Chi tiết thú vị về khoa thi Nho học cuối cùng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa bảng VN từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), mỗi người trong số họ đã từng là một điểm sáng văn hóa.

Tổng hợp lực của nó đã tạo thành giá trị của nền văn hiến Việt Nam vẻ vang. Đây là một niềm tự hào trong truyền thống hiếu học của đất nước và của từng địa phương, từng dòng họ, từng gia đình.
Từ khoa thi đầu tiên

Sau khi dời đô về Thăng Long, mọi việc sắp đặt xây dựng đều phải làm từ đầu. Việc dạy Nho học và chữ Hán chưa được quy định chính thức, nhưng triều đình không thể không nhận thấy lợi ích của việc tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa. Muốn vậy, cần phải có trường học. Năm Thần Vũ thứ 2 (1070) Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu để cho Hoàng thái tử đến đó học tập. 
Năm 1075, Lý Nhân Tông đã cho tổ chức khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta, gọi là khoa thi "Tuyển Minh kinh bác học và Nho học tam trường" vào tháng 2 năm Thái Ninh 4 (tháng 3/1075). Người đỗ đầu khoa này là Lê Văn Thịnh, trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta. Lê Văn Thịnh người làng Đồng Cửu, huyện Gia Định, nay là thôn Đông Cửu, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Ông từng giữ chức Thị lang bộ Binh, dẫn đầu sứ bộ nước ta đến trại Vĩnh Bình cùng sứ bộ nhà Tống thương lượng về việc biên giới. Khi về nước được thăng Thái sư.
Khoa thi Hương cuối cùng là khoa Mậu Ngọ (1918), tổ chức tại trường Thừa Thiên. Sau khoa thi Hương này, ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ khoa cử ở Việt Nam. Số cử nhân đỗ ở kỳ thi Hương sẽ được thi Hội, thi Đình vào năm 1919. Ngày 1/4/1919 , khoa thi Hội cuối cùng, tức khoa Kỷ Mùi được tổ chức, ngày 28/4 công bố danh sách những người trúng cách và số phó bảng.
Ngày 15/9/1919, khoa thi Đình cuối cùng được tổ chức với đề thi Đối sách là bàn về hai chữ "Văn minh" do vua Khải Định ra. Các khoa thi Hội, thi Đình cuối cùng này đã chọn được 7 ông nghè (tiến sĩ) và 16 phó bảng. Tuy nhiên, theo phủ Khâm sứ thông báo thì những người đỗ trong khoa thi này, tuy vẫn còn giữ được danh hiệu, học vị cũ, nhưng sẽ không có giá trị trong việc bổ nhiệm vào quan trường. Với khoa thi này, nền khoa cử nho học Việt Nam (1075 - 1919) hoàn toàn kết thúc.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Những điểm sáng văn hóa
Danh sách các tiến sĩ và phó bảng cuối cùng của nền khoa cử Việt Nam gồm:
7 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân: Nguyễn Phong Di (người Thanh Hóa); Trịnh Hữu Thăng (Nam Định); Lê Văn Kỳ (Hà Tĩnh); Nguyễn Văn Tiêu (Thanh Hóa); Bùi Hữu Ma (Thừa Thiên); Vũ Khắc Triển (Quảng Bình) và Dương Thiệu Tường (Hà Đông).
16 Phó bảng: Nguyễn Xuân Đàm (Hà Tĩnh); Bùi Hữu Thứ (Thừa Thiên); Chu Văn Quyền (Thừa Thiên); Mai Duyên (Thanh Hóa); Phạm Đình Long (Quảng Nam); Đặng Văn Oánh (Nghệ An); Trần Nguyên Trinh (Nghệ An); Lê Nguyên Lượng (Quảng Trị); Nguyễn Hà Hoành (Quảng Nam); Hà Văn Đại (Hà Tĩnh); Lê Viết Tạo (Thanh Hóa), Nguyễn Tấn (Nghệ An); Nguyễn Ngọc Huỳnh (Khánh Hòa); Nguyễn Cư (Quảng Bình); Đặng Văn Hướng (Nghệ An); Hoàng Yến (Thừa Thiên).
Các nhà khoa bảng Việt Nam từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) thuộc nhiều thời đại khác nhau, nhiều địa phương khác nhau, ở mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng của mình, nhưng có thể nói chung là trong lịch sử của dân tộc, mỗi người trong số họ đã từng là một điểm sáng văn hóa, mà tổng hợp lực của nó đã tạo thành giá trị của nền văn hiến Việt Nam vẻ vang. Đây là một niềm tự hào trong truyền thống hiếu học của đất nước và của từng địa phương, từng dòng họ, từng gia đình. 
Tuy không phải tất cả, nhưng phần lớn các nhà khoa bảng đều đã từng giữ những chức vụ khác nhau trong triều chính của các triều đại, bản thân họ là những người tham gia hoặc là chứng nhân của các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Một số không ít là nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, y học, quân sự, nhà tư tưởng... có tên tuổi. Đó là niềm tự hào của chúng ta và của các thế hệ mai sau.

