Chỉ cần nhìn vào điểm này, để biết bạn có phải người tốt số không?

Đời người vốn không khổ, ta thấy khổ bởi ta còn so đo quá nhiều, tính toán và ham muốn quá nhiều mà thôi.

Nhân sinh vốn không khổ ải, chỉ là chúng ta tham vọng quá nhiều mà thôi. Đời người vốn không mỏi mệt, mà mệt mỏi đến từ sự tranh giành, so đo. Cuộc sống có phiền não, không phải bởi thứ ta đạt được quá ít, mà bắt nguồn từ việc ta tham lam quá nhiều.
Thế nên, biết đủ, biết mãn nguyện là cách duy nhất để có hạnh phúc và người biết đủ chính là người tốt số nhất!
Biết đủ chính là hạnh phúc
Hạnh phúc rốt cục là gì?
Đối với người nghèo, hạnh phúc chính là có tiền, thậm chí càng nhiều càng tốt.
Người giàu có tối ngày bận bịu thì quan niệm, rảnh rỗi mới là hạnh phúc.
Những bệnh nhân ngày ngày đối mặt với tử thần để giành giật sự sống luôn tin rằng, còn sống mới đích thị là hạnh phúc.
Với người ăn mày, hạnh phúc đơn giản chỉ là có miếng cơm ăn.
Chi can nhin vao diem nay, de biet ban co phai nguoi tot so khong?
Ảnh minh họa. 
Hay đối với những người đã mất đi cha mẹ, phụ mẫu khỏe mạnh mới là thứ hạnh phúc mà họ luôn tìm kiếm.
Chúng ta vẫn thường ngẩng đầu ngưỡng vọng và hâm mộ những người có được thứ mình không có. Kỳ thực, khi ngoảnh đầu lại, bạn sẽ phát hiện ra có không ít người cũng đang ao ước và khát khao được như bạn.
Vậy mới nói, người biết đủ, biết quý trọng thì mới có được hạnh phúc thực sự.
Biết đủ cũng là một kiểu thông minh
Phật dạy: “Người biết đủ, tuy nằm trên đất nhưng vẫn thấy an vui. Người không biết đủ, dù có ở trên thương đường cũng chẳng thấy vừa ý”.
Người biết đủ mới chính là người giàu có nhất thiên hạ. Họ vốn không cần tới quá nhiều của cải vật chất để khỏa lấp sự trống rỗng nơi trong tâm can, vì tâm hồn của họ vốn đã đủ giàu có.
Chuyện xưa kể rằng, có một vị đại sư tên Hoằng Nhất, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn nở nụ cười, đối xử với bản thân hay chúng sanh đều toát lên sự nhân từ và vui vẻ.
Một ngày kia, bạn cũ của Hoằng Nhất pháp sư đến thăm ông. Bữa cơm ngày hôm đó của họ chỉ có cơm trắng cùng dưa muối.
Nghĩ tới Hoằng Nhất trước khi xuất gia từng có một cuộc sống sang giàu, ngày ngày ăn sơn hào hải vị, người bạn cũ của ông không khỏi chua xót mà hỏi: “Chẳng lẽ ngài không chê dưa muối quá mặn hay sao?”
Hoằng Nhất đại sư mỉm cười nói: “Mặn có mùi vị của mặn”.
Cơm nước xong xuôi, Hoằng Nhất rót một cốc nước trắng, chậm rãi uống, dáng vẻ thưởng thức rất mực từ tốn.
Nhớ tới bạn mình xưa kia đều uống trà thượng hạng, người bạn cũ lại cau mày mà hỏi: “Không có lá trà sao? Nước nhạt như vây, ngài uống sao nổi?”
Hoằng Nhất cười và đáp: “Nhạt cũng có vị của nhạt”.
Nhân sinh vốn có không ít cay đắng ngọt bùi, muôn vị đều đủ. Mặn có mùi vị của mặn, nhạt có tư vị của nhạt, nghèo có cái thú của nghèo, giàu có cái hay của giàu.
Học cách biết tự mãn nguyện, vui vẻ trải nghiệm từng giây phút của cuộc sống mới có thể tự mình bước đi thật tốt trên con đường phía trước.
Mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời, nếu cứ mải mê theo đuổi quá nhiều ham muốn sẽ nhanh chóng mệt mỏi. Trong khi đó, niềm hạnh phúc đơn giản là xuất phát từ một tâm hồn biết hài lòng, còn sự vui vẻ thì đến từ một tâm hồn giàu có.
Sinh mệnh này vốn thuộc về chúng ta, không cần thiết phải cố gồng mình lên để sống cho người khác nhìn.
Vì thế, hãy nỗ lực sao cho ngày hôm nay càng vui vẻ, hạnh phúc hơn hôm qua để không uổng phí cuộc đời này, để không sống mòn, chết mòn.
Tôi tự nhận thấy mình là một người tốt số, còn bạn? bạn có thấy mình là người tốt số hay không?

Miệng nói nghiệt ngã bao nhiêu thì vận mệnh nghiệt ngã bấy nhiêu

Người xưa nói tu cái miệng là tu nửa đời người, đừng nói lời ác mà tổn hại lẫn nhau.

Mieng noi nghiet nga bao nhieu thi van menh nghiet nga bay nhieu
Lời nói độc ác sẽ làm tăng nghiệp báo. 

Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu” (nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành). Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng.

Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, bạn nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là cao minh. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói.

