Dựng tượng Quan Âm 12m trên đỉnh núi Phượng

Chư Tăng, Phật tử chùa An Thái (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa long trọng tổ chức lễ dựng tượng Bồ-tát Quan Âm trên đỉnh núi Phượng thuộc xã Quỳnh Long.

Tôn tượng cao 12m, nặng 140 tấn làm bằng đá trắng nguyên khối, được đặt ngay giữa đỉnh núi Phượng - phía sau chùa An Thái, trên bệ cao 2m làm bằng bê tông cốt thép. Tượng được các nghệ nhân đến từ Nam Định chế tác với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng (ảnh).
Ảnh: Hữu Tình.
 Ảnh: Hữu Tình.
Khu tượng đài Quan Âm trên đỉnh núi Phượng đã được các cấp có thẩm quyền khảo sát, lập quy hoạch xây dựng trên khu đất rộng hơn 4 ha với các hạng mục công trình chính như: quảng trường tượng đài, điện thờ Tam bảo, tăng đường, tăng khách đường, giảng đường, thiền trà, bồ đề quán, khu rừng bạch đàn tự nhiên, giếng nước, bãi xe… Toàn bộ công trình dự toán khoảng hơn 50 tỷ đồng và dự kiến xây dựng trong 3 năm.
Được biết, chùa An Thái có từ lâu đời và đến thời Trần Minh Tông (1324 -1329) được tu sửa với quy mô lớn. Theo học thuyết âm dương, ngôi chùa tọa lạc ở giữa thế “tứ linh hội chầu”, có bốn vị Thần linh chầu đó là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ.
Ngày nay chùa còn lưu giữ được ba pho tượng cổ có phong cách thời Hậu Lê, đó là pho tượng Phật Tổ Thích Ca và 2 pho Văn Thù, Phổ Hiền. Đặc biệt là giếng cổ linh thiêng, dưới đáy giếng có gỗ ván chữ thập, khắc chữ: “Thiên Thành Giáp Tý niên khai thiên tạo tỉnh”, nội dung cho biết giếng được đào vào năm 1024 triều đại Vua Lý Thái Tổ, niên hiệu Thiên Thành.

Chi tiết thi công tượng Phật cao nhất Đông Nam Á tại VN

(Kiến Thức) - Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 14,7 mét đang được hoàn thiện. Đây cũng là bức tượng cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á...

Tọa lạc trong Trúc Lâm Thiên Trường, Trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định...
 Tọa lạc trong Trúc Lâm Thiên Trường, Trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định...
Tượng Phật cao 14,7 mét tính từ Đài Sen và hơn 20 mét tính từ mặt đất, nặng khoảng hơn 70 tấn...
Tượng Phật cao 14,7 mét tính từ Đài Sen và hơn 20 mét tính từ mặt đất, nặng khoảng hơn 70 tấn... 

Hoằng pháp vùng xa

Phật tử vùng xa là một lực lượng khá quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động Phật sự ở các vùng hẻo lánh. 

Ở một số địa phương, về kiến thức Phật giáo, người Phật tử hầu như không có gì ngoài việc nghe, tụng kinh, niệm Phật và làm công quả. Đây là một lỗ hổng thiết nghĩ Ban Hoằng pháp TƯGH nên điều chỉnh để có hướng đi thích hợp.