Tiết lộ về nơi tôn vinh hiền tài trấn Hải Dương

(Kiến Thức) - Tên Văn Miếu được ghép từ ý nghĩa vị trí địa lý nơi xây dựng : Mao nghĩa là cỏ lau, Điền nghĩa là ruộng. 

Văn Miếu Mao Điền được khởi dựng bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 15 thời Lê Sơ, thuộc Phủ Thượng Hồng, Huyện Đường An, xã Vĩnh Lại (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang). Công trình gồm 5 gian Bái đường và 3 gian Chính Tẩm đặt trên một gò đất cao. Đồng thời với Văn Miếu là trường thi Hương của trấn Hải Dương, được xây dựng tại xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng. Hai công trình này nằm cách nhau khoảng 1 km theo đường chim bay. Ảnh: Biển chỉ dẫn vào Văn Miếu Mao Điền bên Quốc Lộ 5 thuộc xã Vĩnh Tuy – Bình Giang – Hải Dương.
Văn Miếu Mao Điền được khởi dựng bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 15 thời Lê Sơ, thuộc Phủ Thượng Hồng, Huyện Đường An, xã Vĩnh Lại (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang). Công trình gồm 5 gian Bái đường và 3 gian Chính Tẩm đặt trên một gò đất cao. Đồng thời với Văn Miếu là trường thi Hương của trấn Hải Dương, được xây dựng tại xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng. Hai công trình này nằm cách nhau  khoảng 1 km theo đường chim bay. Ảnh: Biển chỉ dẫn vào Văn Miếu Mao Điền bên Quốc Lộ 5 thuộc xã Vĩnh Tuy – Bình Giang – Hải Dương. 

Ngắm pho tượng có 1-0-2 của Vua Khải Định

(Kiến thức) - Trang phục của Vua Khải Định được thể hiện qua bức tượng với đầu đội mũ kiểu khăn xếp truyền thống, áo khoác ngoài kiểu Tây.

Không chỉ là một hiện vật quý giá về các vị vua nhà Nguyễn, tượng đồng của Vua Khải Định đặt tại lăng Khải Định ở Huế còn giúp hậu thế có được một hình dung sống động về diện mạo của vị vua này lúc sinh thời.
 Không chỉ là một hiện vật quý giá về các vị vua nhà Nguyễn, tượng đồng của Vua Khải Định đặt tại lăng Khải Định ở Huế còn giúp hậu thế có được một hình dung sống động về diện mạo của vị vua này lúc sinh thời.

Bí ẩn thâm cung: Vương phi có thai với thái giám

(Kiến Thức) - Thạc phi là ái phi của Thuận Trị, do không chịu nổi cô đơn lạnh lẽo chốn thâm khuê nên đã thông dâm với thái giám và có mang.