Một người cả một đời sẽ không ngày ngày phạm vào những việc thiếu đức, nhưng những lời nói không đúng đắn, những lời khó nghe và thiếu đức sẽ có thể được nói ra mỗi ngày. Theo thời gian tích lũy nhiều dần, phúc báo đều từ cái miệng mà chạy đi hết, cho nên, người nói chuyện mà không có khẩu đức, đời này cũng sẽ là ghập ghềnh trắc trở, rất thê lương.

Có một câu chuyện: Tại thị trấn nọ có một chàng trai trưởng thành tuổi đã hơn 30, có thể nói lớn lên cũng rất khôi ngô tuấn tú, nhưng đến nay dù chỉ một việc cũng chưa thành; muốn công ăn việc làm, việc làm không có được, muốn tạo dựng sự nghiệp, sự nghiệp lại cũng không thành. Bạn bè cùng độ tuổi với anh ta đều lập gia đình và có con cái đến trường học cả rồi, mà anh ta vẫn độc thân một mình chưa vợ chưa con gì cả, ăn mặc thì lôi thôi, lếch thếch, có lúc đến cả mấy ngày không rửa mặt, thân thể dơ bẩn nhếch nhác như dòng sông Hán. Ai nói lời tốt giúp góp ý khuyên bảo thì cũng không để tai nghe, ai nói thêm nữa thì liền chừng mi quắc mắt lớn tiếng nạt nộ lại người ta.

Anh ta đã mở một điểm buôn bán nhỏ, nhưng cũng không có tư tưởng tiến thủ, không có chí lớn, chỉ biết ăn ăn uống uống. Người ta buôn bán có đồng lời còn anh ta phải bù lỗ, đến phiên anh ta tiếp quản buôn bán ngay cả vốn cũng chưa thu trở về, mấy năm liền trả tiền gốc cộng thêm tiền lời tạo thêm gánh nặng cho những người trong gia đình, khiến họ thở không ra hơi, gia cảnh mỗi ngày càng sa sút. Đã thế, đến lúc lại còn phải mượn giấy tờ đất của họ hàng để thế chấp vay tiền lãi cao mới có thể tiếp tục mà kinh doanh. Người mẹ đã 60 tuổi cũng không cách nào giúp anh ta gỡ lại trong công việc buôn bán. Những người bạn xung quanh anh đều nhận không ra anh của khi trước đây nữa.

Thể diện bề ngoài của anh ta cũng không thua kém ai, tại sao lại không vinh quý. Sau khi quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện, anh chàng này khẩu đức rất kém, có lẽ nguyên cớ là do bản thân đã sớm tiêm nhiễm nhiều thói quen xấu trong xã hội, người ấy từ nhỏ nói chuyện đã bao to búa lớn nạt nộ la lối um xùm, không có hình dạng của một người thận trọng chín chắn, không tôn trọng trưởng bối, không tôn kính Thần Phật, uống ly rượu vào thì ăn nói càng hàm hồ bá đạo, tùy tiện nói lung tung.

Anh chàng này vì sao làm kinh doanh lại phải bù lỗ vậy? Vẫn là bởi vì không có phúc báo, có phúc báo mới có thể kiếm tiền. Phúc báo của anh ta sớm đã tổn thất đi không ít, như vậy thì làm sao mà kiếm ra tiền. Nếu mà anh ta không sớm ngộ ra rồi sửa đổi hối cải đi, thì về già tình cảnh của anh ta sẽ càng thêm thê lương.

Mieng noi nghiet nga bao nhieu thi van menh nghiet nga bay nhieu-Hinh-2
 

Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng vậy, rất nhiều phúc báo đều đã thông qua cái miệng làm tổn mất đi. Có người nói, nhưng ta chưa từng làm một việc ác nào cả. Cần biết rằng, cái miệng tạo nghiệp không hề tốt, sẽ tổn phúc báo một cách ghê gớm. Người xưa nói rằng: “Ngôn do tâm sinh”, lời từ tâm mà ra. Nếu cái miệng chỉ biết nói những lời không tốt, nói những lời thị phi và chửi rủa người khác, như thế thì tổn hại phúc báo càng nhanh.

Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế mới giữ được phúc báo lưu lại. Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng. Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.

Tâm của chúng ta phát ra lợi ích cho chúng sinh, đi quét sân, đi sắp xếp dọn dẹp vệ sinh, là kết duyên hoan hỷ với chúng sinh. Cái tâm niệm này xuất ra, đã cảm ứng năng lượng từ bi chân chính vào vũ trụ, khi đó sẽ đạt được sự gia trì của năng lượng chân chính, liền tạo thành duyên của phúc báo. Phúc báo là đã sản sinh như thế đấy.

Mieng noi nghiet nga bao nhieu thi van menh nghiet nga bay nhieu-Hinh-3
 

Tĩnh tâm trải nghiệm thiền trà tại ngôi cổ tự lâu đời nhất Quảng Bình

(Kiến Thức) - Cứ mỗi tối chủ nhật hàng tuần, chùa Hoằng Phúc, ngôi cổ tự lâu đời nhất Quảng Bình lại tổ chức thiền trà giúp mọi người thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng.

Tinh tam trai nghiem thien tra tai ngoi co tu lau doi nhat Quang Binh
 Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống mỗi con người chúng ta trở nên quá bận rộn với rất nhiều thứ phải lo toan. Điều đó khiến chúng ta phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: Trung Hiếu.