Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Chiêm ngưỡng ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ nổi tiếng Nam Bộ

17/03/2019 06:42

(Kiến Thức) - Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang, chùa Tây An ở An Giang, chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng... là những ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ mà du khách không thể không ghé thăm trên hành trình khám phá đồng bằng sông Cửu Long.

Quốc Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
1. Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ, nổi tếng bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.
1. Chùa Vĩnh Tràng (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) từ lâu nay vẫn được coi là ngôi chùa có kiến trúc kỳ lạ, nổi tếng bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang kiến trúc rất đa dạng, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa,Việt.
Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.
Về tổng thể, chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m² xây bằng xi măng và gỗ quý. Chính điện chùa mang phong cách kết hợp Hoa - Việt với các chùm đèn pha lê kiểu châu Âu.
Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.
Chùa có trên 60 tượng Phật, La Hán đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh với niên đại từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đây là những bức tượng cố quý giá của Phật giáo Việt Nam.
Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa, tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc rực rỡ được trang trí trên thành nóc và những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
Giữa chính điện và nhà thờ Tổ là một khoảng sân có hòn non bộ ở giữa, tạo cảm giác thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên. Từ khu vực này có thể cảm nhận rõ rệt lối kiến trúc La Mã với những hàng đá hoa màu sắc rực rỡ được trang trí trên thành nóc và những cột xây bằng xi măng kiểu cách.
2. Nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Tây An dược coi là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Chùa có lịch sử hình thành từ năm 1847, có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.
2. Nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Tây An dược coi là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Chùa có lịch sử hình thành từ năm 1847, có diện mạo như ngày nay sau đợt trùng tu lớn năm 1958.
Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ. Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.
Chùa được cất theo lối chữ “tam”, với kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ. Đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ.
Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.
Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh là tháp tròn kiểu Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ.
Các chân cột, đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Ấn Độ. Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri. Màu sắc rực rỡ cũng là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An.
Các chân cột, đầu cột được tạo hình giống với cột ở đền chùa Ấn Độ. Phù điêu và các hoa văn trang trí trên tường cũng mang đậm dấu ấn của xứ cà ri. Màu sắc rực rỡ cũng là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An.
3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất của đồng bào Khmer ở Nam Bộ.
3. Tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa Sà Lôn là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất của đồng bào Khmer ở Nam Bộ.
Chùa được dựng lần đầu năm 1815 và từng bị hư hại nặng nề do chiến tranh. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Chùa được dựng lần đầu năm 1815 và từng bị hư hại nặng nề do chiến tranh. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chính điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh… theo kiến trúc truyền thống của chùa Khmer.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí mua gạch men trang trí, các vị sư đã quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn được để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.
Trong quá trình xây dựng, do không có kinh phí mua gạch men trang trí, các vị sư đã quyên góp chén, đĩa vỡ từ bà con Phật tử trong phum, sóc để ốp lên tường. Những chén, đĩa còn nguyên vẹn được để nguyên, còn chén, đĩa đã vỡ thì đập nhỏ ra tạo thành những hoa văn nổi.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
Bằng tài nghệ và sự công phu, các nghệ nhân Khmer đã sáng tạo nên một kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo. Cũng từ đó, chùa còn được người dân gọi bằng cái tên thứ hai là chùa Chén Kiểu.
4. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc hoa mỹ hoặc cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...
4. Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không phải là một ngôi chùa bề thế, có kiến trúc hoa mỹ hoặc cảnh quan đẹp. Tuy vậy, ngôi chùa này vẫn nổi tiếng khắp Việt Nam...
Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa. Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần, linh vật... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.
Điều làm nên sự độc đáo của ngôi chùa chính là hàng nghìn pho tượng được nặn bằng đất sét rất sinh động bài trí bên trong chùa. Các bức tượng ở đây thể hiện hình ảnh các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần, linh vật... theo đặc trưng tín ngưỡng ở Nam Bộ.
Các tác phẩm được làm từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ rồi sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm tượng từ năm 1928 đến 1970 bằng sự đam mê chứ không qua trường lớp nào.
Các tác phẩm được làm từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ rồi sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Tác giả của chúng là nghệ nhân - cư sĩ Ngô Kim Tòng. Ông đã làm tượng từ năm 1928 đến 1970 bằng sự đam mê chứ không qua trường lớp nào.
Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.
Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đất sét, chùa Đất Sét cũng nổi tiếng với những cặp nến khổng lồ được chế tác cầu kỳ. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Bạn có thể quan tâm

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Hé lộ nền văn minh bí ẩn có trước cả đế chế Inca

Bí ẩn hàng trăm đốt sống người xâu chuỗi trên cọc sậy

Bí ẩn hàng trăm đốt sống người xâu chuỗi trên cọc sậy

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Giải mã tổ chức tội phạm được coi là “tổ nghề” của mafia

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Chiến dịch bi tráng của vị vua Việt duy nhất tử trận

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Cây cảnh hoa nở bốn mùa, hút tài lộc, may mắn vào nhà

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

Hình phạt nghe mỹ miều nhưng khiến cung nữ đau thấu tâm can

 Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Đặt cây sống đời đúng chỗ, tài lộc kéo về không ngừng nghỉ

Top tin bài hot nhất

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

07/07/2025 07:30
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại

07/07/2025 12:50
Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

Bằng chứng đầu tiên về tục ướp xác ở Châu Âu

07/07/2025 07:12
Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

Phát hiện hài cốt trẻ sơ sinh dưới đá Rồng gây chấn động

07/07/2025 12:25

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status