Ái Tân Giác La - Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/01/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức. Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Thanh. Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi thọ không cao song những chuyện kì quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông thông dâm với thái giám và có mang.
Ái Tân Giác La - Phúc Lâm, sinh giờ Tuất, ngày 30/01/1638 tại cung Vĩnh Phúc, tức năm thứ 3 Sùng Đức. Tháng 8, năm thứ 8 Sùng Đức (tức năm 1644) Hoàng đế Thái Tông đột ngột băng hà, Phúc Lâm được thúc phụ là Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn phụ tá đăng cơ, đổi thành Thuận Trị, đồng thời tháng 9 nguyên niên Thuận Trị (tức năm 1644) rời đô từ Thẩm Dương đến Bắc Kinh, và trở thành hoàng đế đầu tiên của triều Thanh. Hoàng đế Thuận Trị tại vị từ năm 1643 đến 1661, hưởng thọ 24 tuổi. Tuy tuổi thọ không cao song những chuyện kì quặc liên quan đến ông ta rất nhiều. Trong đó có cả câu chuyện quý phi của ông thông dâm với thái giám và có mang.
Thuận Trị có một ái phi tên Thạc quý phi, tuổi xuân mơn mởn, dung mạo tuyệt trần. Nhưng Thuận Trị không biết thương hoa tiếc ngọc, có khi vài tháng không sủng hạnh một lần.
Thuận Trị có một ái phi tên Thạc quý phi, tuổi xuân mơn mởn, dung mạo tuyệt trần. Nhưng Thuận Trị không biết thương hoa tiếc ngọc, có khi vài tháng không sủng hạnh một lần. 
Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân không có bộ phận sinh dục nên khó mà có thể có sự kích thích giới tính. Nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân không những không bị tịnh thân mà vẫn là một đàn ông đầy đủ khả năng sinh lý, vẫn có thể khiến phụ nữ mang bầu.
Thái giám vốn là Yêm nhân (hoạn quan) bị tịnh thân không có bộ phận sinh dục nên khó mà có thể có sự kích thích giới tính. Nhưng trong cung Nhân Hòa có một thái giám tên Vương Nhân không những không bị tịnh thân mà vẫn là một đàn ông đầy đủ khả năng sinh lý, vẫn có thể khiến phụ nữ mang bầu. 
Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là một anh tài.
Một hôm, Thạc quý phi mày chau ủ dột, tâm trạng buồn chán bèn kêu cung nữ đấm lưng, bóp chân. Khi cung nữ có việc phải ra ngoài nàng bèn gọi thái giám Vương Nhân đến thay. Vương nhân trắng trẻo thư sinh, về tướng mạo có thể nói là một anh tài. 
Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.
 Hai người lâu dần nảy sinh tình cảm, ba tháng sau, Thạc quý phi có mang. Nàng cho Vương Nhân xuất cung âm thầm mua thuốc phá thai. Sau khi uống thuốc, đau đớn lăn lộn, bọn cung nữ sợ quá vội đi bẩm tấu với Hoàng thượng. Thuận Trị đích thân giá đáo cung Hòa An lệnh cho Thái y bắt mạch khám xét cẩn thận. Thái ý lắp ba lắp bắp nhưng cũng có câu rõ nhất: "Quý phi không có bệnh gì, ngọc thể suy nhược do sảy thai”.
Thật nực cười đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kì tử. Một câu hỏi đặt ra “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông dâm tình với một thái giám thân phận thấp hèn?”.
 Thật nực cười đã mấy tháng, thậm chí cả năm không được sủng hạnh sao lại có mang mà sảy thai. Thuận Trị nổi trận lôi đình, hai ngày sau nàng Thạc quý phi treo cổ chết, Thái giám Vương Nhân cũng chết bất đắc kì tử. Một câu hỏi đặt ra “Vì sao Thạc quý phi không yên phận làm một quý phi đường đường chính chính mà lại đi tư thông dâm tình với một thái giám thân phận thấp hèn?”.
Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi và ban ân chiếu đại xá thiên hạ.
Tháng 5/1654, năm thứ 11 Thuận Trị, Hoàng thượng chìm đắm trong men tình của nàng Đổng Phi. Đổng Phi còn gọi là Đổng Ngạc phi, là nữ nội đại thần ngạc thạc. Thuận Trị tiếp xúc nhiều với Đổng thị lâu dần nảy sinh tình cảm. Tháng 8/1656 tức năm thứ 13 Thuận Trị, ông ta lập nàng làm Hiền phi, đầu tháng 12 sắc phong làm Hoàng quý phi và ban ân chiếu đại xá thiên hạ.
Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trị độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị.
Địa vị của Hoàng Quý phi trong hậu cung chỉ xếp sau Hoàng hậu, sắc phong Hoàng quý phi cũng đại xá thiên hạ là việc xưa nay hiếm. Năm thứ 8 và năm thứ 11 Thuận Trị có đến 2 lần sắc phong trong Hoàng cung mà đại xá thiên hạ, thì không khó nhận thấy Hoàng quý phi Đổng Ngạc đã chiếm vị trị độc tôn trong trái tim Hoàng đế Thuận Trị. 
