Chiêm ngưỡng cuộc sống giàu khủng của người dân Qatar
Tại Qatar, du khách có thể bắt gặp siêu xe ở bất cứ đâu. Người dân nơi đây còn được hưởng cuộc sống “giống như ở thiên đường” khi chính phủ chăm lo cho họ từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi.
Nhờ dầu khí, Qatar từ làng chài nghèo khó đã trở thành một trong những nước có GDP bình quân cao nhất thế giới sau vài thập kỷ. Ảnh: Youtube
Theo ước tính năm 2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người của Qatar là con số khổng lồ 138.910 USD, vượt xa mức 112.045 USD của Luxembourg ở vị trí thứ 2. Ảnh: Global
Năm 2005, Qatar thành lập quỹ đầu tư quốc gia - Qatar Investment Authority, với tài sản lên tới hơn 300 tỷ USD. QIA đầu tư vào Barclays Bank, Credit Suisse, London Stock Exchange và cả Volkswagen. Ảnh: Getty
Qatar hiện là một trong những quốc gia sở hữu nhiều bất động sản tại London nhất, thông qua QIA. Qatar còn sở hữu The Shard – tòa nhà cao nhất Anh, cũng như phần lớn quận tài chính Canary Wharf tại London (Anh). Ảnh: Getty
Sự phồn thịnh của Qatar giúp người dân nước này được hưởng chế độ phúc lợi vô cùng tuyệt vời. Công dân không phải trả tiền giáo dục, chăm sóc y tế trong suốt cuộc đời. Ảnh: Getty
Doha - thủ đô của Qatar tráng lệ và giàu có tột bậc không kém Dubai. Nơi đây có những khách sạn, trung tâm thương mại tốt nhất cùng những tòa nhà chọc trời và đường cao tốc tuyệt vời. Ảnh: Getty
Vững mạnh về kinh tế nên không khó hiểu khi siêu xe chẳng phải thứ xa lạ ở Qatar. Ảnh: DM
Các hội nhóm siêu xe Qatar thường xuyên tổ chức họp mặt tại đường đua để đua xe, nâng cao kỹ năng lái. Ảnh: DM
Thậm chí, với Qatar, trượt băng giữa sa mạc cũng là việc khả thi. Ảnh: DM
Dù giữa cái nắng 50 độ C, người Qatar sẽ không cần phải ra khỏi xe đổ xăng. Nhân viên trạm xăng sẽ làm việc đó. Ảnh: DM
Video: Những điều đặc biệt đang chờ đón tại World Cup 2022
Đi lạc trong vườn hoa The Orchard 6.000 m2 ở sân bay quốc tế chủ nhà World Cup 2022
Nằm ở trung tâm khu vực mở rộng sân bay quốc tế Hamad là khu vườn The Orchard. Có diện tích hơn 6.000m2, khu vườn này là nơi trồng hơn 300 cây và 25.000 loài thực vật có nguồn gốc từ nhiều khu rừng trên thế giới.
Thiết kế sân vườn rộng lớn trong sân bay đang trở thành xu hướng trên thế giới. Những hành khách thường xuyên đi du lịch có lẽ sẽ thấy quen thuộc với điều này khi đến sân bay Changi ở Singapore hoặc nhà ga mới của sân bay Bengaluru ở Ấn Độ.
Có không gian xanh lớn hơn hai sân bay nói trên là Sân bay Quốc tế Hamad ở Doha, Qatar. Khu vực mở rộng của sân bay này được ví như “ốc đảo nhiệt đới trong nhà” với gần 600m2 mặt nước và một dãy cửa hàng sang trọng của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Sân bay Quốc tế Hamad.
Nằm ở trung tâm khu vực mở rộng sân bay là khu vườn The Orchard. Có diện tích hơn 6.000m2, khu vườn này là nơi trồng hơn 300 cây và 25.000 loài thực vật có nguồn gốc từ nhiều khu rừng trên thế giới.
Bao quanh khu vườn nhiệt đới này là các cửa hàng miễn thuế đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Fendi, Dior, Boss, Bulgari, Burberry, Gucci, Moncler, Montblanc, Omega…
Sau khi mở rộng, Sân bay Quốc tế Hamad có công suất 58 triệu hành khách/năm.
