Chỉ vì bực mình, nghịch tử giết chết ông ngoại

(Kiến Thức) - Tức giận vì bị ông mắng, Tú đập máy tính bảng. Nghe ông mắng tiếp, hắn xông vào hành hung và ra tay giết hại ông một cách dã man. 

Một năm đã trôi qua sau ngày ông Phan Ngọc Trung (81 tuổi ngụ tại phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP HCM) bị cháu ngoại là Phan Anh Tú (17 tuổi, ngụ tại quận 8, TP HCM) giết chết dã man, nhưng người dân trong khu phố nhỏ vẫn chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ.
Đến đầu con hẻm nơi ông Trung từng sinh sống hỏi về vụ án mạng, bà con nơi đây hầu như ai cũng biết, nhiều người có cùng suy nghĩ: "Ở cái tuổi gần đất xa trời, không ngờ ông Trung lại bị giết bởi chính đứa cháu của mình. Kẻ thủ ác là thú chứ không phải là người nữa rồi!...".
Đứa cháu ngoại mất tính người Phan Anh Tú tại tòa.
Đứa cháu ngoại mất tính người Phan Anh Tú tại tòa.
Phan Anh Tú sớm từ bỏ đường học ở nhà phụ giúp việc gia đình. Từ quận 8, Tú đến nhà ông ngoại Phan Ngọc Trung ở quận Bình Tân để ở cùng ông. Chiều ngày 8/7/2013, đi chơi về Tú gọi cửa nhưng ông Trung không mở, hắn leo qua sân thượng vào nhà. Vừa vào nhà thì ông Trung phát hiện nên chửi Tú. 
Tức giận vì bị ông chửi, Tú lấy máy tính bảng của mình đập xuống nền nhà. Vẫn nghe tiếng ông ngoại chửi, hắn liền xông vào hành hung ông Trung và ra tay giết hại ông một cách dã man. Hắn lục soát trộm được 700.000 đồng và 1 chỉ vàng của ông Trung. Khi thấy mẹ sang đón, hắn dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra, nói dối mẹ và bỏ trốn vài ngày sau thì bị bắt.
Trước vành móng ngựa, gã trai mặt non choẹt, chốc chốc lại thở dài, đôi mắt trắng dã không giấu nổi sự tàn ác ẩn trong con người hắn. Ghê rợn hơn là những lời khai lạnh lùng của đứa cháu bất nhân: "Tôi giận ông đã không mở cửa lại còn chửi tôi nhiều quá... Biết ông đã chết hẳn, tôi lau dọn hiện trường, đúng lúc có mẹ tới đón nên tôi rời nhà ông luôn. Vì nóng giận tôi đã vi phạm pháp luật, xin tòa xem xét giảm án cho tôi". Câu hối hận, xin giảm án buông nhẹ nhàng như chính hành vi giết người mà hắn gây ra. HĐXX quyết định tuyên phạt Tú 12 năm tù về tội "Giết người" và "Cướp tài sản".
17 tuổi đời, nhưng bản thân bị cáo đã từng vi phạm tội trộm cắp, nay lại phạm tội giết chính ông ngoại của mình, thật côn đồ, ngông cuồng và mất tính người. Nghịch tử máu lạnh sẵn sàng giết người thân sinh ra mẹ mình không chút ghê tay, khoảng thời gian 12 năm tù giam liệu có thức tỉnh lương tâm, đạo đức làm một con người đúng nghĩa trong hắn? 

Diễn biến vụ mua bán trẻ em chùa Bồ Đề từ khi lộ tẩy

(Kiến Thức) - Xem lại những diễn biến chính của vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề - ngôi chùa nổi tiếng cưu mang những em nhỏ bị bỏ rơi, người già bơ vơ. 

Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề. Đầu tháng 3/20113, báo Phụ Nữ TP HCM đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này.
 

Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề. 

Đầu tháng 3/20113, báo Phụ Nữ TP HCM đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này.

Bật mí nửa thế kỷ theo dấu khủng long ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Từ trên 50 năm nay, các nhà khoa học Việt Nam vẫn lặng lẽ lần theo dấu tích  loài động vật tiền sử khủng long mỗi khi có cơ hội...

Theo dấu khủng long
Công tác nghiên cứu cổ sinh vật trên lãnh thổ Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng được các nhà khoa học Pháp tiến hành từ những năm cuối thế kỷ XIX. Nền nghiên cứu khoa học cổ sinh non trẻ của Việt Nam mới chỉ được hình thành từ sau khi chiến thắng thực dân Pháp năm 1954 với một dấu mốc quan trọng. Đó là việc thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 do Đovjikov A.E. (1960 - 1962) chủ biên; trong đó có sự tham gia nghiên cứu của các nhà cổ sinh Việt Nam: PGS Dương Xuân Hảo, GS Đặng Vũ Khúc, GS Nguyễn Văn Liêm,  GS Tống Duy Thanh, KS Nguyễn Bá Nguyên, KS Trần Đình Nhân; và sau đó là thành lập Phòng nghiên cứu cổ sinh đầu tiên của Việt Nam (1962) thuộc Tổng cục Địa chất.