Sơn (tỉnh An Huy) và Phổ Đà Sơn (tỉnh Chiết Giang). Phật giáo có mặt ở núi Nga Mi cách đây 2.000 năm với khoảng hơn 30 ngôi tự viện và là Phật tích hành hương nổi tiếng.
Chùa Vạn Niên có lịch sử hơn 1.612 năm, cao 1.020m so với mực nước biển, là ngôi chùa cổ xưa nhất trên núi Nga Mi. Hộ tự của chùa Vạn Niên là Bồ-tát Phổ Hiền, tôn tượng bằng đồng nặng 62 tấn của ngài tọa trên voi sáu ngà được thiết trên bệ thờ đá trang nghiêm và long trọng (ảnh).
Ảnh: China Daily.
Ảnh: China Daily.
Lịch sử Phật giáo Trung Hoa ghi lại, ngôi chùa đã bị tổn hại nghiêm trọng sau ít nhất ba trận hỏa hoạn lớn nhưng tôn tượng Bồ-tát Phổ Hiền - thắng tích nổi tiếng nhất của núi Nga Mi được thiết trí từ thế kỷ thứ 10 vẫn vô sự.
Nhiều dòng Phật tử từ TP.Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang đến quỳ dưới tượng Bồ-tát Phổ Hiền đọc kinh cầu an, cầu mong yêu thương cho tất thảy mọi loài chúng sinh. Xung quanh khuôn viên chùa còn là nơi cư ngụ của loài ếch quý hiếm, có tiếng kêu tựa thanh âm của đàn tam thập lục.
Theo truyền thuyết của dân bản địa thì trên chùa có khắc vẽ hình bốn nàng tiên xinh đẹp, sau khi nghe bài thuyết pháp của một vị chân tu đã giác ngộ và biến thành những chú ếch, cất vang tiếng kêu như tiếng đàn giữa hồ đầy sen nở.

15 báu vật Phật giáo được công nhận bảo vật quốc gia

Thủ tướng chính phủ vừa ban hành quyết định số 2599 về việc công nhận bảo vật quốc gia cho 37 hiện vật, nhóm hiện vật. 

Các hiện vật, nhóm hiện vật này được Hội đồng khoa học các cấp lựa chọn dựa trên những tiêu chí: tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt, đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước…
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (Huế) - một trong những bảo vật vừa được công nhận.
 Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (Huế) - một trong những bảo vật vừa được công nhận.

Cúng heo quay trả lễ có mang tội không?

Nếu phật tử cúng heo quay đúng như lời van vái (vì phật tử đã tin như thế) thì phải chấp nhận mang tội sát sinh. 

Con có khấn vái với thần linh, khi nào con trai của con có việc làm ở Úc, thì con sẽ cúng một con heo quay để trả lễ. Bây giờ thì con của con đã có việc làm. Nhưng, sau khi nghe quý thầy giảng pháp nói về việc sát sanh tội lỗi, con không muốn cúng heo quay nữa. Vậy bây giờ con xin cúng trái cây để trả lễ có được hay không?
Tin là một đức tính quý báu của người phật tử. Nhưng điều quan trọng là phải đặt định niềm tin đúng chỗ. Nói rõ hơn, người phật tử phải chánh tín. Người phật tử không tin sâu vào nhân quả, thì chưa phải là phật tử.