Sân bay Quốc tế Hamad từng được tổ chức xếp hạng vận tải hàng không Skytrax đánh giá là sân bay tốt nhất thế giới. Sân bay này và hệ thống cửa hàng miễn thuế đều được điều hành bởi Tập đoàn Qatar Airways.
“Sân bay này là công trình điển hình về sự hiện đại và bền vững. Môi trường ở đây nói lên điều đó, không có bất cứ sân bay nào trên thế giới nào sánh được”, Akbar Al Baker – Giám đốc điều hành Tập đoàn Qatar Airways nói.
Một góc khu vườn The Orchard.
World Cup 2022 đang đến gần, Qatar Airways đảm bảo sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất để phục vụ người hâm mộ khắp nơi trên thế giới đổ về.
Cùng với việc đưa vào hoạt động khu vực mở rộng sân bay với hoạt động mua sắm cao cấp, hãng cũng có phương án dự phòng để phục vụ lượng khách du lịch bùng nổ trong vài tuần tới. Lượng khách này được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể từ bán lẻ.
Hơn 300 cây và 25.000 loài thực vật được trồng trong khu vườn này.
Đại diện hãng hàng không Qatar Airways cho biết, để giảm tải cho Sân bay Quốc tế Hamad, các chuyến bay đến và đi của Sân bay Quốc tế Doha cũng được tăng cường.
Hạng mục mở rộng Sân bay Quốc tế Hamad đã nâng công suất của sân bay từ 40 triệu hành khách lên 58 triệu hành khách mỗi năm.
Ngoài cây cối, khu vườn có 600m2 mặt nước.
Theo kế hoạch, sân bay này sẽ tiếp tục được nâng cấp để có thể tiếp nhận 75 triệu hành khách mỗi năm. Dự kiến vào tháng 1/2023, sân bay sẽ có thêm nhiều phòng chờ ở hai bên khu vườn The Orchard và có thể bổ sung thêm cửa hàng bán lẻ.
Bao quanh The Orchard là những cửa hàng miễn thuế của các thương hiệu thời trang danh tiếng.
Khu vực mua sắm và dịch vụ tại sân bay mang lại khoản doanh thu lớn. Trong năm tài chính 2021, Tập đoàn Qatar Airways lỗ 4 tỷ USD. Tuy nhiên, qua năm 2022, tập đoàn này đã ghi nhận lợi nhuận 1,5 tỷ USD.
The Orchard được ví như “ốc đảo nhiệt đới trong nhà”.
Trước khi khai trương khu vườn The Orchard, khu vực cửa hàng miễn thuế tại Sân bay Quốc tế Hamad chỉ rộng 40.000m2 với hơn 90 cửa hàng sang trọng, 30 nhà hàng và quán cà phê. Dự án mở rộng sân bay đã cung cấp thêm 11.000m2 cho khu bán lẻ và F&B.
Vì sao Vũng Tàu phải tháo dỡ các trụ tháp hoa trên đường Lê Hồng Phong?
(Vietnamdaily) - Tiếp thu ý kiến của người dân địa phương, TP Vũng Tàu đã tháo dỡ 23 trụ tháp hoa trên đường Lê Hồng Phong.
Ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu vừa cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thành việc tháo dỡ 23 trụ tháp hoa trên tuyến đường Lê Hồng Phong ngay trong ngày 22/11, đưa ra khỏi hạng mục dự án cải tạo vỉa hè theo thông báo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy.
Công nhân tiến hành tháo dỡ các trụ tháp hoa trên tuyến đường Lê Hồng Phong, TP Vũng Tàu. Ảnh: NDCC
Chấm dứt hoạt động của Highlands Coffee tại Nhà hát Lớn Hà Nội
Đại diện Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội cho biết sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh của Highlands Coffee trong khu vực Nhà hát Lớn và đề nghị mở không gian văn hóa nghệ thuật.
Liên quan đến phản ánh khu vực sân và hầm di tích quốc gia Nhà hát Lớn Hà Nội (số 01 Tràng Tiền, Q. Hoàn Kiếm) bị xâm hại, đại diện Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh của Highlands Coffee và có tờ trình gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét được nghiên cứu mở rộng không gian văn hóa nghệ thuật tại sân và hầm Nhà hát lớn để phục vụ người dân.
Trong hầm Nhà hát Lớn là Hà Nội được Highlands Coffee "xây dựng" quầy và không gian ăn uống.