Tại sao Đổng Ngạc thị lại có sức hấp dẫn mãnh liệt với Hoàng đế Thuận Trị như vậy? Trong con mắt của ông hoàng này, nàng là người giản dị, không màng kim ngọc, thông “tứ thư” và “kinh dịch”, lãnh ngộ được giáo lý thiền học, tinh thông thư pháp nên rất tâm đầu ý hợp với Hoàng thượng, hai người có thể nói với nhau chả bao giờ hết chuyện.
 Tại sao Đổng Ngạc thị lại có sức hấp dẫn mãnh liệt với Hoàng đế Thuận Trị như vậy? Trong con mắt của ông hoàng này, nàng là người giản dị, không màng kim ngọc, thông “tứ thư” và “kinh dịch”, lãnh ngộ được giáo lý thiền học, tinh thông thư pháp nên rất tâm đầu ý hợp với Hoàng thượng, hai người có thể nói với nhau chả bao giờ hết chuyện. 
Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1966 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị. Cơ thể ông ta ốm yếu suy kiệt, không thể khống chế nổi tình cảm của mình, lúc nào cũng chỉ muốn tìm đến cái chết, chẳng màng chuyện gì. Ngày đêm luôn có người canh giữ không để ông ta tự sát.
Nhưng chính tình yêu của Thuận Trị đã trở thành gánh nặng cho nàng. Nàng cảm thấy vô cùng mêt mỏi với cuộc sống chốn thâm cung. Lao lực quá độ đã khiến nàng từ giã cõi đời vào 23/9/1966 tức tháng 8 năm thứ 17 Thuận Trị. Đổng phi mất đi, đó là cú sốc vô cùng to lớn với Thuận Trị. Cơ thể ông ta ốm yếu suy kiệt, không thể khống chế nổi tình cảm của mình, lúc nào cũng chỉ muốn tìm đến cái chết, chẳng màng chuyện gì. Ngày đêm luôn có người canh giữ không để ông ta tự sát.
Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.
Để truy phong cho Đổng Ngạc thị là Hoàng hậu, Thuận Trị đã dọa chết để ép Hiếu Trang Hoàng thái hậu. Theo truyền thống chỉ có phi tần có con trai kế tục hoàng vị sau này mới được phong làm Hoàng hậu. Nhưng tránh không để Thuận Trị mất trí làm chuyện dại dột, Hoàng thái hậu đành phải đồng ý truy phong cho Đổng Ngạc thị làm Hoàng hậu.
Tang lễ của Đổng Ngạc thị cũng được tổ chức khác thường. Thuận Trị lệnh tuẫn táng 30 cung nữ và thái giám. Linh cữu của nàng do quan bát kì nhị, tam phẩm thay nhau khênh đến điện Thọ Xuân Cảnh Sơn, trong điện lập linh đường do hòa thượng làm đạo tràng. Phúc Lâm còn hạ lệnh “toàn thiên hạ phải mặc phục tang, quan sử một tháng, bách tính lê dân ba tháng”. Theo quy định của triều Thanh, chỉ có Hoàng Thượng và Thái hậu băng hà thì văn võ bá quan phải dùng bút mực xanh để phê đáp tấu sự trong vòng 27 ngày, Hoàng Hậu chết không có quy định này, vậy mà Đổng Ngạc thị được Phúc Lâm phá lệ cho để tang trong hơn 4 tháng thì quả là hành động “nổi loạn”.
 Tang lễ của Đổng Ngạc thị cũng được tổ chức khác thường. Thuận Trị lệnh tuẫn táng 30 cung nữ và thái giám. Linh cữu của nàng do quan bát kì nhị, tam phẩm thay nhau khênh đến điện Thọ Xuân Cảnh Sơn, trong điện lập linh đường do hòa thượng làm đạo tràng. Phúc Lâm còn hạ lệnh “toàn thiên hạ phải mặc phục tang, quan sử một tháng, bách tính lê dân ba tháng”. Theo quy định của triều Thanh, chỉ có Hoàng Thượng và Thái hậu băng hà thì văn võ bá quan phải dùng bút mực xanh để phê đáp tấu sự trong vòng 27 ngày, Hoàng Hậu chết không có quy định này, vậy mà Đổng Ngạc thị được Phúc Lâm phá lệ cho để tang trong hơn 4 tháng thì quả là  hành động “nổi loạn”. 

Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Phúc Lâm quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lãnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám. Âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.
Sau tang lễ của Đổng Hoàng hậu, Thuận Trị lại muốn xuất gia mặc cho văn võ bá quan can gián. Khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10, Phúc Lâm quyết định xuất gia. Khi biết Hoàng thượng xuống tóc, Ngọc Lâm Quốc sư đã khuyên giải. Thuận Trị nghe xong thì tỉnh ngộ không xuất gia nữa. Nhưng từ đó ông ta không còn màng đến chuyện nhân gian, tự nhiên không tha thiết gì đến phi tử, mấy tháng có khi cả năm không lâm hạnh nàng nào là chuyện hết sức bình thường. Vậy nên, dẫu tuổi xuân mơn mởn, nhan sắc như hoa như ngọc, Thạc quý phi vẫn bị hoàng đế ghẻ lạnh, tới nỗi không chịu nổi sự cô đơn lãnh lẽo chốn thâm khuê nên mà liều lĩnh “vượt rào”, tư tình với thái giám. Âu cũng là chuyện khó tránh khỏi.